Showing posts with label 50 nam Ra Truong NT 3. Show all posts
Showing posts with label 50 nam Ra Truong NT 3. Show all posts

March 22, 2023

Biến đổi khí hậu và… đánh Rắm

 Biến đổi khí hậu và… “đánh Rắm” 
(Important Update May, July 2024. See Web at the end of Text) 
(Viết cho cho Đặc San Ức Trai _March 2023)
Với tựa đề như trên, mọi người có thể cho là thiếu nghiêm chinh, nhưng đi sâu vào những chi tiết trình bày sau đây, chúng ta sẽ thấy đây không phải là chuyện bỡn cợt.
Nếu đọc bài của Burger King trên Web "cho bò ăn Xả để tránh đánh rắm", nhiều người sẽ giựt minh .
Ở cấp độ toàn cầu, năm 2010, con người và các loài động vật nhai lại như gia súc, dê và cừu... đã tạo ra gần một nửa tổng lượng khí nhà kính trong nông nghiệp. Một công bố của WRI (World Resources Institute) nhấn mạnh Nếu gia súc hình thành đất nước riêng của chúng, đất nước này sẽ đứng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ về phát thải khí nhà kính. 

Bởi gia súc là nguồn khí mê-tan (CH4) rất lớn, một loại khí nhà kính ảnh hưởng lên khí hậu lớn hơn 25 lần thán khí  CO2 – theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ. Do cách thức hoạt động của dạ dày bốn ngăn, bò thải ra khoảng 119 tấn khí mê-tan vào không khí mỗi năm. Nó gần như không bằng lượng khí thán khí mà chúng ta đang tạo ra, nhưng vì khí mêtan hấp thụ nhiều năng lượng của mặt trời hơn nên nó gây hại gấp 50–70 lần. Liên hiệp quốc ước tính rằng nông nghiệp chịu trách nhiệm cho 18% tổng lượng khí nhà kính. Năm phần trăm trong số đó là ợ hơi và đánh rắm. Có 1,5 tỷ bò trên toàn thế giới Đó là con số cho biết cách đây đã 13 năm.
Một số kế hoạch để chống lại điều này có vẻ hợp lý hơn những kế hoạch khác. Thêm một số loại rong biển vào thức ăn dường như làm giảm đáng kể lượng khí mê-tan. Có những loại máy móc có thể thu thập và đốt cháy khí để tạo ra năng lượng và Viện Công nghệ Nông nghiệp Quốc gia Argentina đã phát triển một chiếc ba lô mà những con bò đeo trên người, về cơ bản, để đựng rắm hầu sử dụng năng lượng trong tương lai.
Nhu cầu cho thực phẩm có nguồn gốc động vật (bao gồm sản phẩm từ sữa và thịt) trên thế giới có khả năng tăng thêm 80% giai đoạn 2006-2050, và tăng tới 95% đối với thịt bò.
Điều này chắc chắn sẽ khiến đất phải chuyển đổi nhiều hơn, gây tác động xấu đến hệ sinh thái tự nhiên và thải ra nhiều khí nhà kính hơn. Nội Hoa Kỳ không thôi, chúng ta không biết chính xác có bao nhiêu tiệm bán các loại thịt bò phổ thông như thịt bằm (Hamburgers), Beef Steak, Ribeye Steak... Việt Nam cũng dính dáng vói bò nên ta có đủ loại Phở bỏ, chưa kể các loại liên quan đến thịt bò như Bò 7 món, Bò lúc lắc, Bún Bò, Bê thui... Tuy nhiên, ở tất cả các khu vực trên thế giới bao gồm Đông Nam Á, người dân lại đang tiêu thụ đạm nhiều hơn mức cần thiết. Ở Ấn Độ, đạo Hindu coi bò là linh vật, ở đây họ ví vẻ đẹp của người phụ nữ giống như đôi mắt lấp lánh của bò cái và sức mạnh, sự dũng mãnh của đàn ông như bò đực. Đạo Hindu, coi bò là thần linh, tôn sùng bò như vị thần nên không ăn thịt bò. Do đó bò cứ lềnh khênh đi lại như chốn không người.Vào thập niên 60, trong một phim, chiếu cảnh một làng nghèo đói ở Ấn, mô tả họ hốt phân bò để thay củi dốt và trộn với bùn làm vách nhà. Họ nói vách bằng phân về mùa Đông giúp ấm phòng, mùa hè trong nhà mát hơn. (Nếu không lầm tựa phim tài liệu là Taboo. Chuyện ngoài lề ngắn gọn kể thêm trong phim còn nói về tục lệ "đa phu" của một bộ lạc trên dãy Hi Mã Lạp Sơn. Ba anh em lấy chung một phụ nữ. Anh  nào muốn ngủ với vơ, phải để gối mình trên giường báo trước)
Trở lại đề tài, theo tạp chí Science, 83% diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được sử dụng để chăn nuôi, nhưng chăn nuôi cũng có cái giá phải trả đó là lượng khí thải CO2.