THIẾT TRƯỢNG (1989)
Bỗng mấy tiếng đồm độp như nước rơi vang vọng trên trang sách khiến vị đại thần hơi giật mình ngẩng vội đầu nhìn lên mái nhà. Tháng này không phải là mùa mưa, nhưng sao lại có nước nhỏ giọt. Trên cột gần nóc nhà, ông chỉ thấy bóng dáng của một con rắn khá lớn đang trườn mình gần mất hút bên hồi nhà phía bên kia. Giấc mơ vừa qua như còn làm tê liệt mọi cảm giác của vị lão quan. Ông cũng chả buồn ngồi dậy, đi tìm con rắn xem nó bò trốn chỗ nào ngoài đại sảnh. ông đang thắc mắc mấy giọt nước nhỏ trên trang sách. Chả lẽ con rắn bị thương? Máu nó vương vãi lên sách khi trườn qua chỗ án thư? Vị đại thần đã đốt được ngọn bạch lạp mới. Bây giờ ông mới ngửi phảng phất một mùi tanh tanh của máu. Trên trang cuốn sách đang đọc dở, vấy mấy giọt máu còn đỏ tươi vương đọng. Cầm sách, vẩy vết máu xuống sàn cho ráo, Nguyễn Trãi, tên vị đại thần dù trải phong sương mười năm kháng Minh, gần suốt một đời xếp đặt kỷ cương cho xã tắc, dưới ánh sáng của ngọn bạch lạp vẫn còn giữ được nét quắc thước, cương nghị. Cuốn sách quí đã bị máu thấm mất ba tờ.
Nguyễn Trãi không tiếc cuốn sách quí mà máu rắn đã làm ô uế. Ông còn bận tâm suy nghĩ đến giấc mơ kỳ lạ vừa trải qua. Vào sinh ra tử nhiều lần không dễ gì làm Nguyễn Trãi tin vào điều mộng mị. Nhưng giấc mơ vừa qua dường như mạch lạc và tiếp nối với giấc mơ mấy hôm trước, trong một buổi trưa đến thăm đám thợ đang sửa sang khu vườn mà ông dự trù là chỗ vui thú điền viên.
Chiều tối hôm đó, Nguyễn Trãi có việc phải trở lại Chí Linh, không ngụ đêm tại Côn Sơn, nơi gia trang đang sửa chữa và quên bẵng giấc mơ ngủ trưa. Hôm nay, ba ngày sau, giấc mơ vừa trải qua với hình dạng của người đàn bà giống y như người phụ nữ đau khổ khóc than van nài cứu mạng con trưa ngày hôm trước. Người đàn bà kỳ này nét mặt thật dữ tợn, lạnh lùng, đầy sát khí. Người đàn bà trách móc ông đã không chịu tha giết mấy đứa con của bà, nên thù máu phải trả bằng máu. "Ngươi và gia đình ngươi, họ hàng ngươi phải chết để trả nợ máu này cho ta..."
Sau khi Lê Lợi phá tan xâm lăng, vua Lê Thái Tổ lên ngôi trị vì, đã nghe những lời dèm pha mà giết oan nhiều công thần. Trong đó có ông Phạm văn Xảo và Trần Nguyên Hãn (ông ngoại của Nguyễn Trãi) là hai người đã lập rất nhiều công lớn. Ngay chính Nguyễn Trãi cũng đã có phen bị hạ ngục. Sử gia Trần Trọng Kim đã than cho những người xấu số ấy như sau:
Khách quan mà nói, khi vua Lê Lợi lên ngôi, một số tướng sĩ có công lao nhiều sinh ra kiêu căng tự mãn, một số khác mê say đắm chìm trong danh vị, bổng lộc. Cộng thêm đầu óc đa nghi của nhà Vua, căn bản từ tư tưởng hủ lậu của Tống Nho, lại có sự đốc thúc dèm pha ghen tức của đám cận thần su nịnh, Nguyễn Trãi dù cố gắng đến mấy cũng cảm thấy cô đơn trong đám quan lại bất tài vô tướng và nhóm lộng thần trong triều do Lê Sát đứng đầu. Ngay từ những ngày đầu, sau khi giải thoát đất nước khỏi tay giặc Minh, về Đông Quan, ông đã liên tiếp thay vua Lê, ra chiếu căn dặn đại thần hết sức chăm lo đời sống cho dân, nhắc nhở các quan phải thường xuyên can gián vua để hạn chế tối đa các sai sót, lỡ lầm trong việc trị nước.
Bài chiếu cầu hiền của ông là một bằng chứng hùng hồn cho hoài bão "AN DÂN" của Nguyễn Trãi. Đất nước sau sự chiếm đóng và vơ vét của giặc thù, lại thêm bao năm chinh chiến, chắc chắn đỗ vỡ tang thương rất nhiều, cần sự hàn gắn trong sự tích cực hành động và thanh liêm của lớp người cai trị. Nhóm quan lại, tướng sĩ trong triều không thể nào chia xẻ với Nguyễn Trãi cái quan niệm "tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" và những việc làm xuất phát tự đáy lòng của một kẻ sĩ yêu nước, thiết tha với dân tộc, hết lòng vì hạnh phúc của muôn dân. Những lời trung trực, thiết tha phát xuất tự trái tim nhiệt tình vì dân vì nước đã không làm hài lòng những lộng thần xiểm nịnh, kiêu căng. Chúng chỉ muốn lợi dụng chức vụ hiện có và duy trì những đặc lợi mà chúng đã mua bằng cái giá của những năm kháng chiến gian lao, nằm sâu trong rừng bên khe suối. Mối xung đột nảy sinh tất có giữa đám quan lại vô sỉ và những nhân vật đầy NHÂN NGHĨA như Nguyễn Trãi mỗi ngày càng thêm trầm trọng. Có thể nói, ngay nhà Vua có thấy sai trái cũng nhắm mắt hay dung dưỡng nó để giữ yên ngôi vị đang hưởng thụ của mình.
Với hoàn cảnh thế cô, theo Sử Gia Phạm Văn Sơn:
Trước khi đi sâu vào cái án Lệ Chi viên, nơi mà Thị Lộ mang tội giết vua Lê, chúng ta thử đi tìm bản chất con người của Nguyễn Trãi như thấ nào để từ đầu đến cuối vị công thần của cả triều Hậu Lê vẫn luôn luôn có một thái độ đầy NHÂN, TRÍ, DŨNG.
Trong ỨC TRAI số 1 đã đề cập đến tiểu sử Nguyễn Trãi (Tài liệu Sưu Khảo: Nguyễn Trãi- Ức Trai Tiên Sinh, Nguyễn Chí Tường NT5 * ỨC TRAI số ra mắt, tháng 7-8-9 năm 1988,trang 9) nên chúng tôi xin miễn nhắc lại. Chỉ biết khi Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải về Tàu, lời dặn dò của cha là một trong những điều khắc trong tâm cho Nguyễn Trãi lúc đó 27 tuổi, và đã làm quan cho nhà Hồ được 7 năm. Người đời sau có làm bài thơ chứa đựng những lời nhắn nhủ của Nguyễn Phi Khanh cho Nguyễn Trãi:
Thời nhỏ, hấp thụ tinh hoa của hai giòng nội ngoại, Nguyễn Trãi đã học được cái cung cách và khí phách của kẻ sĩ. Học giỏi, làm quan ngự sử rất sớm khi 20 tuổi, Nguyễn Trãi có thể đã thấy nhiều hiện tượng đáng khinh bỉ của bọn quan lại đương thời. Sau này ông đã nhắc lại những điều đó trong các chiếu, cáo, biểu.
Dưới mắt ông, "họ Trình (tức nhà Trần, vì kiêng húy mà phải đổi) cậy mình giàu mạnh, mặc dân khốn khó, chỉ ham vui chơi, đắm đuối tửu sắc. Các việc vô ích bày ra hằng ngày: nào là đánh bạc, vây cờ, chọi gà, thả chim; nào là cá vàng nuôi chậu, chim rừng nhốt lồng. Khoe tốt tài năng nhỏ mọn, giành lấy hơn thua, quên hẳn thiên hạ lớn lao chẳng hề đoái nghĩ. Kẻ oan uổng bị khổ ở chốn câu giam, hai ba năm không được xét hỏi; Người thân sơ phải khuất ở tay nội giám, hai ba tháng mà việc chưa xong. Khanh tướng lập đảng riêng tây, triều đình thiếu người can gián. Cho đến nỗi con vua cháu chúa phải hại bởi kẻ gian thần, quyền lợi việc to đều lọt vào tay xiểm nịnh. Dân oán ghét mà không biết, lòng trời khiển trách mà chẳng kinh. Chính giáo do đó mà suy đồi, kỷ cương do đó mà rối loạn."
Còn nhà Hồ, dù đã có thời ông hành xử chức vụ của triều đại này, cũng chẳng khá gì hơn "Họ Hồ dùng gian trí để cướp lấy nước, lại lấy lòng gian trí để hiếp lòng dân. Lệnh 'bảo sao' ban bố mà mọi người oán nỗi thương sinh, việc di dân thi hành mà mọi người kêu bề thất sở. Gia dĩ, thuế má phiền, giao dịch nặng, luật pháp ngặt, hình phạt nghiêm. Yêu người gần, vị tình riêng. Họ hàng thì người thấp cũng tôn quí, tiểu nhân mà người của mình cũng cứ tin dùng. Nhân mừng mà thưởng khen, nhân giận mà phạt giết. Người trung trực phải khóa miệng, kẻ lương thiện thì ngậm oán."
Đến giai đoạn quân Minh cướp nước, trong tâm khảm của Nguyễn Trãi đã chĩu nặng mối thù cha và nhục nhằn nước mất trong tay giặc. Có dạo ông đã lánh về Côn Sơn ẩn giặc. Cái thời gian phiêu bồng tìm minh chúa,chắc hẳn Nguyễn Trãi đã từng thao thức, ôm ấp hoài vọng cái ngày thực hiện cái hoài bão cứu nước độ dân của mình. Kế sách Bình Ngô chắc chắn phải được thai nghén và thành hình trong giai đoạn trước khi Lê Lợi gặp được Nguyễn Trãi.
Sự góp mặt của Nguyễn Trãi vào đạo quân Lam Sơn quả là một sự dụng TRÍ chính xác của người mưu sĩ này. Vì ngoài phong trào kháng chiến dấy lên tại Lam Sơn, trong khoảng thời gian 1418 đến 1420, còn nhiều cuộc khởi nghĩa khác cũng bùng nổ, có phong trào đã kéo dài từ mấy năm trước đó khá lâu. Đáng kể nhất là cuộc dấy binh của đội quân theo giặc Minh đồn trú ở Nghệ An. Loạn quân chiếm được Nha Nghi rồi tỏa ra các huyện quanh đó và thành Nghệ an. Giặc Minh chưa dẹp xong được nhóm này thì nhóm khác các huyện quanh đấy cũng vùng lên gây rối loạn. Tại Thanh Hóa, ngoài nhóm Lam Sơn hoạt động mạnh ở Lỗi giang thì tại Nga Lạc cũng có một nhóm khác nổi lên. Về phía Bắc thành Đông Quan cũng đương bị các phong trào nghĩa quân uy hiếp. Tại Thái Nguyên, Tuyên Quang, nghĩa quân Áo Đỏ mở rộng hoạt động xuống tận địa bàn vùng núi Thanh Nghệ để tiếp sức cho phong trào binh biến tại Nghệ An. Tại Lạng Sơn, Hà Đông, Hải Phòng và các địa phương khác ở Trung Châu sông Hồng, nghĩa quân nổi dậy khắp nơi. Trong đó quan trọng hơn cả phải kể nhóm của nhà sư Phạm Ngọc ở Đồ Sơn, và phong trào nổi dậy của Lê Ngã bùng dậy rộng rãi ở vùng sông Hồng. Cả hai phong trào có đến hàng vạn nghĩa quân tham gia, vùng địa bàn hoạt động rất rộng. Ngay như Lê Ngã còn lập được hẳn một triều đình có vua quan, có tiền đúc riêng.
Đến cuối năm 1421, khi giặc Minh đã diệt được các phong trào khác thì nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh, trở thành một mối đe dọa cho chúng. Chính trong thời gian này, Nguyễn Trãi đã đến Lỗi Giang, hiến kế sách Bình Ngô. Nguyễn Trãi sau đó nhanh chóng trở thành một nhân vật trong hàng ngũ lãnh đạo. Mưu thần của Nguyễn Trãi sử sách đã ghi lại nhiều trong thời gian chiến đấu với giặc Minh. Khi trận chiến đến gần hồi kết thúc, nhất là sau giai đoạn Đặng Hiếu Lộc dẫn Thôi Tụ, Hoàng Phúc và một số lớn tù binh cùng quả ấn song hổ và cờ kiếm, sổ sách đưa vào thành Đông Quan; Vương Thông, Sơn Thọ cử phái viên đến đại bản doanh Bình Định Vương xin hàng và xin mở đường cho chúng lui binh về nước.
Theo sử gia Phạm Văn Sơn:
Chính những điểm hoàn toàn mâu thuẫn, đối nghịch của ông đã là một điều trái tai gai mắt đối với bọn quyền thần thối nát, a dua xu nịnh trong triều. Họ chỉ chờ có dịp là nhổ cái gai Nguyễn Trãi trước mắt.
Một cơ hội đã đến với họ. Khi Vua Thái Tông về Chí Linh, Nguyễn Trãi đón rước xa giá về Côn Sơn. Ngày mồng 4 tháng 8, ngự đạo về đến huyện Gia Định (nay là Gia Bình, thuộc tỉnh Bắc Ninh) gặp trời tối phải nghỉ lại Lệ Chi viên (làng Đại Lại) là một trại trồng vải, xưa kia là chốn ly cung của các triều Lý, Trần.
Bọn tiểu nhân coi đây là một dịp tốt để rửa hờn báo oán. Nguyễn Trãi và Thị Lộ bị bắt giam liền.
Còn truyện RẮN BÁO OÁN, thiển nghĩ, bọn gian thần sau khi xử án tru di tam tộc Nguyễn Trãi đã bị dân chúng nguyền rủa kết án nên có thể sai người tạo dựng chuyện Thị Lộ do rắn đầu thai, để dân chúng đỡ oán trách vua quan nhà Hậu Lê thời bấy giờ đã giết bầy tôi trung.
Tiếng hét của người đàn bà trong bộ quần áo xanh lục lấp lánh như được phủ bằng ngàn mảnh gương tròn ráp lại, rít lên lanh lảnh đầy căm hận, cặp mắt như thôi miên người đối diện đỏ ngầu long xòng xọc, vẫn còn như văng vẳng bên tai vị lão quan trong bộ áo đại thần đang gục đầu trên án thư. Ngọn đèn bạch lạp đã tắt tự bao giờ. Đám hầu cận đã được lệnh không được lai vãng quấy rầy khi ông bình văn, đọc sách chắc giờ này cũng đã ngủ say hết cả. Gió đêm Thu thổi lành lạnh, khiến vị đại thần vừa tỉnh giấc vội vàng lấy tay khép lại vạt áo. Đêm hình như đã khuya lắm rồi. Ánh trăng rằm vằng vặc hắt qua khung cửa sổ như một khúc lụa dài khiến khung cảnh càng thêm lạnh lẽo.
Bỗng mấy tiếng đồm độp như nước rơi vang vọng trên trang sách khiến vị đại thần hơi giật mình ngẩng vội đầu nhìn lên mái nhà. Tháng này không phải là mùa mưa, nhưng sao lại có nước nhỏ giọt. Trên cột gần nóc nhà, ông chỉ thấy bóng dáng của một con rắn khá lớn đang trườn mình gần mất hút bên hồi nhà phía bên kia. Giấc mơ vừa qua như còn làm tê liệt mọi cảm giác của vị lão quan. Ông cũng chả buồn ngồi dậy, đi tìm con rắn xem nó bò trốn chỗ nào ngoài đại sảnh. ông đang thắc mắc mấy giọt nước nhỏ trên trang sách. Chả lẽ con rắn bị thương? Máu nó vương vãi lên sách khi trườn qua chỗ án thư? Vị đại thần đã đốt được ngọn bạch lạp mới. Bây giờ ông mới ngửi phảng phất một mùi tanh tanh của máu. Trên trang cuốn sách đang đọc dở, vấy mấy giọt máu còn đỏ tươi vương đọng. Cầm sách, vẩy vết máu xuống sàn cho ráo, Nguyễn Trãi, tên vị đại thần dù trải phong sương mười năm kháng Minh, gần suốt một đời xếp đặt kỷ cương cho xã tắc, dưới ánh sáng của ngọn bạch lạp vẫn còn giữ được nét quắc thước, cương nghị. Cuốn sách quí đã bị máu thấm mất ba tờ.
Nguyễn Trãi không tiếc cuốn sách quí mà máu rắn đã làm ô uế. Ông còn bận tâm suy nghĩ đến giấc mơ kỳ lạ vừa trải qua. Vào sinh ra tử nhiều lần không dễ gì làm Nguyễn Trãi tin vào điều mộng mị. Nhưng giấc mơ vừa qua dường như mạch lạc và tiếp nối với giấc mơ mấy hôm trước, trong một buổi trưa đến thăm đám thợ đang sửa sang khu vườn mà ông dự trù là chỗ vui thú điền viên.
Trưa hôm đó, đang thiu thiu ngủ cũng trong thư phòng này, ông đã gặp đúng vóc dáng người đàn bà này đến sụp lạy, khóc lóc thảm thiết xin ông đừng ra lệnh gia nhân phá hủy ngôi nhà mà bầy trẻ dại đang cần tạm trú. Nguyễn Trãi giựt mình tỉnh giấc, nghĩ điềm trong giấc mơ cũng lấy làm lạ, bèn bước ra khuê viên, nơi đám gia nhân chặt phá, khai quang một bụi rậm um tùm theo lệnh của ông. Lúc tới chỗ góc vườn, cây cối còn bừa bãi, đám đông gia nhân đang ồn ào, la lối. Hỏi ra, đám gia nhân đang lo săn rượt để giết một con rắn lục thật lớn mà giờ này có lẽ nó đã chạy thoát. Họ trình lên ông, ngoài con rắn mẹ bị thương chạy được, họ đã đã giết được cả bày rắn con, xác còn nằm la liệt chung quanh ổ. Ông chỉ cho lệnh tiếp tục làm việc và dặn dò cẩn thận kẻo bị rắn độc khác quanh đấy cắn.
Chiều tối hôm đó, Nguyễn Trãi có việc phải trở lại Chí Linh, không ngụ đêm tại Côn Sơn, nơi gia trang đang sửa chữa và quên bẵng giấc mơ ngủ trưa. Hôm nay, ba ngày sau, giấc mơ vừa trải qua với hình dạng của người đàn bà giống y như người phụ nữ đau khổ khóc than van nài cứu mạng con trưa ngày hôm trước. Người đàn bà kỳ này nét mặt thật dữ tợn, lạnh lùng, đầy sát khí. Người đàn bà trách móc ông đã không chịu tha giết mấy đứa con của bà, nên thù máu phải trả bằng máu. "Ngươi và gia đình ngươi, họ hàng ngươi phải chết để trả nợ máu này cho ta..."
oOo
Truyện dân gian đã đồn đại câu chuyện RẮN BÁO OÁN ứng cho điềm NGUYỄN TRÃI bị nạn tru di tam tộc. Thị Lộ, tài sắc song toàn đến nỗi Vua Thái Tông mê mẩn, cướp ngay cô thiếp của vị khai quốc công thần, theo truyện trên là do con rắn mẹ hiện thành để báo thù Nguyễn Trãi.
Trước khi phân tích việc Nguyễn Trãi bị nạn, nhiều sử gia đã phân tích các dữ kiện đưa đẩy đến việc giết vị công thần nhà Lê này.
Sau khi Lê Lợi phá tan xâm lăng, vua Lê Thái Tổ lên ngôi trị vì, đã nghe những lời dèm pha mà giết oan nhiều công thần. Trong đó có ông Phạm văn Xảo và Trần Nguyên Hãn (ông ngoại của Nguyễn Trãi) là hai người đã lập rất nhiều công lớn. Ngay chính Nguyễn Trãi cũng đã có phen bị hạ ngục. Sử gia Trần Trọng Kim đã than cho những người xấu số ấy như sau:
"Nghĩ mà buồn thay cho mấy người công thần đời xưa chỉ lầm vì hai chữ công danh (!) mà đem tấm lòng son sắt đi phù tá quân vương trong lúc nguy nan, mong được chút hiển vinh để cho thỏa cái chí trượng phu ở đời (!), ngờ đâu chim bay đã hết, cung tốt cất đi, thỏ lanh chết rồi, chó săn phải giết; đến khi công việc xong rồi thì không những là một thân mình cũng không được trọn vẹn mà cả họ hàng thường cũng vạ lây. Thế mới biết Trương Tử Phòng nhà Hán là người kiến cơ hơn cả !" (1)
Khách quan mà nói, khi vua Lê Lợi lên ngôi, một số tướng sĩ có công lao nhiều sinh ra kiêu căng tự mãn, một số khác mê say đắm chìm trong danh vị, bổng lộc. Cộng thêm đầu óc đa nghi của nhà Vua, căn bản từ tư tưởng hủ lậu của Tống Nho, lại có sự đốc thúc dèm pha ghen tức của đám cận thần su nịnh, Nguyễn Trãi dù cố gắng đến mấy cũng cảm thấy cô đơn trong đám quan lại bất tài vô tướng và nhóm lộng thần trong triều do Lê Sát đứng đầu. Ngay từ những ngày đầu, sau khi giải thoát đất nước khỏi tay giặc Minh, về Đông Quan, ông đã liên tiếp thay vua Lê, ra chiếu căn dặn đại thần hết sức chăm lo đời sống cho dân, nhắc nhở các quan phải thường xuyên can gián vua để hạn chế tối đa các sai sót, lỡ lầm trong việc trị nước.
Bài chiếu cầu hiền của ông là một bằng chứng hùng hồn cho hoài bão "AN DÂN" của Nguyễn Trãi. Đất nước sau sự chiếm đóng và vơ vét của giặc thù, lại thêm bao năm chinh chiến, chắc chắn đỗ vỡ tang thương rất nhiều, cần sự hàn gắn trong sự tích cực hành động và thanh liêm của lớp người cai trị. Nhóm quan lại, tướng sĩ trong triều không thể nào chia xẻ với Nguyễn Trãi cái quan niệm "tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" và những việc làm xuất phát tự đáy lòng của một kẻ sĩ yêu nước, thiết tha với dân tộc, hết lòng vì hạnh phúc của muôn dân. Những lời trung trực, thiết tha phát xuất tự trái tim nhiệt tình vì dân vì nước đã không làm hài lòng những lộng thần xiểm nịnh, kiêu căng. Chúng chỉ muốn lợi dụng chức vụ hiện có và duy trì những đặc lợi mà chúng đã mua bằng cái giá của những năm kháng chiến gian lao, nằm sâu trong rừng bên khe suối. Mối xung đột nảy sinh tất có giữa đám quan lại vô sỉ và những nhân vật đầy NHÂN NGHĨA như Nguyễn Trãi mỗi ngày càng thêm trầm trọng. Có thể nói, ngay nhà Vua có thấy sai trái cũng nhắm mắt hay dung dưỡng nó để giữ yên ngôi vị đang hưởng thụ của mình.
Với hoàn cảnh thế cô, theo Sử Gia Phạm Văn Sơn:
" Nguyễn Trãi một thời đã cáo quan về trí sĩ ở đấy (Côn Sơn), bởi nhìn thấy trong triều thưa vắng người trung chính, bè đảng của quyền thần Lê Sát ngồi đầy, vả thù nhà nhục nước đã trả xong, nên ông xin về để tránh những tai vạ bất ưng có thể vương vào mình. Về Côn Sơn, ông lấy gió trăng, thơ văn, sách vở làm bạn quên lãng sự đời, nhưng chẳng bao lâu lại bị vua Thái Tông vời ra trao cho chức KIM TỬ VINH LỘC ĐẠI PHU, NHẬP NỘI HÀNH KHIỂN, MÔN HẠ TỈNH, GIÁN NGHỊ ĐẠI PHU, HÀN LÂM VIỆN THỪA CHỈ HỌC SĨ,coi việc tam quân và kiêm việc quân dân bạ tịch, từ tụng ở hai đạo Tây Bắc, ông lại phải về triều cung chức, cũng hy vọng mang cái sở học đền đáp ơn trên và phụng sự dân tộc."
Trước khi đi sâu vào cái án Lệ Chi viên, nơi mà Thị Lộ mang tội giết vua Lê, chúng ta thử đi tìm bản chất con người của Nguyễn Trãi như thấ nào để từ đầu đến cuối vị công thần của cả triều Hậu Lê vẫn luôn luôn có một thái độ đầy NHÂN, TRÍ, DŨNG.
Trong ỨC TRAI số 1 đã đề cập đến tiểu sử Nguyễn Trãi (Tài liệu Sưu Khảo: Nguyễn Trãi- Ức Trai Tiên Sinh, Nguyễn Chí Tường NT5 * ỨC TRAI số ra mắt, tháng 7-8-9 năm 1988,trang 9) nên chúng tôi xin miễn nhắc lại. Chỉ biết khi Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải về Tàu, lời dặn dò của cha là một trong những điều khắc trong tâm cho Nguyễn Trãi lúc đó 27 tuổi, và đã làm quan cho nhà Hồ được 7 năm. Người đời sau có làm bài thơ chứa đựng những lời nhắn nhủ của Nguyễn Phi Khanh cho Nguyễn Trãi:
Ải Nam Quan đã chìm trong bóng xế
Con quay về, đừng quyến luyến làm chi
Còn nợ nước thù nhà, bao mối hệ
Con vì cha gạt lệ buổi phân ly
Cha thông cảm bao nỗi niềm tê tái
Tình thương cha, con dâng lại non sông
Ghi tâm khảm cảnh cha già đày ải
Con nguyện lòng nhớ mãi hận thờ chung
Hãy coi nhẹ gia đình, lo đại cuộc
Mài gươm thiêng tận diệt lũ quân Minh !
Cha dầu thác cách xa trời cố quốc
Hồn theo con cho tới lúc thanh bình...........
Con quay về, đừng quyến luyến làm chi
Còn nợ nước thù nhà, bao mối hệ
Con vì cha gạt lệ buổi phân ly
Cha thông cảm bao nỗi niềm tê tái
Tình thương cha, con dâng lại non sông
Ghi tâm khảm cảnh cha già đày ải
Con nguyện lòng nhớ mãi hận thờ chung
Hãy coi nhẹ gia đình, lo đại cuộc
Mài gươm thiêng tận diệt lũ quân Minh !
Cha dầu thác cách xa trời cố quốc
Hồn theo con cho tới lúc thanh bình...........
Thời nhỏ, hấp thụ tinh hoa của hai giòng nội ngoại, Nguyễn Trãi đã học được cái cung cách và khí phách của kẻ sĩ. Học giỏi, làm quan ngự sử rất sớm khi 20 tuổi, Nguyễn Trãi có thể đã thấy nhiều hiện tượng đáng khinh bỉ của bọn quan lại đương thời. Sau này ông đã nhắc lại những điều đó trong các chiếu, cáo, biểu.
Dưới mắt ông, "họ Trình (tức nhà Trần, vì kiêng húy mà phải đổi) cậy mình giàu mạnh, mặc dân khốn khó, chỉ ham vui chơi, đắm đuối tửu sắc. Các việc vô ích bày ra hằng ngày: nào là đánh bạc, vây cờ, chọi gà, thả chim; nào là cá vàng nuôi chậu, chim rừng nhốt lồng. Khoe tốt tài năng nhỏ mọn, giành lấy hơn thua, quên hẳn thiên hạ lớn lao chẳng hề đoái nghĩ. Kẻ oan uổng bị khổ ở chốn câu giam, hai ba năm không được xét hỏi; Người thân sơ phải khuất ở tay nội giám, hai ba tháng mà việc chưa xong. Khanh tướng lập đảng riêng tây, triều đình thiếu người can gián. Cho đến nỗi con vua cháu chúa phải hại bởi kẻ gian thần, quyền lợi việc to đều lọt vào tay xiểm nịnh. Dân oán ghét mà không biết, lòng trời khiển trách mà chẳng kinh. Chính giáo do đó mà suy đồi, kỷ cương do đó mà rối loạn."
Còn nhà Hồ, dù đã có thời ông hành xử chức vụ của triều đại này, cũng chẳng khá gì hơn "Họ Hồ dùng gian trí để cướp lấy nước, lại lấy lòng gian trí để hiếp lòng dân. Lệnh 'bảo sao' ban bố mà mọi người oán nỗi thương sinh, việc di dân thi hành mà mọi người kêu bề thất sở. Gia dĩ, thuế má phiền, giao dịch nặng, luật pháp ngặt, hình phạt nghiêm. Yêu người gần, vị tình riêng. Họ hàng thì người thấp cũng tôn quí, tiểu nhân mà người của mình cũng cứ tin dùng. Nhân mừng mà thưởng khen, nhân giận mà phạt giết. Người trung trực phải khóa miệng, kẻ lương thiện thì ngậm oán."
Đến giai đoạn quân Minh cướp nước, trong tâm khảm của Nguyễn Trãi đã chĩu nặng mối thù cha và nhục nhằn nước mất trong tay giặc. Có dạo ông đã lánh về Côn Sơn ẩn giặc. Cái thời gian phiêu bồng tìm minh chúa,chắc hẳn Nguyễn Trãi đã từng thao thức, ôm ấp hoài vọng cái ngày thực hiện cái hoài bão cứu nước độ dân của mình. Kế sách Bình Ngô chắc chắn phải được thai nghén và thành hình trong giai đoạn trước khi Lê Lợi gặp được Nguyễn Trãi.
"Quên ăn vì giận, thường nghiền ngẫm những sách lược thao
Lấy xưa nghiệm nay xét suy mọi cơ hưng phế
Chí phục thù, thức ngủ chẳng quên..."
Lấy xưa nghiệm nay xét suy mọi cơ hưng phế
Chí phục thù, thức ngủ chẳng quên..."
Sự góp mặt của Nguyễn Trãi vào đạo quân Lam Sơn quả là một sự dụng TRÍ chính xác của người mưu sĩ này. Vì ngoài phong trào kháng chiến dấy lên tại Lam Sơn, trong khoảng thời gian 1418 đến 1420, còn nhiều cuộc khởi nghĩa khác cũng bùng nổ, có phong trào đã kéo dài từ mấy năm trước đó khá lâu. Đáng kể nhất là cuộc dấy binh của đội quân theo giặc Minh đồn trú ở Nghệ An. Loạn quân chiếm được Nha Nghi rồi tỏa ra các huyện quanh đó và thành Nghệ an. Giặc Minh chưa dẹp xong được nhóm này thì nhóm khác các huyện quanh đấy cũng vùng lên gây rối loạn. Tại Thanh Hóa, ngoài nhóm Lam Sơn hoạt động mạnh ở Lỗi giang thì tại Nga Lạc cũng có một nhóm khác nổi lên. Về phía Bắc thành Đông Quan cũng đương bị các phong trào nghĩa quân uy hiếp. Tại Thái Nguyên, Tuyên Quang, nghĩa quân Áo Đỏ mở rộng hoạt động xuống tận địa bàn vùng núi Thanh Nghệ để tiếp sức cho phong trào binh biến tại Nghệ An. Tại Lạng Sơn, Hà Đông, Hải Phòng và các địa phương khác ở Trung Châu sông Hồng, nghĩa quân nổi dậy khắp nơi. Trong đó quan trọng hơn cả phải kể nhóm của nhà sư Phạm Ngọc ở Đồ Sơn, và phong trào nổi dậy của Lê Ngã bùng dậy rộng rãi ở vùng sông Hồng. Cả hai phong trào có đến hàng vạn nghĩa quân tham gia, vùng địa bàn hoạt động rất rộng. Ngay như Lê Ngã còn lập được hẳn một triều đình có vua quan, có tiền đúc riêng.
Đến cuối năm 1421, khi giặc Minh đã diệt được các phong trào khác thì nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh, trở thành một mối đe dọa cho chúng. Chính trong thời gian này, Nguyễn Trãi đã đến Lỗi Giang, hiến kế sách Bình Ngô. Nguyễn Trãi sau đó nhanh chóng trở thành một nhân vật trong hàng ngũ lãnh đạo. Mưu thần của Nguyễn Trãi sử sách đã ghi lại nhiều trong thời gian chiến đấu với giặc Minh. Khi trận chiến đến gần hồi kết thúc, nhất là sau giai đoạn Đặng Hiếu Lộc dẫn Thôi Tụ, Hoàng Phúc và một số lớn tù binh cùng quả ấn song hổ và cờ kiếm, sổ sách đưa vào thành Đông Quan; Vương Thông, Sơn Thọ cử phái viên đến đại bản doanh Bình Định Vương xin hàng và xin mở đường cho chúng lui binh về nước.
Theo sử gia Phạm Văn Sơn:
" Tướng sĩ và nhân dân tỏ ý không tán thành cuộc hòa giải vì lòng người còn căm giận sự tàn bạo trước đây của giặc Minh. Dư luận còn đang phân vân, Nguyễn Trãi bàn:
- Giặc Minh tàn bạo nhân dịp này giết hết chúng đi là phải, nhưng phải nghĩ nước mình nhỏ, nước chúng lớn gấp mấy chục lần thì xung đột với chúng chỉ là sự bất đắc dĩ. Nếu mối thù ngày một thêm sâu, giặc mất thể diện lại kéo binh sang nữa thì cuộc chiến đến bao giờ mới dứt được. Sao bằng chấp thuận cuộc hòa hiếu để tạo phúc sinh linh cho hai nước. Thả Vương Thông và đồng bọn về, hẳn chúng không còn lòng nào trở sang nữa. Xem như bài biểu dấu trong thỏi sáp của y gửi về Minh Triều có câu: 'Xin thôi đừng vì miếng đất hẻo lánh một phương mà làm nhọc nhằn quân lính đi xa muôn dặm. Bây giờ muốn đánh lại phải huy động đại quân như buổi ra đi, đại tướng phải sáu bảy người vào hạng Trương Phụ. Nhưng dù lấy lại được thì sự giữ sau này cũng vẫn khó lòng...'
Vương gật đầu khen phải, nói:
'Phục thù báo oán là cái thường tình của mọi người, nhưng bản tâm người NHÂN không muốn có việc giết người bao giờ.' "
oOo
oOo
Chúng ta đã thấy con người Nguyễn Trãi ra sức cống hiến trí tuệ của mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước thoát khỏi tay ngoại bang. Cống hiến to lớn của ông trong cương vị một chiến lược gia, vận dụng sức mạnh của chiến tranh chính trị, điều mà ông gọi là "mưu phạt nhi tâm công" (mưu việc đánh vào lòng người). Mua được lòng người là thực hiện một cuộc chiến tranh tiết kiệm, nhất là thể hiện tư tưởng nhân ái, kết quả thu hoạch sẽ không kém chiến tranh khí giới. Dù thù nhà nhục nước đã xong và đã xin về ẩn cư trước cảnh lộng quyền của bọn quan liêu thối nát, nhưng khi vua Thaí Tông cho vời ra giúp, ông vẫn mạnh dạn chống gậy ra giúp nước. Trong thơ của ông có nói nhiều đến trung hiếu, và thâm tâm Nguyễn Trãi có lẽ ông vẫn muốn làm một bề tôi trung, nhưng con người của ông không mê muội vì trung mà nhắm mắt xuôi tay trước cái xấu.
Chính những điểm hoàn toàn mâu thuẫn, đối nghịch của ông đã là một điều trái tai gai mắt đối với bọn quyền thần thối nát, a dua xu nịnh trong triều. Họ chỉ chờ có dịp là nhổ cái gai Nguyễn Trãi trước mắt.
Một cơ hội đã đến với họ. Khi Vua Thái Tông về Chí Linh, Nguyễn Trãi đón rước xa giá về Côn Sơn. Ngày mồng 4 tháng 8, ngự đạo về đến huyện Gia Định (nay là Gia Bình, thuộc tỉnh Bắc Ninh) gặp trời tối phải nghỉ lại Lệ Chi viên (làng Đại Lại) là một trại trồng vải, xưa kia là chốn ly cung của các triều Lý, Trần.
"Đêm hôm ấy, nhành hoa thược dược được thấm nhuần cơn thụy vũ, rồi rạng ngày mồng 5, Thị Lộ trong màn ngự nhảy ra kêu thất thanh. “
Vua Thái Tông lạnh dần. Ngự y dùng đủ mọi phương để cứu mà vẫn vô hiệu. Nửa đêm mồng 6, xa giá về đến kinh sư mới khua chuông báo cho thần dân biết hung tín, ai nấy đều hết sức xôn xao. Sự thật Vua Thái Tông mất chỉ vì trải một đêm tửu sắc quá độ rồi cảm nhiễm sương gió.
Cái chết đột ngột của ông vua 20 tuổi, không ốm, không đau trong tay một người đàn bà, và người đàn bà đó là thiếp yêu của một vị trọng thần, quả là một điều đáng nghi ngờ." (Việt Sử Toàn Thư, Phạm văn Sơn)
Bọn tiểu nhân coi đây là một dịp tốt để rửa hờn báo oán. Nguyễn Trãi và Thị Lộ bị bắt giam liền.
Ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất đã ghi cái chết của một đại công thần, anh hùng dân tộc, bi thảm và bất công hơn cả cái án Hàn Tín Bành Việt đời Hán Cao Tổ.
Còn truyện RẮN BÁO OÁN, thiển nghĩ, bọn gian thần sau khi xử án tru di tam tộc Nguyễn Trãi đã bị dân chúng nguyền rủa kết án nên có thể sai người tạo dựng chuyện Thị Lộ do rắn đầu thai, để dân chúng đỡ oán trách vua quan nhà Hậu Lê thời bấy giờ đã giết bầy tôi trung.
THIẾT TRƯỢNG (NT1)
Ức Trai số 3 - Nội san Hội Ái Hữu Cựu SVSQ ĐH/CTCT Đà Lạt
Xuân Kỷ Tỵ 1-1989
Notes:
(1) Trương Tử Phòng tưc Trương Luơng.Các công thần nhà Hán giúp Lưu Bang như Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố lần lượt bị Lưu Bang trừ khử, duy có Trương Lương học theo Phạm Lãi, chỉ xin được chức hầu (không làm vương).
(1) Trương Tử Phòng tưc Trương Luơng.Các công thần nhà Hán giúp Lưu Bang như Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố lần lượt bị Lưu Bang trừ khử, duy có Trương Lương học theo Phạm Lãi, chỉ xin được chức hầu (không làm vương).
Trương Lương nói với Lưu Bang:
Gia đình tôi đời đời làm tướng quốc nước Hàn. Đến khi Hàn mất, tôi chẳng tiếc số tiền vạn lạng vàng, đối phó với nước Tần mạnh, để báo thù cho nước Hàn, làm cho thiên hạ đều rung động. Nay tôi lấy ba tấc lưỡi mà làm thầy bậc đế vương, được phong vạn hộ, ở ngôi chư hầu, kẻ áo vải được thế là tột bậc, đối với Lương thế là đủ rồi. Vậy xin bỏ việc nhân gian, chỉ muốn đi ngao du với Xích Tùng Tử[2] mà thôi.
(2) Xích Tùng Tử nghe đồn là một vị tiên
No comments:
Post a Comment