Showing posts with label Trang Chiến Hữu: Lính Nghĩ Gì. Show all posts
Showing posts with label Trang Chiến Hữu: Lính Nghĩ Gì. Show all posts

March 8, 2013

Bảo Mật

Bài mới tìm thấy 8 March 2013 (Viễn Đông, số 1626, ngày 28 tháng 01 năm 2002. Nếu cần sẽ được typeset lại)



March 18, 2007

(61a) ĐÁNH NHAU THỜI ĐẠI MỚI

Thiết Trượng (8-8-2002)

Sau cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, kinh tế Hoa Kỳ bị chấn thương mạnh. Thị trường chứng khoán tuột dốc thê thảm, kéo theo hàng chuỗi dài báo cáo thất vọng, tiêu cực của các công ty "còn sống sót" từ to đến nhỏ. Ông già Alan Greenspan của Ngân hàng Dự trữ Liên Bang Mỹ, trước đây "phán" về kinh tế thị trường được "bốc thơm" là tiếng nói đầy uy quyền hơn cả Tổng thống Mỹ, hiện giờ có xuất hiện nói năng gì, cũng chỉ được người đời ngắm nhìn như một "con bò già" nhai lại những điều cũ rích, lỗi thời. Chính vì vậy, đã có lúc với lời tuyên bố lạc quan của ông, thị trường chứng khoán thường phải đi lên để giúp nền kinh tế được sáng sủa, thì kết quả lại đảo ngược "tối mò mò" khiến dân đầu tư mặt mũi cứ nghệt dài hơn.
 
Trong khi đó, hầu hết kinh tế mọi quốc gia trên thế giới đều bò lê, bò càng theo sự tuột dốc về kinh tế của Hoa Kỳ. Chỉ riêng Trung Cộng có lợi nhuận là nhờ bao lâu nay tư bản các nước trên thế giới, kể cả Đài Loan, đều nhảy bổ vào Hoa Lục đầu tư lập xưởng sản xuất vì nhân công quá rẻ của khối đông hơn tỷ người.

March 11, 2007

(61) Quốc hận... Quốc nhục !

Thiết Trượng (7-2002)

Khi Cộng sản chưa chiếm được miền Nam VN, ngày 20 tháng 7 hằng năm được coi là ngày "Quốc hận", một nhắc nhở cho mọi người về ngày chia đôi đất nước. Từ ngữ này sau 1975 được một số tổ chức ở quốc ngoại đặt lại cho ngày 30 tháng 4 để nhớ đến một ngày đau thương, uất hận khi cả đất nước lọt vào tay Cộng sản.

Đã nhiều lần người ta cứ dùng một cách dễ dãi trong câu nói, lời văn là nước đã mất vào tay CS. Nghiêm chỉnh mà nói, "nước" chúng ta chưa mất, VN vẫn còn đó. Chỉ có điều là nước ta đang chịu sự thống trị của chế độ CS chuyên chính. Chúng ta chỉ thực sự mất đất, mất biển khi sự kiện phơi bày tỏ lộ là nhà cầm quyền Hà Nội mới đây đã ký kết các văn kiện dâng đất, hiến biển cho Trung Cộng. Chúng ta cũng mất cả Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Hồ chí Minh còn sống vì chính Thủ tướng CS là Phạm văn Đồng đã ký tên vào văn bản năm 1958 (Phóng ảnh bên dưới). Nếu miền Nam vẫn tồn tại, văn kiện trên của Phạm văn Đồng coi như vô hiệu lực vì đất nước VN vẫn còn qua phân và miền Nam không chấp nhận điều này.

March 10, 2007

(60) Nỗi buồn hoa phượng

Thiết Trượng (7-2002)

Hè về, nhất là lại nghe bản nhạc có đoạn khúc : "Mỗi năm đến hè, lòng man mác buồn...", trong giọng hát "chưa chịu già" của nữ ca sĩ Thanh Tuyền, như gợi nhớ nỗi đắng cay cho nhiều người về chiến sự mùa hè đỏ lửa 1972. Bình Long anh dũng, Kontum kiêu hùng, Trị Thiên vùng dậy... là những từ ngữ sử dụng trong thời điểm sôi đọng đó và được nhắc nhở mãi về sau này.

Chúng ta không dám quyết đoán những trận chiến của Mùa hè đỏ lửa có phải là đoạn gần cuối trong cuốn phim chiến tranh VN của đạo diễn Hoa Kỳ trước khi cho kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 không. Vì nhiều sự kiện và diễn tiến của nó sau này khi được giải mật có vẻ ăn khớp và theo một tiến trình đã được sắp đặt.
  

March 5, 2007

(59) Bất tuân Quân kỷ

Thiết Trượng (6, 2002)
Đã bao lâu nay mỗi lần đến ngày 19-6, những người từng khoác áo chiến y của Quân lực VNCH đều cảm thấy bùi ngùi khi nhớ lại lúc tan hàng rã ngũ của ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày Quân lực chỉ còn là dĩ vãng xa vời trong hoài niệm. 

Nhiều lần, nhiều người đã tiếc nuối than thở, giá thời đó ông Kỳ đừng nhường ông Thiệu để giữ chức Phó, hoặc Hoa Kỳ đừng bỏ rơi chúng ta, hoặc Tông Tông Thiệu đừng chơi bài tháu cáy, hoặc tướng Hưng hay tướng Nam đừng tuân lệnh đầu hàng của tướng Minh cứ cố thủ miền Tây thì... có lẽ tình hình đổi khác.

Trên thực tế, có lẽ quân đội nào cũng có những luật lệ khe khắt bắt thuộc cấp phải tuân hành lệnh của thượng cấp. "Thi hành trước, khiếu nại sau" là quân lệnh cần thiết và tuyệt đối tuân thủ khi đối diện với địch quân.
 
Áp dụng linh động luật này vào lãnh vực khác, sự phi lý hay lố bịch được phô bày một khi kẻ ban lệnh bất tài vô tướng. Đó là việc những người ra lệnh, hoặc thiếu sót kiến thức về tình hình hoặc lạm dụng quyền hành để trù ếm kẻ mình thù ghét. Chúng ta không trách cứ các đơn vị trưởng hay tướng lãnh quân lực VNCH "bỏ chạy" trong tình hình rối loạn vì nhiều nguyên cớ của một miền Nam tan nát năm 1975. 

Chúng ta chỉ tiếc không một vị tướng VN nào nhớ được lòng dũng cảm của hai vị tướng Hoa Kỳ dám cưỡng lệnh cấp trên để đối phó với tình hình quân cơ trước mắt. Hai người này sau đó được người Hoa kỳ coi là hai vị anh hùng của dân tộc. Đó là Mac Arthur (Hình trái) và Patton, hai Đại tướng Mỹ của thời đệ II Thế chiến. Đối với Mac Arthur, hầu hết chúng ta biết về ông này. Còn Đại tướng Patton (Hình bên phải), có một số chúng ta chưa biết ông; nếu cần tìm hiểu ông tướng cứng đầu này, quí vị có thể mượn ở thư viện hay thuê cuốn phim có tựa "Patton", một phim đã từng trình chiếu tại VN trước 75. 

March 4, 2007

(58) Binh thư Tôn Tử

Thiết Trượng (6-2002)

"Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng". Câu nói cổ xưa lấy từ Binh thư Tôn tử, chúng ta đã nghe quá nhiều đến mức gây nhàm chán. Thế nhưng gần đây cuốn sách cũ kỹ nói về đấu pháp chiến tranh này lại được người phương Tây nhắc nhở và xưng tụng kể cả câu nói bất hủ nổi tiếng ở trên, "Know your enemy and know yourself, and in one hundred battles you will never face defeat".

Mấy năm trước lúc chiến tranh vùng Vịnh còn nóng bỏng, thời gian mà ông Bush "bố" làm Tổng thống, báo chí có đề cập đến vụ một số tướng tá của Mỹ đang nghiên cứu binh pháp của Tôn Tử khi quân lực Hoa Kỳ được tung vào trận địa chiến để đối đầu với Saddam Hussein.

  
Gần đây, lúc đánh nhau với quân Taliban, người ta tưởng ngày lễ của Hồi giáo, quân đội Mỹ sẽ hưu chiến trong dịp này. Nhưng chiến thuật mà Mỹ đang theo đuổi là "đánh mau, đánh mạnh", không muốn lún sâu chân mình vào A phú Hãn, cho nên bà Rice, "người đẹp da đen" Cố vấn An ninh tối cao của TT Bush đã cho mọi người biết, quân Mỹ sẽ không hưu chiến trong ngày lễ Hồi giáo, vì theo bà, "với kẻ ác, chả có ngày nào là ngày thánh thiện cả"!...
   

Lời bà Rice nói hoàn toàn đúng, khi chúng ta nhìn lại cuộc chiến VN trước 1975. CSVN đã vi phạm lệnh hưu chiến nhiều lần trong những ngày lễ thiêng liêng. Biến cố thảm sát đẫm máu Tết Mậu Thân 1968 (Hình dưới: Xương, Sọ lấy lên từ mộ tập thể), qua chứng tích mồ chôn tập thể hơn 5000 nạn nhân tại Huế quá đủ để cho người ta một bài học đớn đau thật đắt giá khi sự lương thiện gặp phải những tráo trở của phường bất lương.
Mới đây, báo LA Times ngày 31 tháng 5 năm 2002, ngay trên trang 1, dưới tựa cột "Ancient Secrets to Success", tạm hiểu "Bí mật cổ xưa để thành công", đã nhắc đến cuốn sách được viết từ hơn 2000 năm trước của Tôn Tử và hiện nay được rất nhiều chủ tịch doanh gia, chưa kể nhiều ông bầu thể thao cùng các tay mại bản khác của Mỹ noi theo... 

(57) Sách và lịch sử

Thiết Trượng (5, 2002)
( TT Thiệu đánh trống trong buổi khánh thành Trung Tâm Hướng Nghiệp
do Quân Đội Đại Hàn xây cất) 
Trên phụ bản Parade của nhật báo Los Angeles Times ngày Chủ nhật 13 tháng 5 năm 2000, một độc giả có hỏi về ông Phó Nguyễn cao Kỳ lúc này đang làm gì, sau khi có tin Cựu TT Nguyễn văn Thiệu đã từ trần? 

Rất tóm gọn, đó là tiêu chuẩn của trang Personality của tờ phụ bản này, cho biết ngoài các việc ông từng làm sau khi di tản năm 1975 như chủ tiệm rượu, chủ tàu khai thác hải sản... hiện tại ông đảm trách công việc cố vấn đầu tư. Vào thời gian này, ông đang đi loanh quanh vài nơi tại Mỹ để ra mắt cuốn sách thứ hai bằng Anh ngữ của ông có tựa đề "Buddha's child" (Được dịch theo ý nghĩa "Đứa con cầu tự" của tác giả).


(55) Lính Nghĩ Gì


Thưa bạn đọc, đây là trang báo được tòa soạn ưu ái dành riêng cho những người từng một thời sống trong quân ngũ trước 1975. Tương lai mảnh đất này có thể sẽ là nơi cho chúng ta trải bày những ưu tư, khắc khoải hay hoài vọng trước cuộc sống mới đầy khác lạ so với quê nhà thời chinh chiến.

Đã hơn một phần tư thế kỷ kể từ tháng 4 năm 1975. Người trẻ nhất vào lúc ấy khi khoác áo nhà binh, đến nay cũng gần 50 tuổi, thế hệ cha chú của lớp trẻ hiện giờ. Với chúng ta, quãng đời trong khói lửa dù bị nhạt nhòa với thời gian nhưng vẫn hằn sâu trong trí nhớ nhiều người. Những vui nhục, đau buồn hay thống hận đời quân ngũ là những kỷ niệm thấm đậm mồ hôi, máu xương và nước mắt của chính chúng ta và đồng đội. Nhiều chiến tích huy hoàng của quân lực VNCH trước 1975 của các ký giả chiến trường đã từ lâu được in trên nhiều sách báo ai cũng có thể tìm đọc. Chúng ta hy vọng con cháu mình rút tỉa từ đó ra được những bài học quí giá.

March 1, 2007

(56) Canh bạc bịp vĩ đại cuối đời

Thiết Trượng (5-2002)

Những người lính của quân lực VNCH đã nhục nhã, ê chề, tủi hổ với ngày 30-4-1975 khi ông "tướng sún, hoa lan" Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng cộng quân. Người bênh ông, nói ông đúng vì cứu Saigòn khỏi đổ nát. Kẻ chê ông nói rằng, chả thấy cứu dân đâu mà chỉ thấy trăm ngàn "Quân Cán Chính" chết trong trại cải tạo, cả nửa triệu người bỏ thây trên biển Đông hay các đường lộ ven rừng Miên-Việt... Rồi ngược hơn về quá khứ, có người trách ông Nguyễn văn Thiệu nếu đừng "tháu cáy" người Mỹ khi bỏ rơi quân khu 2, thì tình hình có thể khác!

Hai ông mang danh Tổng Thống của VNCH, từng là tướng lãnh của Quân lực VNCH đều đã qua đời, mang theo một số bí ẩn chính trị về cái chết của miền Nam VN... Chúng ta nghiêng mình kính cẩn trước cái chết bi hùng của các tướng Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Phạm văn Phú... và rất nhiều chiến sĩ các cấp khác của mọi binh chủng Quân lực VNCH, không muốn thân xác mình bị ô uế trong tay giặc.
 

February 27, 2007

(62) Còn khuya mới có chúng Ông

Thiết Trượng (8-2002)

Sách Cổ Học Tinh Hoa có nhiều chuyện dạy đời rất hay. Thế nhưng hậu thế không coi làm trọng, như chuyện Hứa Do, Sào Phủ chẳng hạn. Sào Phủ giắt trâu đi ngang suối, thấy Hứa Do đang lấy nước rửa tai, hỏi nguyên cớ. Hứa Do nói ngứa tai vì người ta mời ra làm vua. Sào Phủ bèn giắt trâu ngược lên dòng nước và ngoái đầu nói lại với Hứa Do, ý rằng "chuyện anh kể thối bỏ mẹ làm bẩn cả nước trâu ta uống!"

Trên mảnh đất tạm dung, tự do tư tưởng và ngôn luận được tôn trọng, nhưng có một số người thích giáo dục người khác phải theo ý tưởng của mình và cho sự trái ngược là hủ lậu ngoan cố, không thức thời. Mới đây, cái chết của một tướng già Cộng sản hết thời, hết quyền đã làm tốn hao nhiều giấy mực và nước bọt của người tỵ nạn CS. Chúng tôi nhấn mạnh về tỵ nạn chỉ để nhắc sự kiện ông tướng CS đó, trước 1975, quyền hạn của ông trùm cả miền Nam. Một chính ủy cấp thấp nhất đã là người có quyền sinh sát tại đơn vị mình đảm trách, huống chi ông ta trách nhiệm toàn cõi lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Bao nhiêu nạn nhân chiến cuộc, từ dân lành đến các chiến sĩ Quân lực VNCH kể cả các thành phần Mặt trận Giải phóng Miền Nam lẫn "Sinh Bắc, Tử Nam", bàn tay ông đều dính máu của họ. Đối với các nhà nhân quyền thế giới, nếu có hồ sơ kiện tụng đệ nạp, tướng Trần Độ và các đồng bọn có thể bị truy tố với tội danh diệt chủng hay tội phạm chiến tranh.