January 30, 2007

(21) Xa lộ xuyên Việt: nghĩa vụ quốc tế

Xa lộ xuyên Việt: Nghĩa vụ quân sự cho thanh niên VN hay nghĩa vụ quốc tế?
Gà Ác
(30-4-1997)

Bắc bộ phủ CSVN đã mạt sát đài VOA "vu khống" cho nhà cầm quyền CSVN bóc lột sức lao động của dân VN khi dự định bắt mỗi người dân - nam từ 18 đến 45 tuổi, nữ từ 18 đến 40 tuổi - phải góp 10 ngày công mỗi năm trong kế hoạch "xây dựng đất nước": làm đường, đào kinh ...

Sự thực thế nào? "Pháp lệnh thi hành nghĩa vụ quân sự" cho thanh niên ở VN được áp dụng ra sao?

Với một cơ chế hành chánh kiểu luật rừng, các "đầy tớ nhân dân" của CSVN tự tung tự tác đã làm nhiều cơ quan và các nhà doanh nghiệp ngoại quốc phải lắc đầu chịu thua, bỏ của chạy lấy người. Thủ tướng CSVN Võ văn Kiệt đã trả lời cho báo Công An Thành phố HCM trong một cuộc phỏng vấn cuối năm 1996, tiết lộ phần nào sự thất bại của CSVN trong việc khuyến dụ đầu tư ngoại quốc nên quay ra ý định bóc lột lao động cũng như moi tiền của dân:

 
(Hình: Nông trường tại Căm Bốt)  
 "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa vào sức mình là chủ yếu. Chúng ta cần có cơ chế để phát huy được tiềm năng về sức lao động, trí tuệ và tiền của trong nhân dân để xây dựng đất nước. Nếu chỉ trông chờ vào đầu tư, viện trợ nước ngoài một cách thụ động thì chúng ta không tự chủ được, công nghiệp hóa không mang lại kết quả cho nhân dân ta như mong muốn. Vì vậy, một mặt chúng ta phải có cơ chế để mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực vào tiến trình công nghiệp hóa, mặt khác phải huy động sức lao động của nhân dân để xây dựng hạ tầng cơ sở, trước hết là giao thông, thủy lợi ở từng địa phương đồng thời để làm các công trình lớn ở tầm quốc gia. Nông dân có tới 40% thời gian lao động nhàn, hàng triệu người, trong đó có nhiều thanh niên chưa có việc làm... Phải chủ động huy động nhân dân làm sớm các công trình này, không nên cứ ỷ lại, chờ đợi vào ngân sách, viện trợ hay đầu tư nước ngoài. Chính phủ đang chuẩn bị để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một Pháp lệnh về lao động công ích và lao động nghĩa vụ để thực hiện chủ trương này."

(20) NGÕ CỤT



Thiết Trượng 4/89
(Updated 3- 2017)
Hắn ngần ngừ mãi rồi cuối cùng cũng đưa tôi tờ tạp chí có hình bìa chụp một cô gái VN đang kẹp ở nách chiếc nón lá, kèm theo lời dặn dò:

- Sau khi bạn mình viết một bài trong này, hình như vẫn còn một chút “tự trọng”, cái liêm sỉ tối thiểu mà tớ thấy đang nhạt nhòa dần nơi một số bà con tỵ nạn mình. Do đó, bạn mình kể cũng bặt tin đã lâu, dù lão Phú Phồn đã có lời khích bác việc bạn mình lỡ “trao duyên lầm tướng cướp”... Cậu cứ đọc bài đó rồi nghĩ đến cái tâm trạng hiện nay của một số bà con ta, “hỗn mang” giữa chính và tà, lẫn lộn giữa ta với địch, chẳng phân biệt giữa xấu và tốt...

Cầm tờ báo phát hành vào dịp Giáng Sinh 1987, nghĩa là cách đây gần một năm rưỡi, tôi lật đến trang có tựa đề thật nổ và hấp dẫn “Thử thách và Thái Độ”. Nội dung cùng các sự kiện đưa ra trong bài rất rõ ràng, dứt khoát. Anh bạn chúng ta, có hỗn danh “Thiệt Cải Lương”, quả đã không phụ lòng của một số bạn đã biết anh từ hồi trên trường khi anh khẳng định điều yêu thích, say mê làm báo là một THỬ THÁCH. Chặng đường gian truân đó chả có gì gọi là mật ngọt, là vui sướng thỏa thê thích thú, là giải tỏa ẩn ức như nhiều người lầm tưởng. 

(19) NGƯỜI VIỆT và GIÁO DỤC MỸ


Nguyễn Bất Ngũ (1-1989)
Không ai phủ nhận Hoa Kỳ là một cường quốc có nền kỹ thuật khoa học vào hàng đầu trên thế giới. Nhưng tại sao vẫn có những chuyên gia về lãnh vực giáo dục, nhất là trong mấy năm gần đây đã phải lên tiếng báo động về nguy cơ đáng ngại "đang đà xuống dốc quá nhanh" của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ xuyên qua kiến thức của học sinh và sinh viên Hoa Kỳ? Nguyên nhân nào đã khiến các học sinh Hoa Kỳ thua kém (có khi xếp vào hạng gần mức giật cờ đỏ!) so với học sinh của các quốc gia khác trên thế giới trong nhiều lãnh vực: Toán, Khoa Học , Sử Ký, Địa lý...?

Liệu chúng ta thấy có đủ khả năng và ý muốn đóng góp phần nào hữu ích trong việc giúp con em mình vượt qua chướng ngại vật mà nền giáo dục Hoa Kỳ đang vướng phải? Ai trong chúng ta, với vai trò phụ huynh đã có kinh nghiệm trợ giúp con em trong những khúc mắc về giáo dục mà chúng đang trực diện? Bao nhiêu phần trăm trong tổng số những anh em trong chúng ta đã giao phó hoàn toàn việc học của con em mình cho cơ sở giáo dục các em đang thọ giáo?

Đề cập đến một lãnh vực thật bao quát, sâu rộng có những khó khăn và gay go, ảnh hưởng đến cả tương lai của một cường quốc như Hoa Kỳ, giáo dục không thôi chính nó đã là một đề tài bao la, rộng lớn đầy phức tạp. Đề tài này đòi hỏi hẳn một cơ quan có tầm vóc rộng lớn. Nhân sự chuyên môn trong ngành giáo dục phải đủ để theo dõi các diễn biến xảy ra mỗi lúc một khác nhau trong hệ thống giáo dục của mỗi tiểu bang Hoa Kỳ, công cũng như tư. Chưa kể ngân khoản dành cho việc chi phí các công trình nghiên cứu đề cập ở trên với những phần hành phải có của nó như thu thập, phân tích, tổng kết... cũng là một vấn đề không nhỏ. Đấy là đã có sự trợ giúp về mặt kỹ thuật tối tân của các ngành viễn thông, điện toán, computer... 

(18) VỤ ÁN THỊ LỘ

THIẾT TRƯỢNG (1989)

Tiếng hét của người đàn bà trong bộ quần áo xanh lục lấp lánh như được phủ bằng ngàn mảnh gương tròn ráp lại, rít lên lanh lảnh đầy căm hận, cặp mắt như thôi miên người đối diện đỏ ngầu long xòng xọc, vẫn còn như văng vẳng bên tai vị lão quan trong bộ áo đại thần đang gục đầu trên án thư. Ngọn đèn bạch lạp đã tắt tự bao giờ. Đám hầu cận đã được lệnh không được lai vãng quấy rầy khi ông bình văn, đọc sách chắc giờ này cũng đã ngủ say hết cả. Gió đêm Thu thổi lành lạnh, khiến vị đại thần vừa tỉnh giấc vội vàng lấy tay khép lại vạt áo. Đêm hình như đã khuya lắm rồi. Ánh trăng rằm vằng vặc hắt qua khung cửa sổ như một khúc lụa dài khiến khung cảnh càng thêm lạnh lẽo.

Bỗng mấy tiếng đồm độp như nước rơi vang vọng trên trang sách khiến vị đại thần hơi giật mình ngẩng vội đầu nhìn lên mái nhà. Tháng này không phải là mùa mưa, nhưng sao lại có nước nhỏ giọt. Trên cột gần nóc nhà, ông chỉ thấy bóng dáng của một con rắn khá lớn đang trườn mình gần mất hút bên hồi nhà phía bên kia. Giấc mơ vừa qua như còn làm tê liệt mọi cảm giác của vị lão quan. Ông cũng chả buồn ngồi dậy, đi tìm con rắn xem nó bò trốn chỗ nào ngoài đại sảnh. ông đang thắc mắc mấy giọt nước nhỏ trên trang sách. Chả lẽ con rắn bị thương? Máu nó vương vãi lên sách khi trườn qua chỗ án thư? Vị đại thần đã đốt được ngọn bạch lạp mới. Bây giờ ông mới ngửi phảng phất một mùi tanh tanh của máu. Trên trang cuốn sách đang đọc dở, vấy mấy giọt máu còn đỏ tươi vương đọng. Cầm sách, vẩy vết máu xuống sàn cho ráo, Nguyễn Trãi, tên vị đại thần dù trải phong sương mười năm kháng Minh, gần suốt một đời xếp đặt kỷ cương cho xã tắc, dưới ánh sáng của ngọn bạch lạp vẫn còn giữ được nét quắc thước, cương nghị. Cuốn sách quí đã bị máu thấm mất ba tờ.

Nguyễn Trãi không tiếc cuốn sách quí mà máu rắn đã làm ô uế. Ông còn bận tâm suy nghĩ đến giấc mơ kỳ lạ vừa trải qua. Vào sinh ra tử nhiều lần không dễ gì làm Nguyễn Trãi tin vào điều mộng mị. Nhưng giấc mơ vừa qua dường như mạch lạc và tiếp nối với giấc mơ mấy hôm trước, trong một buổi trưa đến thăm đám thợ đang sửa sang khu vườn mà ông dự trù là chỗ vui thú điền viên.

(17) Sớ Táo Quân


Muôn tâu Thượng Đế
Thần người dưới thế
Nhưng thuộc nhà banh
Chiến Tranh Chính Trị
Hiện dịch chính thị
Trường ngự núi cao
Quốc Gia lao đao
Nửa đường đứt gánh
Trong lòng canh cánh
Ôm mối hận lòng
Ngày ngày ngóng trông
Sao về quê cũ
Thanh thỏa hằn thù
Dẹp tan lũ thú
Dựng lại quê hương
Đang hồi tan nát

(16) Bụi Gai Tẩm Độc


Thiết Trượng (10-1988)
Nhớ hồi còn Trung Học, một trong những "sưu tập" của tôi là các câu danh ngôn, được cắt từ sách báo hoặc đã chép lại trên những mẩu giấy nhỏ cỡ bằng tờ danh thiếp. Những câu danh ngôn, mà người khác gọi là "Hoa thơm cỏ lạ" tôi có thể tìm được trong một nơi trang trọng đóng khung hay kỹ lưỡng hơn đập vào mắt người đọc bằng một kiểu chữ bay bướm. Những câu "Lời hay ý đẹp" cũng có khi khiêm nhường ẩn dấu trong một góc nhỏ hẹp của một tờ báo, cuốn sách. Có câu mà đến giờ tôi vẫn nhớ rõ ràng, nhưng thú thực ngay hiện tại tôi vẫn không rõ xuất xứ từ đâu, tác giả là ai.

Đầu thập niên 60, lớp Đệ Tam lúc Trung Học Đệ II Cấp, niên khóa mà ai cũng cho là một năm các cô cậu học trò có quyền lè phè, rộng cẳng ăn chơi, bõ cho những lúc thức khuya dậy sớm của kỳ thi Trung Học Đệ I Cấp. Nhưng cũng chính niên khóa đó, chúng tôi đã được một số giáo sư khuyến khích, khuyên bảo nên dành thì giờ tìm sách đọc thêm để mở mang kiến thức. Vị giáo sư Việt Văn, đã cho chúng tôi câu "Hãy ngắt bông hồng trong bụi gai", với lời khuyên giản dị:

(15) Lựa Voi Chọn Lừa

 
Năm 76, qua đất Mẽo được hơn một niên, tên này chứng kiến cái cảnh "chán đời" trên báo chí, Tivi, truyền đơn làm om sòm nhặng sị về vụ bầu bán Tổng Thống. Xa nhà, xa cửa, xa quê; ban ngày không cầy tối mặt thì cũng phải ôm sách đến trường dơ chân múa tay, uốn lưỡi chu môi, nói văng cả nước bọt để gọi là trau dồi cái sinh ngữ "điên khùng", nói một đằng viết một nẻo. (Xin đừng ngộ nhận là tên này "chống Mỹ" nghe. Nếu bạn nào còn nhớ, hồi xa xưa trong Đại Giảng Đường, trên ngọn đồi 4648, Giáo sư Bửu Lịch đã "chê bai" tiếng Anh - xin nhớ là tiếng Anh, chứ không phải tiếng Mỹ - tương tự như vậy).

Sở dĩ tên này đôi chút bực mình vì có lý do của nó. Thứ nhất, sự giải trí bằng truyền hình lúc chiều hôm tối rồi của mình, sau một ngày ê càng, mỏi miệng lại cứ lâu lâu bị chú voi hay cậu lừa nhẩy bổ vô phá rối. Đã bực mình thì chớ, lại còn chả hiểu cái dấu hiệu khỉ gió của hai cái đảng chính của người Cờ Hoa nó có ý nghĩa mốc khô gì đây. Hỏi dân bản xứ, xui một cái chỉ có cơ hội giao tiếp một số "cha căng chú kiết", trả lời ấm ớ hội tề, ngô chẳng ra ngô, khoai chẳng phải khoai, đâm bực mình thêm. May sao, đến trường hỏi một cô giáo da vàng mũi tẹt gốc Tầu, đâu đã ba bốn đời tại Mỹ, cho biết nguồn gốc của các con vật tượng trưng cho hai đảng bự của người Huê Kỳ.

(14) ĐỒ BẤT NHÂN và NGƯỜI MỸ LƯƠNG THIỆN

ĐẢ LÔI ĐÀI
Thiết Trượng (12-1987)

Cô đào xi-cla-ma thiên tả “chuổng cời” Jane Fonda mới vừa bị dân chúng ở thị trấn Waterbury, Connecticut dạy thêm một bài học đích đáng khi cô này cứ tưởng bở bà con Mẽo có tật đãng trí, đã quên cảnh nàng đâm lút cán sau lưng các chiến sĩ Mẽo lúc nàng ỏn ẻn tại Hànội “chửi bố” các G.I, dạy khôn các tướng lãnh Mỹ về việc dại dột đâm đầu vào xe tăng Nga sô, súng Trung cộng để chẳng ăn cái giải rút gì ở cái miền Nam VN. 

(This picture was submitted by SK. He writes: "[Here are pictures from] the American Legion Post 453..., where Jane Fonda is recognized as the members' daily target an American traitor".)
Theo bộ óc giản dị của nàng con gái da trắng nổi tiếng chỉ nhờ tài bóc áo lột quần (do tài phù thủy đạo diễn của một ông Tây: Roger Vadim) rằng thì là ở VN, dân miền Nam tự nổi dậy chống lại chính quyền, chứ con cháu Bác Hồ chả ai dại dột đi xâm lăng làm gì cho tốn của hại người. Theo nàng, các G.I nên Go Home là hay nhất !
 
(Hinh: Fonda và Vadim)

Bị bóp dế một cú đau quá, các quân nhân Mỹ chỉ biết chửi toáng lên rồi Đ.M tùm lum và anh cao bồi già Henry Fonda bị rủa là sao không bóp mũi ngay lúc mới sanh con quỷ cái nổi tiếng chỉ nhờ tài dơ Đồ cho người ta ngó, để bây giờ đỡ bị rắc rối. Nó ngỏm củ tỉ lúc còn đỏ hỏn như tục lệ các ông “con trời” trọng nam khinh nữ có phải lúc này các bác, các chú của nước Cờ Hoa đỡ đau lòng không!

(13) Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

Thiết Trượng (1987)
Từ lúc chàng tài tử đẹp trai Rock Hudson ngỏm củ tỉ vì cái bệnh quái ác Aids, bà con từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, ai nấy đều nghe quá nhiều trên báo chí, truyền thanh, truyền hình về loại vi trùng “chưa có đối thủ”. Giới Y Dược cũng điên đầu nhức óc, nhưng “bệnh quỉ” có mòi được quảng cáo tuyên truyền rùm beng thật nhiều mà “thuốc tiên” đâu chả thấy.


(Hình: Rock Hudson: Xưa và nay)
Cái lạc quan tếu của người Tây phương trong luận lý học khiến dân Đông phương đôi khi phải phì cười vì giống như đang suy tư, bỗng đâu ai đó chơi trò thọc lét. Chả là có một cuộc nghiên cứu cho biết nhờ bệnh Aids, số ly dị ở Mỹ giảm đi trông thấy. Bàn dân thiên hạ thử nghe các chuyên viên đưa “lý ro": rằng thì là... vì sợ Aids các ông bà không dám đi ngang về tắt! Vì có ai cấm được “cái lão sở khanh hoặc con mụ lăng loàn” mà ông bà đang thậm thụt, đi nơi khác dở trò... ong bướm với người khác? Ong bướm sà ẩu một chỗ mà đấng GHÊ (Gay) trang bị Aids cùng mình vừa tạt ngang thế nào mà chẳng dính. 

(12) Ăn Cướp... Đánh Trống Um Sùm

ĐẢ LÔI ĐÀI
Thiết Trượng (1987)
The picture of an actual re-education camp in Vietnam provided by the Montagnard Foundation.
Nhớ thuở xưa đời Đường vua Hy Tông bên Tàu, chàng nho sĩ tài hoa vác lều chõng đi thi bị các quan hủ nho đánh trượt Tiến sĩ, thất chí nên cơn ức nổi lên, chiêu binh mãi mã “dợt” quan quân triều đình chạy có cờ từ các tỉnh ở Hà Nam, Giang Tây, Phúc Kiến đến tận các châu Tích Đông, Kinh Lương. Thừa thắng xông lên, chàng nho sĩ xua quân tấn chiếm thành Lạc Dương, phá vỡ ải Đồng Quan. Kinh đô Tràng An bị vây hãm, vua tôi “cong đít” chạy vào đất Thục lánh nạn.

Chàng nho sĩ Hoàng Sào bèn lên ngôi vua, xưng là Tế Đế. Chàng vua Tế Đế không những chỉ “một phút huy hoàng rồi chợt tắt” mà ở ngôi cửu ngũ những tận mười niên. Nếu không bị nội phản vì thủ hạ mưu sát, lịch sử Tàu lại khác đi tí tẹo và có lẽ cụ Nguyễn Du nhà mình chẳng phải mượn lời Kiều khuyên Từ Hải:
“Làm chi để tiếng về sau,
Ngàn năm ai có khen đâu Hoàng Sào?”