December 13, 2020

VỀ GIÀ (Update Sept 23, 2022 với bài thơ "Tomorrow I'm going!")

(Do Dinh Duyet, Nguyen Ngoc Dau, Nguyen Ngoc Dung, Nguyen Viet Son)

VỀ GIÀ

 _Về già là khi ta có một đôi mắt mờ đi nhưng lại nhìn cuộc đời rõ hơn trước. Vì có những thứ không thể nhìn bằng mắt thịt và cũng có những điều không thể nghe bằng tai trần.

_Về già là khi đôi chân mỏi mệt khi đã bị kéo lê gần hết quãng đường đời nhưng khi ngoái đầu lại ta dường như mới là đứa trẻ ngày hôm qua. Bây giờ ta bước chậm hơn trước, chắc hơn trước và cũng trân trọng hơn từng cái chạm đất, vì có thể ngày mai ta không còn bước đi được nữa.  

_Về già là khi ta dùng đôi tai điếc của mình để nghe thiên hạ đang xôn xao về chuyện đời và ta biết rằng hơn một nửa trong số ấy không là thật. Bây giờ, âm thanh êm dịu duy nhất chỉ có tiếng chim tiếng gió và những âm thanh còn đọng lại trong lòng ta, của những người ta từng trân quý nhưng bây giờ không còn thể gặp lại nữa.  

_Về già là khi ta nhận ra rằng ta đã may mắn như thế nào khi từng được hít thở không khí một cách thoải mái, vì bây giờ, mỗi hơi thở là một thước đo của sự sống. Ta thở ra nhưng ta không thể biết có thể hít vào một lần nữa được hay không?  

_Về già là khi những người tri kỷ ta còn ngồi lại cùng ta hoài niệm về một thời xa xưa, tuy là không nhiều. Âu đó cũng là quy luật tự nhiên, khi ta không còn giá trị, những bằng hữu sẽ rời xa ta, người còn ở lại nhất định ta phải trân quý.  

_Về già là khi ta nếm đủ ngọt bùi đắng cay của cuộc đời. Những thứ làm ta say đắm ngẫm lại vui sướng không là bao nhưng đau khổ lại rất nhiều. Có những thứ ta cứ tưởng nắm chặt trong tay rồi thì ngày mai lại trôi đi mất. Cuộc đời như một trò đùa mộng mị mà người chơi phải trả bằng cả tuổi thanh xuân của mình, bây giờ ngẫm lại chỉ toàn là hối tiếc... 
Suốt đời quý nhất cũng chỉ là hai tiếng bình yên. Hạnh phúc cũng không phải là điều gì quá xa vời, nhưng có những người gần lúc cuối đời mới nhận ra được điều đó. 
oOo
Email gui DDDuyet:
Đại ca còn giữ bài viết (lâu lắm rồi) về Ve Sầu của một cô bạn ghé thăm trang trại của nhà ở King George, Virginia? Nếu còn giữ, xin cho Copy để "dí vào mặt" (đùa cho vui thôi) những thằng bạn như lão Cà Lá Đa chẳng hạn, khỏi cho tôi là nói láo khi bảo "[ve sầu] có ở Mỹ' Cám ơn xếp trước.
Đồ chết dịch Cúm "Vú Háng" không còn cớ cấm đoán khi đại ca đã chich ngừa xong. Vậy chùng nào ngài vân du xuống Cali? Nhớ mang dùm (nếu được) vài xác em Ve Sầu (để làm "bằng chứng yêu em")
Kèm bên dưới là bài về ve sầu: Source: báo Viễn Đông)
Hàng tỷ con ve sầu sắp trồi lên mặt đất sau 17 năm ngủ say
ve sau.jpg

Một con ve sầu trong lòng bàn tay của trẻ em tại Alexandria, tiểu bang Virginia trong hình chụp ngày 14 tháng 5, 2004. Năm nay loài ve đang bắt đầu trở lại sau 17 năm ngủ mùa đông tại các tiểu bang miền Đông dọc bờ Đại Tây Dương của Hoa Kỳ. (Stephen Jaffe/AFP via Getty Images)

Monday, 10/05/2021 _MARYLAND – Trong vài ngày tới, hàng tỷ con ve sầu sẽ cùng chui lên mặt đất sau 17 năm ngủ mùa đông dưới lòng đất. Đây là hiện tượng thiên nhiên kỳ diệu, chỉ xuất hiện 17 năm một lần ở 15 tiểu bang miền đông Hoa Kỳ.
Lứa ấu trùng ve sầu này có tên gọi là Brood X. Có nhiều lứa ve sầu xuất hiện ở các năm khác nhau, nhưng năm nay là lần ve sầu xuất hiện với số lượng lớn nhất và dễ nhận biết nhất. Hầu hết ấu trùng ve sầu sẽ chui lên mặt đất khi trời tối để giảm nguy cơ bị ăn thịt bởi chim, chó, mèo và nhiều loài động vật khác.
Sau khi trồi lên khỏi mặt đất, ấu trùng ve sầu sẽ leo lên cây, lột xác, giao phối và đẻ trứng. Sáu tuần sau, những con ấu trùng non sẽ rơi xuống đất, chui vào lòng đất và lại "ngủ say" 17 năm. Theo các chuyên gia, đây không phải là một cuộc “xâm lược” của ve sầu.
Chúng vẫn luôn hiện diện tại Hoa Kỳ, chờ đợi khi đồng hồ sinh học trong cơ thể báo hiệu đã đến giờ trồi lên để duy trì giống loài. Chúng đã sống tại nước Mỹ từ hàng triệu năm, lâu hơn nhiều so với loài người.
Ấu trùng ve sầu chỉ chui lên mặt đất với số lượng lớn khi nhiệt độ môi trường đạt khoảng 18 độ C (64.4 độ F). Trước đây, thời điểm này thường diễn ra vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ấu trùng ve sầu chui lên sớm hơn một vài tuần, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Những con ấu trùng chui lên sớm thường không thể sống sót và sớm bị ăn thịt. Loài ve sầu tồn tại bằng chiến lược đơn giản: Sinh sản với số lượng vô cùng lớn. Do đó, dù bị tấn công hay ăn thịt, vẫn còn một lượng ve sầu sống sót để duy trì giống loài. Điểm đặc trưng của ve sầu là có tiếng kêu rất lớn để thu hút bạn đời.
Theo giáo sư côn trùng học May Berenbaum từ Đại học Illinois, con người không nên sợ hãi ve sầu vì chúng vô hại. Hiện tượng thiên nhiên thú vị này sẽ xuất hiện ở 15 tiểu bang Hoa Kỳ, chủ yếu ở các tiểu bang Tennessee và North Carolina. Ve sầu có chu kỳ sống 13 hoặc 17 năm, được cho là “một trong những chu kỳ sống kỳ lạ nhất của sinh vật trên Trái Đất.
oOo  
Theo các cháu ở Cali lên thăm và về lại, có đại ca đi cùng ngày 23 May 2021, Đại ca tôi không mang ve sầu được vì cơ quan kiểm phẩm cấm. Gia đình mấy cháu đã được thưởng thức món ve sầu "rang giòn".
Đăng lại khi Ve sầu xuất hiện sau 17 năm ở Virginia
(Hình trên ở trang trại, nơi một số người được thưởng thức món "Ve Sầu rang giòn")
Cuối Cùng Cũng Phải Chia Ly với Lê Thiệp
(07/16/2013)
Tác giả : Hồng Thủy

Điều những người thân, quen, bạn hữu quý mến anh Lê Thiệp lo sợ cuối cùng rồi cũng xảy ra. Anh Lê Thiệp đã vĩnh viễn từ bỏ mọi người.Anh Lê Thiệp là một cựu hoc sinh Chu Văn An của miền Đông Bắc Hoa Kỳ

Anh ra đi vào buổi sáng, một ngày quang đãng thật đẹp. Anh  đi nhẹ nhàng như thiếp vào cõi mộng (theo lời kể của người bạn thân, BS Hoàng Xuân Trường). Đối với tôi, ra đi như vậy là nhất. Không đau đớn, vật vã, cũng không kéo dài cái giây phút đau lòng cho người ở lại.

Tôi đã biết nhiều về anh Lê Thiệp qua cuốn bút ký Lững Thững Giữa Đời do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ấn hành.

Kỷ niệm đẹp nhất về tuổi thơ của anh là những giây phút ngồi trên lòng bố dưới gốc bích đào ở góc sân nhà. Bước vào tuổi thiếu niên, thì hình ảnh thoáng qua như in đậm nét trong tâm hồn chàng trai mới lớn cũng là những bông hoa đào vẽ rải rác trên vạt áo dài thiếu nữ mà anh thoáng gặp trước tiệm Mekong ở Đà Lạt, để rồi sau đó biến thành mối tình “thuở thiếu thời đầy hoa mộng”.

Cuối cùng anh lại được sống ở một vùng có hoa anh đào nở rực rỡ vào những ngày xuân thật đẹp, suốt gần ba mươi năm cho tới khi anh vĩnh biệt cõi trần.

Vì quá yêu hoa đào và có nhiều kỷ niệm với hoa đào nên trong chuyến về thăm Việt Nam, đi chơi Đà Lạt, anh thấy những cây hoa đào èo uột, lơ thơ quá, anh bỗng có ước vọng muốn Đà Lạt có rừng hoa anh đào rực rỡ như bờ sông Potomac của Thủ đô Hoa Kỳ. Anh đã quyết định làm một việc không ai tưởng tượng được.

Năm 2009, giữa mùa đông giá rét, trước Lễ Giáng Sinh có ba ngày, anh đã lái xe xuống tận một vườn ươm cây ở North Carolina để mua 230 gốc đào gởi về Việt Nam cho người bạn đem trồng ở Đà Lạt. Lý do anh phải vất vả lái xe trong tuyết lạnh như vậy vì hoa đào phải trồng đúng thời điểm nó mới đơm hoa. Dù đã cẩn thận tính kỹ như vậy nhưng cho tới giờ này khi anh đã từ biệt cõi trần, 230 cây đào của anh vẫn chỉ có lá xanh um chứ chưa có một bông hoa nào cả. Người ta bảo có thể vì khí hậu Đà Lạt khác với khí hậu bên Mỹ.

Nhìn bề ngoài anh Lê Thiệp có vẻ cứng cỏi, phong trần, ít ai tưởng tượng anh có thể làm một việc như vậy. Bỏ bao nhiêu là tiền bạc, công sức, cho một ước muốn quá sức lãng mạn.

Hình như trong tâm hồn anh vẫn còn nguyên vẹn cái ngông nghênh bất cần đời ủa thời trai trẻ. Đường công danh sự nghiệp anh đã là một phóng viên, một nhà báo, một nhà văn nổi tiếng và trong thương trường anh đã rất thành công với công ty phở 75. Đời sống gia đình, anh rất hạnh phúc với người vợ trẻ đẹp và ba đứa con ngoan đã thành đạt. Tóm lại anh có đủ tất cả những điều mà người đời mong muốn.

Lần cuối cùng tôi gặp anh Lê Thiệp là ngày ra mắt những tác phẩm mới của tủ sách Tiếng Quê Hương. Anh Lê Thiệp được mời lên nói chuyện. Rất tự nhiên, không giấu diếm, anh nói về căn bệnh hiểm nghèo của mình, bệnh ung thư gan, mới phát hiện nhưng đã tới thời kỳ chót. Anh nói một cách bình thản, pha chút khôi hài cố hữu rất có duyên của anh. Nghe anh nói, tôi biết anh đã can đảm chấp nhận định mệnh của đời mình. Quả là thái độ của một nguời đàn ông can truờng, đáng nể.

Vợ chồng tôi quen biết anh chị Lê Thiệp khá lâu. Nhớ lại một buổi tối thật vui tại một tiệm ăn Ý ở Reston. Anh chị Lê Thiệp, anh chị Hoàng Xuân Trường, vợ chồng tôi và hai người bạn nữa. Vừa ăn cơm vừa nói chuyện, ngồi gần tới giờ đóng cửa tiệm mà chuyện vẫn chưa dứt. Cả bọn lại phải về nhà anh chị Lê Thiệp uống cà phê, ăn bánh ngọt để tiếp tục, chuyện vẫn nổ như pháo rang. Cuối cùng nhìn đồng hồ khuya quá, đành phải chia tay.

Tôi với anh Lê Thiệp cũng có duyên văn nghệ với nhau. Tôi đã làm MC cho buổi ra mắt tác phẩm đầu tiên của anh ở hải ngoại. Cuốn truyện dài Đỗ Lệnh Dũng. Cùng làm MC với tôi là nhà báo Phạm Trần. Đứng bên cạnh nhà báo gạo cội, tôi cũng hơi run. Tuy nhiên mọi việc cũng trôi qua một cách suôn sẻ.

Hôm đi dự buổi ra mắt sách Những Cánh Hoa Dại Màu Vàng của tôi, anh Lê Thiệp nói đùa: “Kỳ tới ra mắt sách của tôi là chị phải lo từ A tới Z đấy nhé”.

Ai ngờ, tập bút ký Lững Thững Giữa Đời của anh chưa kịp ra mắt thì anh đã bỏ đi rồi.

Nói về tập bút ký này, có nhiều bài rất hay và có giá trị về lịch sử làm báo. Bao nhiêu kỷ niệm của cả một thời gian dài trước 1975 trong làng báo chí. Nhưng bài ký tôi thích nhất lại là bài nói về kỷ niệm với người bạn thâm giao, ông Đỗ đình Duyệt, một tên tuổi quen thuộc của vùng Hoa Thịnh Đốn. Anh viết về lần đến thăm anh Duyệt vào một buổi trưa hè, anh Duyệt ở một nơi xa thành phố trong một trang trại ở miền quê. Hai ông ngồi uống rượu, nhâm nhi món ve rang giòn do chính tay anh Duyệt chế biến với tất cả nghệ thuật khéo léo. Tôi thích bài viết này vì anh Lê Thiệp viết thật hay và dùng chữ thật khéo.

Để tả cái thú vị khi “xơi” một chú ve rang giòn. Anh viết như sau: “Bỏ một con ve óng vàng vào miệng mà như cuộn gọn thời gian lại. Cái giòn tan thanh tao lẫn với hương thơm của rễ cây, của trời đất như thấm vào tận đáy lòng.”

Làm sao anh Đỗ đình Duyệt có thể tìm được người bạn nào biết thưởng thức con ve rang giòn của anh với cái cảm nhận tinh tế như anh Lê Thiệp.

Tri kỷ đi rồi, chắc anh Đỗ đình Duyệt sẽ buồn lắm!

Trong bài này có đoạn anh Duyệt bùi ngùi nói với anh Thiệp: “Ngần này tuổi rồi, bạn bè cũng vơi gần hết. Nhớ năm nào, ngày xưa còn ông đại tá Nguyễn Bé, ông này cũng làm một mẻ ve rang với tôi, vậy mà ông ấy qua đời cũng gần hai mươi năm rồi. Lại sắp sửa giỗ Ngọc Dũng nữa”.

Anh Duyệt ơi, một ngày nào, có người bạn ghé qua thăm anh, hai người lại ngồi nhậu ve rang giòn với nhau chắc chắn anh sẽ nhớ anh Lê Thiệp nhiều lắm. Tôi như đang nghe thấy anh lại ngậm ngùi nói với người bạn: “Nhớ ngày nào Lê Thiệp còn ngồi đối ẩm, ăn ve rang giòn với tôi, vậy mà…”

À, tôi phải hỏi thêm anh, trong bài này, anh Lê Thiệp có viết, ngày ấy khi tiễn anh Lê Thiệp về, anh đã ân cần nắm tay anh Thiệp nói: “Tôi vừa gầy đuợc một bè rau rút nhỏ. Sang tháng ông xuống, ta làm một bữa rau rút chấm muối vừng. Có khi lại hay”.

Sau đó có khi nào anh Lê Thiệp trở lại ăn rau rút chấm muối vừng với anh chưa?

Nếu rồi, năm nay anh cố gầy một bè rau rút nữa. Khi nào rau rút mọc đủ ăn, anh nhớ cho vợ chồng tôi xuống ăn rau rút chấm muối vừng với anh nhé. Thú thật với anh, tôi thèm và nhớ rau rút lắm! Từ ngày xa quê hương, tôi chưa từng đuợc ăn lại rau rút nên nhớ rau rút vô cùng.

Vợ chồng tôi và anh, chúng mình sẽ cùng ăn rau rút để nhớ về anh Lê Thiệp, chứ tôi không dám ăn món ve rang giòn của anh đâu. Tôi thấy tội nghiệp mấy con ve lắm. Vả lại, chắc anh cũng không muốn làm món ve rang giòn nữa, bởi vì có ai biết thưởng thức món ăn đó với cả tâm hồn tinh tế, nhậy cảm như ông bạn Lê Thiệp của chúng ta đâu.

Kỷ niệm ngày tiễn đưa Lê Thiệp

Hồng Thủy

* * *

Bài thơ tiếng Anh nổi tiếng của tác giả vô danh, bất ngờ hoá ra là của một người Việt
Khoảng tháng 1/2015 có bài thơ TOMORROW I'M GOING! (Mai Tôi Đi) không đề tên tác giả được phổ biến khắp nơi - Khiến nhiều người đọc sững sờ, về những lời tác giả sáng tác trong bài thơ, thấy buồn muốn khóc! Vì tác giả biết trước sự Ra đi của mình trong nay mai nên đã sáng tác bài thơ này bằng Tiếng Anh và cũng chính tác giả đã chuyển sang Việt Ngữ.

TOMORROW I'M GOING!
Tomorrow I'm going... It's no big a deal,

It happens all the time, like fallen leaves in the pảk
Like flowers driven by winds onto the side walk,
These are minor matters in the turbulent waters of life...
Death is hovering over my death bed,
Please spare me of comments, visitations, or prayers of peace
While my breathing is going to cease
And I'm lying, waiting to bid farewell.
These last dying moments... I wouldn't care less...
The hot and cold months on this planet.
No matter I'm rich or full of glory,
At the end I still return to dust and áhes...
My finite existence decisively comes to an end
And enters the yin and yang bỏderlands
I won't be bewildered at the frontier's gate
Earthly realm is on this side, the other an unimaginable and unknown fate
I only wish my soul always at peace,
Traveling lightly, I quicken my pace
Leaving behind those who push and pull,
While I finish my journey on earth's face...
My eyes are already closed...
Please don't shed tears of sympathy
Please, no flower wreaths, no offerings, nor condolences,
No videotaping, no picture taking for memories.
That would only bring stresses and strains to the surviving...
A quick look behind and life is just like a dream
I arrived naked and I'm leaving with empty hands
Many ups and downs, happy and sad moments piled high,
Now they're all cleared up...I'm stepping on board, the boat has arrived...
If you miss me... Please silently pray,
And consider a life has been liberated,
Be calm, relaxed, and gay,
I go first, you follow behind, we'll meet again...




Và phía dưới cũng chính tác giả chuyển ngữ Ra tiếng Việt với đầu đề “Mai Tôi Đi”
MAI TÔI ĐI
Mai tôi đi... Chẳng có gì quan trọng,
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,
Chuyện bé nhỏ giữa dòng đời động loạn...
Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng,
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.
Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...
Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,
Để đi vào ranh giới của âm dương,
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...
Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả
Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...
Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu,
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.
Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống...
Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng,
Đến trần truồng và đi vẫn tay không.
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,
Nay rũ sạch... Lên bờ, thuyền đến bến...
Nếu tưởng nhớ... Xin âm thầm cầu nguyện,
Nên xem như giải thoát một kiếp người,
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...


Tác giả là:
Thái Thúc Hoàng Minh con ruột của cố đạo diễn Thái Thúc Nha (Alfa Film) trước 1975
Tác giả bài thơ đã qua đời : Ngày 13 tháng 2 năm 2015
Tác giả Thái Thúc Hoàng Minh là Cậu ruột của nữ ca sĩ Thanh Lan.

Đời Vô Thường-Vinh hoa phú quý rồi cũng mất

Crisda Rodriguez (?)

Nhà thiết kế và tác giả thời trang nổi tiếng thế giới "Crisda Rodriguez" đã viết đoản văn này trước khi bà qua đời vì bệnh ung thư:

1. Tôi có chiếc ô tô thương hiệu đắt nhất thế giới trong ga ra của mình nhưng giờ tôi phải di chuyển bằng xe lăn.

2. Nhà tôi có đầy đủ các loại quần áo hàng hiệu, giày dép và đồ có giá trị. Nhưng cơ thể tôi được bọc trong một tấm vải nhỏ do bệnh viện cung cấp.

3. Có đủ tiền trong ngân hàng. Nhưng bây giờ tôi không nhận được bất kỳ lợi ích từ số tiền này.

4. Ngôi nhà của tôi giống như một cung điện nhưng tôi đang nằm trên chiếc giường đôi trong bệnh viện.

5. Tôi có thể đi từ khách sạn năm sao này sang khách sạn năm sao khác.

Nhưng bây giờ tôi dành thời gian trong bệnh viện để di chuyển từ phòng thí nghiệm này sang phòng thí nghiệm khác.

6. Tôi đã tặng chữ ký cho hàng trăm người. Ghi chú của bác sĩ ngày hôm nay là chữ ký của tôi.

7. Tôi có bảy người thợ làm tóc để trang điểm cho mái tóc của mình - Hôm nay tôi không có một sợi tóc nào trên đầu.

8. Trên chuyên cơ riêng, tôi có thể bay đến bất cứ đâu tôi muốn. Nhưng bây giờ tôi cần sự giúp đỡ của hai người để đến được cổng bệnh viện.

9. Dù ăn nhiều nhưng khẩu phần ăn của tôi là ngày hai viên và tối nhỏ vài giọt nước muối.

Ngôi nhà này, chiếc xe hơi này, chiếc máy bay phản lực này, đồ đạc đắt giá này, rất nhiều tài khoản ngân hàng, rất nhiều danh vọng và tiếng tăm, không cái nào phù hợp với tôi cả. Không ai trong số này có thể giúp tôi nhẹ nhõm cả.

Cuộc sống này thật sự ý nghĩa khi mình biết sống an lạc , sống tốt đạo đẹp đời và vui vẽ với những gì mình đang có.

(Fake? Still alive!)

Krysta Rodriguez: 
krysta rodriguez is alive

When Krysta Rodriguez was first diagnosed with breast cancer at the age of 30, she continued working despite having to undergo treatment. Now, the 38-year-old actress and singer embodies resilience and strength amid her return to Broadway.

VINH HOA PHÚ QUÝ rồi cũng mất
Diệp Anh ghi {7-10-17}
Bài diễn thuyết chấn động của thị trưởng thành phố Đài Bắc: Vinh hoa phú quý rồi cũng mất!

Chỉ khi đối diện với cái chết, khi đứng trên ranh giới sinh tử, người ta mới nhìn lại đời người là gì, ý nghĩa nhân sinh đích thực là chi?

Trong thời gian còn là bác sĩ ngoại khoa, ông Kha Văn Triết chính là người tạo ra quy trình cấy ghép tạng tiêu chuẩn của Đài Bắc và đưa vào ứng dụng phương pháp cấp cứu Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO).
Không chỉ giỏi về chuyên môn, ông còn là người có ảnh hưởng lớn, có khả năng truyền cảm hứng, giác ngộ đông đảo người Đài Loan với  những bài diễn thuyết ấn tượng.
Một trong số đó là bài diễn thuyết mang tên "Trí tuệ của sự sống và cái chết" được ông Kha Văn Triết trình bày tại buổi hội thảo của giới trí thức về công nghệ, thiết kế và giải trí TED 1 năm trước khi ông chính thức tham gia vào sự nghiệp chính trị.
Với tôi, câu nói đáng nhớ nhất trong bài phát biểu đó là: "Chỉ khi đối diện với cái chết, khi đứng trên ranh giới giữa sự sống và cái chết, người ta mới nhìn lại đời người là gì, ý nghĩa nhân sinh đích thực là chi?"

Bài diễn thuyết gân ấn tượng của ông Kha Văn Triết về sinh tử 

Có lẽ tôi là bác sĩ Đài Loan đã từng nhìn thấy người chết nhiều nhất, vậy nên rất thích hợp để bàn luận về vấn đề sinh tử. Hãy để tôi bắt đầu nói từ "Diệp Khắc Mạc" – Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO).
Có một người nông dân chạy đến bệnh viện Kì Mỹ Liễu Doanh, nói muốn được gặp bác sĩ Diệp. Người ở phòng cấp cứu nói, không có đâu, chỗ chúng tôi đây không có bác sĩ nào họ Diệp cả. Người nông dân nọ vẫn khẳng định chắc nịch tên bác sĩ ấy là Diệp Khắc Mạc (ECMO).
Diệp Khắc Mạc thật ra không phải là bác sĩ nào cả, nó chỉ là một phương pháp trị liệu. Vận hành của nó cũng rất đơn giản, chính là dẫn máu từ trong tĩnh mạch ra, trải qua một cái bơm huyết dịch (tim nhân tạo), rồi lại thông qua một thiết bị tạo ô-xy (buồng phổi nhân tạo), đưa vào cơ thể. Nó được dùng để thay thế chức năng tạm thời của phổi và tim.
ECMO chính là một máy chủ làm trái tim nhân tạo, bên cạnh là một buồng phổi nhân tạo, đưa máu trở về. Đúng là đã có những trường hợp vô cùng thành công.
Một vũ công trong nhóm múa của Châu Kiệt Luân, một ngày nọ bị viêm cơ tim đột ngột, tim không còn đập nữa. Lúc đó, con mắt của cô ấy mở to nhìn trừng trừng vào màn ảnh. Tín hiệu trên màn hình toàn bộ đều là một đường thẳng băng. 
Nhưng 9 ngày sau, cô ấy đã tiến hành cấy ghép tim và phổi. Chưa đến 1 tháng, đã có thể trở về tiếp tục nhảy múa rồi. Tất cả là nhờ ECMO.
Trong các tài liệu y khoa, thời gian hồi sức tim phổi dài nhất, còn có thể được cứu sống trở lại chính là trường hợp này. Mỗi lần nhìn lại tôi đều nói đây là thành tích thần kỳ của y học hiện đại. 
Một người đã trải qua hồi sức tim phổi trong 4 giờ đồng hồ, liên tục 9 ngày tim hoàn toàn không còn hoạt động mà vẫn có thể được cứu sống lại!
Lại có một thanh niên 26 tuổi, uống say rồi đi bơi, bị sặc nước đến viêm phổi nghiêm trọng (gọi là triệu chứng hô hấp cấp tính). Toàn bộ lá phổi của anh đều trắng xoá hết cả, không còn khả năng hô hấp.
Anh ta đã điều trị ECMO trong 117 ngày. Trong khoảng thời gian gần 1 tháng, lượng khí thông phổi của anh ta chỉ không đến 100cc. Nhưng rồi cuối cùng anh vẫn dần dần hồi phục trở lại.
Điều này quả thật quá thần kỳ. Vậy nên, dưới sự đồn thổi của giới truyền thông, ECMO ở Đài Loan đã trở nên nổi tiếng như vậy, và trên thực tế là đã có một vài trường hợp rất thành công. 
Bài diễn thuyết chấn động của thị trưởng thành phố Đài Bắc: Vinh hoa phú quý rồi cũng mất! - Ảnh 2.
Một bài báo phản ánh thông tin một bệnh nhân sống được suốt 16 ngày trong trạng thái không có tim nhờ phương pháp ECMO.
Nhưng các kênh truyền thông chỉ đưa tin về những trường hợp thành công chứ không đề cập đến những ca thất bại.
Là một bác sĩ, chứng kiến những ca thành công đương nhiên rất vui mừng, nhưng cũng không thể quên đi những ca thất bại. Nó thật sự ám ảnh tôi. Từng có một đứa trẻ vừa mới chào đời được nửa tháng đã mắc phải bệnh tim bẩm sinh.

Sau khi phẫu thuật tim, sự sống hoàn toàn nhờ vào máy trợ tim phổi, vậy nên đã lắp đặt ECMO. Nhưng không đến 3 ngày sau, chân của bé đã chuyển sang màu đen.
Lúc này, bác sĩ phải đối mặt với một lựa chọn đau lòng, hoặc phải cưa mất hai chân của bé rồi tiếp tục cứu chữa với cơ hội thấp, hoặc là chấm dứt điều trị tránh tổn thất, đau đớn. Đây chính là áp lực rất lớn, khiến bạn vô cùng khó xử, tiến thoái lưỡng nan.
Lại có một cậu bé 7 tuổi, mắc viêm phổi, ung thư máu khuẩn cầu đôi, khiến hô hấp vô cùng khó khăn, lại xuất hiện bệnh biến chứng, tứ chi đều đã chuyển sang màu đen.
Là một bác sĩ, bạn phải đối mặt với sự lựa chọn khủng khiếp này. Nếu muốn cứu bé, thì bạn phải cưa bỏ tứ chi, còn như không cứu, thì cần phải tháo các thiết bị đi. 
Nhưng đôi mắt long lanh của bé vẫn ngước nhìn bạn, ý thức vẫn còn rõ ràng, biết xin nước uống. Ai nỡ đành lòng chấm dứt cơ hội sinh tồn của sinh linh bé nhỏ ấy đây? 

Mọi người hãy thử nghĩ xem, trong thời khắc sinh tử, khi bệnh nhân thần trí vẫn rõ ràng, tôi làm sao nói được với họ rằng: "Cậu bé này, nếu như cậu muốn sống tiếp, chúng tôi cần phải cắt bỏ tứ chi của cậu, hoặc là thôi, cậu không cần sống tiếp nữa". Bạn làm sao có thể nói chuyện sống chết này với một cậu bé 7 tuổi đây?
Ngoài 30 tuổi, tôi được làm chủ nhiệm, cảm thấy y học rất lợi hại, cái gì cũng đều có thể giải quyết.
Sau khi tôi hơn 40 tuổi, thường có những ca lắp đặt ECMO thất bại, người nhà bệnh nhân hỏi tôi: "Tại sao người khác thì cứu sống được, còn người nhà chúng tôi lại không thể cứu sống?".
Tôi không biết phải trả lời thế nào?Tại sao tứ chi của người bệnh lại chuyển sang màu đen? Nếu tôi biết được thì đã có thể tránh được rồi, nhưng tôi thật sự không hiểu gì cả. 

Khi ngoài 50 tuổi, cuối cùng tôi cũng đã nghĩ thông suốt. Bác sĩ là người chứ không phải là Thần, chỉ có thể tận hết sức lực, chỉ vậy mà thôi. Dù cho y học phát triển đến mức nào thì vẫn là có giới hạn.
Với khoa học kỹ thuật hiện tại, không có tim, phổi, thận người ta vẫn có thể sống được, nhưng lẽ nào cứ đeo bên mình đống máy móc như vậy mà sống cả đời sao? 

Trời đất có Xuân, Hạ, Thu, Đông, cây cỏ mùa Xuân thì đâm chồi, nẩy lộc, mùa Hạ thì kết quả, ra hoa, mùa Thu bắt đầu thay vỏ, vàng lá, đến khi Đông về thì trút lá xạc xào, cành khô, thân nứt.
Người làm vườn có cách nào thay đổi được loại quy luật ấy hay không? Họ chỉ có thể tận sức chăm sóc vun trồng để những bông hoa kia khi nở rộ trông đẹp đẽ hơn, sống được thời gian dài lâu hơn mà thôi.
Một bác sĩ có cách nào thay đổi được quy luật "Sinh – Lão – Bệnh – Tử" hay không? Điều này thực sự khó vô cùng. Bác sĩ chỉ là khiến cho người bệnh đang ở giữa vòng tuần hoàn "Sinh – Lão – Bệnh – Tử" ấy mà sống được dễ dàng hơn một chút, chỉ vậy mà thôi. 
Bác sĩ chỉ là người làm vườn trong vườn hoa của sinh mệnh, anh ta liệu có thể làm được gì khi đứng nhìn những cái cây đã khô héo, khi đối mặt với cái chết đây?

Một ngày nọ, trong lúc tôi đi thăm bệnh nhân, tôi đột nhiên hiểu ra đạo lý này. Kết cục của đời người chỉ có hai loại mà thôi: Cắm ống thở hay là không cắm ống thở. Nhưng rồi sau tất cả vẫn đều là cái chết.
Nếu có người hỏi tôi: "Cái chết là gì?" thì đáp án của tôi là: "Làm thế nào mới được coi là sống đây?".
Bởi vì con người nhất định đều sẽ chết, vậy nên cái chết không phải là mục đích của đời người. Đời người là một quá trình mà ở đó chúng ta không ngừng theo đuổi một điều gì đó, đây chính là đời người.
Bài diễn thuyết chấn động của thị trưởng thành phố Đài Bắc: Vinh hoa phú quý rồi cũng mất! - Ảnh 3.
Đứng giữa sự sống và cái chết, con người mới lại ngẫm về cuộc đời, mới đặt câu hỏi đời người suy cho cùng là gì. Ảnh minh họa.

Có một lần, tôi mời thầy giáo đã nghỉ hưu của mình và lớp trưởng cùng đi dùng cơm.
Ba người chúng tôi lên lầu hai của một nhà hàng Pháp có tên Sheraton, kết quả đã tiêu hết 26.000 Đài tệ (gần 20 triệu đồng), bình quân mỗi người là 9.000 Đài tệ (6,7 triệu đồng).
Khi nhìn thấy hóa đơn, mặt mày tôi tái mét: "Sao lại đắt đến vậy chứ!". Tôi chưa từng đến dùng bữa ở nơi nào đắt đỏ như vậy cả, chỉ là chọn đại mấy món, cũng không hiểu đã dùng món gì mà mất đến 26.000 Đài tệ.
Cả ngày hôm ấy và hôm sau, tôi đã không ngừng suy nghĩ về chuyện này. Bữa cơm đã tiêu tốn của tôi mất 9.000 Đài tệ, so với một suất cơm bình dân ở bệnh viện ngày thường tôi vẫn ăn thật chẳng khác nhau chút nào.
Dù là cao lương mỹ vị, dù là gan rồng, tuỷ phượng, ăn vào dạ dày rồi lại phải bài tiết ra ngoài. Vinh hoa, phú quý của đời người cũng thế, tranh đoạt cả đời, gom góp một kiếp, chết rồi lại chẳng thể mang theo.
Và ví thế nên tôi cho rằng: "Tất cả những thứ người ta theo đuổi, vinh hoa phú quý của đời người chẳng qua chỉ là một đống rác bỏ đi".
Tư tưởng Nho gia ảnh hưởng rất mạnh mẽ ở Á Đông nhưng đối với vấn đề sự sống – cái chết, họ cũng chỉ bàn đến một mức độ rất bề mặt. "Luận Ngữ" viết: "Vị tri sinh, yên tri tử" (chưa biết đạo lý của đời sống, sao lại thắc mắc về cái chết).
Hoặc như Khổng Tử cũng nói: "Triêu văn Đạo, tịch khả tử" (sáng nghe đạo, chiều chết cũng yên lòng). Nói tóm lại chính là không thích luận đàm về sống chết.
Còn cá nhân tôi thì luôn nghĩ về cái gọi là "trải nghiệm cận tử". Chỉ khi đối diện với cái chết, khi đứng trên ranh giới giữa sự sống và cái chết, người ta mới nhìn lại đời người là gì, ý nghĩa nhân sinh đích thực là chi?
Con người cuối cùng rồi sẽ phải chết, đời người chẳng qua chỉ là một quá trình theo đuổi và tìm kiếm ý nghĩa của nhân sinh. Mà ý nghĩa nhân sinh đó đôi khi không thể dễ mà nhìn ra. 

Trên con đường trở về với giá trị gốc của mình, người ta sẽ phải đi qua biết bao thống khổ, bơi qua một bể khổ vô bờ. Nghĩ lại thì kiếp sống này thật quá ư mông lung, nhân sinh này chính xác chỉ là giấc mộng.
Tôi xin dùng câu nói dưới đây làm lời kết cho bài thuyết trình hôm nay:
"Điều khó khăn nhất không phải là đối mặt với thất bại và sự đả kích, mà là khi phải hứng chịu những sự đả kích, dày vò, ta không hề đánh mất đi nhiệt tình đối với cuộc đời này".  

No comments: