(Important Update May, July 2024. See Web at the end of Text)
Nếu đọc bài của Burger King trên Web "cho bò ăn Xả để tránh đánh rắm", nhiều người sẽ giựt minh .
Ở cấp độ toàn cầu, năm 2010, con người và các loài động vật nhai lại như gia súc, dê và cừu... đã tạo ra gần một nửa tổng lượng khí nhà kính trong nông nghiệp. Một công bố của WRI (World Resources Institute) nhấn mạnh “Nếu gia súc hình thành đất nước riêng của chúng, đất nước này sẽ đứng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ” về phát thải khí nhà kính.
Nhu cầu cho thực phẩm có nguồn gốc động vật (bao gồm sản phẩm từ sữa và thịt) trên thế giới có khả năng tăng thêm 80% giai đoạn 2006-2050, và tăng tới 95% đối với thịt bò.
Điều này chắc chắn sẽ khiến đất phải chuyển đổi nhiều hơn, gây tác động xấu đến hệ sinh thái tự nhiên và thải ra nhiều khí nhà kính hơn. Nội Hoa Kỳ không thôi, chúng ta không biết chính xác có bao nhiêu tiệm bán các loại thịt bò phổ thông như thịt bằm (Hamburgers), Beef Steak, Ribeye Steak... Việt Nam cũng dính dáng vói bò nên ta có đủ loại Phở bỏ, chưa kể các loại liên quan đến thịt bò như Bò 7 món, Bò lúc lắc, Bún Bò, Bê thui... Tuy nhiên, ở tất cả các khu vực trên thế giới bao gồm Đông Nam Á, người dân lại đang tiêu thụ đạm nhiều hơn mức cần thiết. Ở Ấn Độ, đạo Hindu coi bò là linh vật, ở đây họ ví vẻ đẹp của người phụ nữ giống như đôi mắt lấp lánh của bò cái và sức mạnh, sự dũng mãnh của đàn ông như bò đực. Đạo Hindu, coi bò là thần linh, tôn sùng bò như vị thần nên không ăn thịt bò. Do đó bò cứ lềnh khênh đi lại như chốn không người.Vào thập niên 60, trong một phim, chiếu cảnh một làng nghèo đói ở Ấn, mô tả họ hốt phân bò để thay củi dốt và trộn với bùn làm vách nhà. Họ nói vách bằng phân về mùa Đông giúp ấm phòng, mùa hè trong nhà mát hơn. (Nếu không lầm tựa phim tài liệu là Taboo. Chuyện ngoài lề ngắn gọn kể thêm trong phim còn nói về tục lệ "đa phu" của một bộ lạc trên dãy Hi Mã Lạp Sơn. Ba anh em lấy chung một phụ nữ. Anh nào muốn ngủ với vơ, phải để gối mình trên giường báo trước)
Trở lại đề tài, theo tạp chí Science, 83% diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được sử dụng để chăn nuôi, nhưng chăn nuôi cũng có cái giá phải trả đó là lượng khí thải CO2.
Để
bảo vệ sức khỏe chống nguy cơ ung thư do ăn thịt thái quá, nhóm nghiên cứu Anh,
đại học Oxford, đề nghị tăng thuế đánh lên thịt như phương thức đánh thuế thuốc
lá và đường, để làm giảm mức tiêu thụ. Nhưng nhiều nhà khoa học lại cho rằng
con số 2,39 triệu người chết vì thịt đỏ trên toàn cầu mỗi năm là đáng ngờ, cho
dù liên quan nhân quả giữa lạm dụng thịt và ung thư trực tràng đã được chứng
minh.
Không thể phủ nhận một điều rằng khí hậu Trái Đất đang nóng lên đáng kể và khiến cho động vật, thực vật cũng như con người bị tàn phá. Và nếu mọi người không nhanh chóng nghiêm túc hạn chế phát thải khí nhà kính, thì chúng ta có thể sẽ hướng tới một tương lai còn đáng sợ hơn thế. Từ vi rút zombie thức tỉnh cho đến những con gấu Bắc Cực hụp lặn trong rác, hãy cùng điểm qua 10 dấu hiệu.
1. Vi rút zombie thức tỉnh
Lớp băng vĩnh cửu tan chảy vào sông Kolyma bên ngoài Zyryanka ở Siberia vào ngày 4 tháng 7 năm 2019. Trong một nghiên cứu mới, các chuyên gia nghiên cứu đã tìm kiếm các loại vi rút cổ đại ở một số khu vực tại Siberia, bao gồm cả hai con sông.
Vi rút zombie đang được hồi sinh từ lớp băng vĩnh cửu. Các loại vi khuẩn cổ đại này đã bị chôn vùi trong lòng đất đóng băng ở Siberia hàng chục ngàn năm, nhưng giờ đây, chúng đang thức tỉnh do sự tan băng ở Bắc Cực. Các chuyên gia nghiên cứu đã khai quật được 13 loại vi rút từ Siberia vẫn tồn tại sau nhiều thế kỷ bị vùi sâu trong băng. Chúng có thể lây nhiễm cho mọi người không? Theo các khoa học gia, những vi rút đặc biệt này chỉ lây nhiễm amip, nhưng tính khả thi (viability: có thể sống, tồn tại được) của chúng khiến cho nguy cơ gia tăng khi mà lớp băng vĩnh cửu tan chảy cứ tiếp tục lan rộng ra. Người ta lo ngại nguy cơ một trong những ‘con quái vật cổ đại’ này có thể gây ra mối đe dọa cho con người.
2. Nước biển dâng cao
Một trong những dấu hiệu nổi bật nhất cho thấy khí hậu đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát, và cũng là một trong những dấu hiệu đáng sợ nhất: mực nước biển dâng cao. Các khoa học gia cho biết, mực nước biển ở các đường bờ biển dọc Hoa Kỳ có thể dâng cao trung bình 12 inch (30 cm) vào năm 2050. Mực nước biển dâng trung bình ở Bờ Đông (East Coast) sẽ cao hơn ở Bờ Tây (West Coast) và các thành phố ở vùng trũng phía Đông có thể gặp rắc rối rất lớn (chẳng hạn như Miami).
3. Sông băng chẳng còn băng
Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Yellowstone và Yosemite, hai trong số những công viên quốc gia mang tính biểu tượng nhất ở Hoa Kỳ, có thể sẽ bị mất toàn bộ các dòng sông băng vào năm 2050. Điều thay đổi không chỉ là phong cảnh đẹp; những vùng băng này cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho cộng đồng địa phương. Báo cáo cho thấy vào cuối thế kỷ này, một nửa lớp băng bao phủ trên thế giới có thể biến mất nếu chúng ta không giảm lượng khí phát thải. Mà ngay cả khi chúng ta đã rất ‘thắt lưng buộc bụng’ về lượng khí phát thải, thì gần một phần ba số sông băng này vẫn có thể biến mất.
4. Khí hậu hỗn độn
Theo dự đoán của các vật lý gia, khí hậu Trái Đất có thể trở nên hỗn loạn. Khí phát thải nhà kính nếu không được kiểm soát sẽ không chỉ làm hành tinh của chúng ta ấm lên, mà còn khiến cho thời tiết trở nên thất thường và khó lường hơn. Với kịch bản tốt nhất, Trái Đất sẽ ổn định ở nhiệt độ mới ấm hơn. Còn với kịch bản xấu nhất, các mùa dao động dữ dội từ năm này sang năm khác, và các giai đoạn nóng, lạnh tiếp nối nhau nhanh hơn nhiều so với hiện tại.
5. Gấu Bắc Cực bơi trong rác
Gấu Bắc cực hiện đang bị buộc phải ăn rác và tã lót bẩn, bởi vì chúng bị mất đi một phần khu vực ‘sinh nhai’ chính: băng biển (sea ice). Khi băng biển kém ổn định hơn để có thể săn bắt hải cẩu, những con gấu Bắc Cực dần phải chuyển sang tìm kiếm thức ăn ở các bãi chôn lấp và bãi rác ở rìa các thị trấn. Và càng tương tác với con người, càng có nhiều gấu Bắc Cực bị bắn giết.
6. Thời tiết xấu hơn
Chẳng cần nghĩ xa xôi đến chuyện khí hậu hỗn loạn; thời tiết hiện nay cũng đang trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những nơi nóng sẽ càng nóng hơn, những nơi lạnh hơn sẽ càng lạnh hơn, hạn hán và lũ lụt sẽ nghiêm trọng hơn, còn những cơn bão sẽ có gió và mưa mạnh hơn. Như thể điều đó chưa đủ tồi tệ, sự thay đổi giữa các kiểu thời tiết sẽ càng kịch tính và khó đoán hơn. Cách duy nhất để giảm thiểu cơn ác mộng này? Đó là giảm thật nhiều lượng khí thải carbon, càng nhiều càng tốt.
7. Những con chim cánh cụt bị dồn vào đường cùng
Chim cánh cụt hoàng đế (Emperor penguins) hiện đang bị đe dọa do biến đổi khí hậu. Những con chim với bộ mã đẹp đẽ này đã gia nhập hàng ngũ “những loài bị đe dọa” và U.S. Fish and Wildlife Service đã đề nghị loài chim cánh cụt hoàng đế cần được bảo vệ theo Đạo luật Endangered Species Act. Chim cánh cụt hoàng đế là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong số tất cả những loài chim cánh cụt sinh sống và đặc hữu ở Châu Nam Cực. Chúng đang gặp rủi ro vì cùng một lý do đẩy loài gấu Bắc Cực vào cảnh chật vật: băng biển bị mất mát đáng kể. Có tới 70% quần thể chim cánh cụt hoàng đế có thể biến mất vào năm 2050 nếu băng biển tiếp tục bị mất với tốc độ như hiện nay.
8. Cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
Trái Đất đang hướng tới sự kiện đại tuyệt chủng lần thứ sáu. Trong lịch sử Trái Đất, qua 5 sự kiện đại tuyệt chủng trước đây, những dải sự sống rộng lớn trên hành tinh đã chết trong một khoảng thời gian ngắn khoảng vài triệu năm. Các chủng loài trên hành tinh của chúng ta vẫn chưa chết dần với tốc độ đủ để đạt mức một cuộc đại tuyệt chủng, nhưng chúng ta đang tiến dần về hướng đó. Trung bình, “tốc độ nền” của một cuộc tuyệt chủng là khoảng 5% đến 10% các loài động vật biến mất sau mỗi một triệu năm. Một cuộc đại tuyệt chủng xảy ra khi 60% số loài và 35% số chi biến mất. Tốc độ tuyệt chủng hiện nay đang tăng lên nhưng vẫn ở mức bình thường. Tuy nhiên, trong tương lai khi nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình hiện tại khoảng 16.2 độ F (9 độ C), được ước tính sẽ xảy ra vào năm 2500, Trái Đất sẽ bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6.
9. Điểm bất khả vãn hồi
Chúng ta có thể đang ở gần “điểm bất khả vãn hồi” của khí hậu hơn vẫn nghĩ. Các điểm xoay chuyển (tipping point) trong hệ thống khí hậu (một ngưỡng cửa mà khi vượt quá, có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong trạng thái của hệ thống và không thể phục hồi hay đảo ngược) có thể ở mức nhiệt độ thấp hơn nhiều so với các mô hình từng được đưa ra. Có 16 điểm xoay chuyển, và nhiều điểm – bao gồm sự tan chảy của các dải băng ở Greenland và Tây Nam Cực, sự giảm băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, cái chết của các rặng san hô nhiệt đới và thay đổi trong dòng hải lưu quan trọng ở Biển Labrador – nằm trong “vùng nguy hiểm.” Tất cả các điểm xoay chuyển sẽ xảy ra nếu nhiệt độ Trái Đất tăng 2.7 độ F (1.5 độ C) trên mức thời tiền công nghiệp. Trái Đất đã nóng hơn 2 độ F (1.1 độ C) so với đường căn bản đó và có khả năng đạt 3.6 đến 5.4 độ F (2 đến 3 độ C) trên mức tiền công nghiệp trước khi ổn định.
10. Sông băng Ngày tận thế với nguy cơ sụp đổ
Sông băng Thwaites, còn có biệt danh đáng sợ là “Sông băng Ngày tận thế,” đang có nguy cơ sụp đổ nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng. Thwaites là một tảng băng có kích thước bằng tiểu bang Florida ở Tây Nam Cực. Toàn bộ lượng nước tan ra từ nó có thể làm tăng mực nước biển từ 3 đến 10 feet (0.9 đến 3 mét). Một bản đồ mới được đo đạc cho thấy sông băng này đang ‘chật vật’ neo vào một sườn núi gập ghềnh dưới đáy biển trong tình thế ‘chỉ mành treo chuông.’ Nếu nó bị tách ra khỏi sườn núi này, thì với tốc độ nóng lên hiện tại, tốc độ tan chảy sẽ tăng cao.
***
Để bớt căng thẳng cho những vấn nạn to lớn về biến đổi khí hậu
đang đe dọa và gây tai họa cho nhan loai, có một vài chuyện thời sự liên quan
đến “đánh rắm”.
Tổng thống “quỳ gối” Hoa Kỳ bị than phiền đánh
rắm to:
Tổng
thống Hoa Kỳ, Joe Biden, đã đánh rắm rất lớn trong cuộc trò chuyện với Nữ công
tước xứ Cornwall, Camilla Parker Bowles, tại COP26 ở Glasgow. Cái rắm khiến Nữ
công tước ngạc nhiên đến mức bà không ngừng nói về nó, theo một nguồn tin nói với
Daily Mail- ngày 6 tháng 11 năm 2021.
Chế độ ăn uống quá khắc nghiệt để đảm bảo “lượng hơi” trong ngày đã khiến cô nàng bị chướng bụng đến mức phải đi cấp cứu.
Một sự kiện hi hữu đã xảy ra tại thị trấn
Rasdorf, miền trung nước Đức khiến mọi người tin rằng bò cũng có thể là loài
động vật cực kì nguy hiểm, chẳng qua là chúng không thích thể hiện ra thôi!
Theo đó, cảnh sát địa phương
cho biết khí methane từ 90 con bò căng mọng thải ra một chặp đã gây ra vụ nổ
tại một khu chuồng trại, làm hư hại mái nhà và làm bị thương một con bò tại
đây.
Được biết, một phần do cấu trúc
đặc biệt của thị trấn Rasdorf, một phần do nơi đây cũng nuôi rất nhiều gia súc.
Hai lý do trên là nguyên nhân chính khiến lượng khí methane trong không khí
tích tụ rất nhiều.
Theo lời các sĩ quan, một lượng điện tích tĩnh đã khiến khí
methane trong không khí phát nổ kèm với đám cháy.
Vụ nổ sau đó đã làm hỏng mái của chuồng bò. Các đơn vị cứu trợ khẩn cấp lập tức
có mặt tại hiện trường để đo lượng khí và tiến hành kiểm tra xem có khả năng
xảy ra vụ nổ tiếp theo hay không.
Như được biết, bò có thể thải ra tới 500 lít khí methane mỗi ngày thông qua việc ợ hơi
và thả bom.
Sau phẫu thuật, nếu bệnh nhân không đại tiện được, bị căng bụng đầy hơi, các thầy thuốc đông y thường cho ăn hột mít để giúp giải quyết.
Để xả hơi chúng ta nhắc vài chuyện đánh rắm trong dân gian.
- Trạng Quỳnh vơi`“Sấm dộng Nam Bang, Vũ qua Bắc Hải”
Nhóm sứ giả xuống đò của Trạng Quỳnh. Khi đò đến giữa sông, một tên trong nhóm sứ Tàu nhột bụng, vãi rắm nghe một tiếng "bủm". Không thấy xấu hổ thì thôi, hắn còn đọc một câu chữa thẹn xấc xược:
"Lôi động Nam bang" (Sấm động nước Nam)
Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng dậy vạch quần đái vòng cầu qua đầu sứ, vừa đái vừa đọc:
"Vũ qua Bắc hải" (Mưa qua bể Bắc)
Tên sứ Tàu giận điên tiết, xộc lại định đánh Quỳnh, Quỳnh trở cán chèo thủ thế rồi mắng:
"Tiền phát lôi, hậu phát vũ, thiên địa chi lý nại hỉ "
(Sấm động trước, ắt sau sẽ có mưa, luật trời đất là thế )
Có 3 anh đến thử tài làm rể, lúc đó ngoài vườn cô gái đang ngồi khâu, dưới chân có một chậu nước. Ông bố bảo anh nào làm thơ mà tả ngựa ông phi nhanh nhất sẽ được làm rể. Lúc đó trên cây có một chiếc lá roi:
Anh thứ nhất bèn đọc:
Trên cành chiếc lá rơi
Ngựa ông phi như chơi
Phi đi rồi phi lại
Chiếc lá vẫn còn rơi
Ông bố khen: Hay! Hay! Ngựa phi nhanh tới mức phi đi rồi phi lại mà lá chưa chạm đất.
Lúc đó cô gái đang khâu bỗng làm rơi cái kim vào chậu nước
Anh thứ hai bèn đọc:
Cô cả đánh rơi kim
Ngựa ông phi như chim
Phi đi rồi phi lại
Kim rơi vẫn chưa chìm
Ông bố liền khen:
Hay quá! Kim rơi nhanh như vậy mà ngựa phi còn nhanh hơn
Bà chủ lúc đó buồn cười bật đánh một cái rắm
Anh thứ ba liền đọc ngay:
Bà chủ đánh cái rít
Ngựa ông phi mù tít
Phi đi rồi phi lại
Lỗ đít còn chưa khít
Thế là kết quả anh thứ 3 được vợ vì tả ngựa của ông bố chạy nhanh nhất
- Địa đạo Củ Chi: truyện đại bịp của Việt Cộng (Xuân Vũ)
Dương Đình Lôi sau khi mô ta về Địa đạo Củ Chi, đã diễu cợt:"Người chưa từng ở địa đạo không thể biết rằng đánh một cái rắm dưới đó chẳng khác nào bỏ một trái bom nguyên tử."
https://www.producer.com/livestock/lemongrass-feed-idea-gets-a-reaction/
https://www.producer.com/livestock/lemongrass-feed-idea-gets-a-reaction/
http://www.dslamvien.com/2021/12/mit.html
https://kenh14.vn/90-chu-bo-thi-nhau-xi-hoi-toi-noi-no-luon-trang-trai-khien-mot-nguoi-anh-em-bo-phai-nhap-vien-20201116163437542.chn
https://genk.vn/neu-ban-muon-cuu-trai-dat-hay-bao-lu-bo-ngung-xi-hoi-ngay-bay-gio-20160504080041919.chn
https://www.yan.vn/nga-ngua-truoc-su-that-bat-ngo-ve-kha-nang-danh-bom-cua-dong-vat-72274.html
http://nld.com.vn/khoa-hoc/lay-khi-danh-ram-cua-bo-sua-lam-nhien-lieu-xe-hoi-20140424154454355.htm
https://www.dairyvietnam.com/vn/Noi-bo/My-Bat-bo-sua-danh-ram-de-lam-ra-dien.html
https://vietxuangas.com.vn/tai-sao-con-bo-lai-tao-ra-khi-tan
No comments:
Post a Comment