Thiết
Trượng (8-8-2002)
Sau cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, kinh tế Hoa Kỳ bị chấn
thương mạnh. Thị trường chứng khoán tuột dốc thê thảm, kéo theo hàng chuỗi dài
báo cáo thất vọng, tiêu cực của các công ty "còn sống sót" từ to đến
nhỏ. Ông già Alan Greenspan của Ngân hàng Dự trữ Liên Bang Mỹ, trước đây
"phán" về kinh tế thị trường được "bốc thơm" là tiếng nói
đầy uy quyền hơn cả Tổng thống Mỹ, hiện giờ có xuất hiện nói năng gì, cũng chỉ
được người đời ngắm nhìn như một "con bò già" nhai lại những điều cũ
rích, lỗi thời. Chính vì vậy, đã có lúc với lời tuyên bố lạc quan của ông, thị
trường chứng khoán thường phải đi lên để giúp nền kinh tế được sáng sủa, thì
kết quả lại đảo ngược "tối mò mò" khiến dân đầu tư mặt mũi cứ nghệt
dài hơn.
Trả đũa trước mắt của Hoa Kỳ là diệt cho hết "tàn dư"
Taliban và Al Qaeda, việc này cũng còn cần thêm thời gian vì nhóm ác ôn, côn đồ
đang lẩn trốn nơi rừng sâu núi thẳm, đầy hiểm hóc vùng biên giới Hồi-A phú Hãn.
Trước đó, khởi đầu cuộc họp ngày 26 tháng 7, Nam Dương e ngại Mỹ dựa vào việc này để đưa quân trở lại vùng Đông Nam Á và muốn thỏa ước nếu có phải phù hợp với các bảo đảm của Liên Hiệp Quốc về chủ quyền quốc gia. Chúng ta còn nhớ, khi xảy ra sự xung đột tôn giáo tại Nam Dương, các phần tử quá khích Hồi đã chặt đầu các tín đồ Thiên chúa giáo và xách đầu đi khơi khơi trên đường lộ. Cộng Sản Việt Nam, (băng đảng khủng bố chính hiệu từ thời còn hoạt động trong bóng tối và hiện nay vẫn còn áp dụng chính sách đàn áp này với các thành phần đối lập), liền dựa vào đó hùa theo Nam Dương và hô hào các thành viên khác giữ nguyên tắc "không can thiệp" vào nội bộ của nước khác. Cuối cùng, CSVN và Nam Dương đành chịu thua khi đa số chấp thuận thỏa hiệp "chống khủng bố" với Hoa Kỳ.
[Hình: Các nạn nhân bị chặt đầu ở Nam Dương. - No other God but
Allah (source: www.williamthrash.com)] Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Powell cho biết, các quốc gia ký kết không được lợi dụng Chiến dịch chống khủng
bố để đàn áp các phần tử bất đồng chính kiến hợp pháp và vấn đề nhân quyền vẫn
cần phải được bảo vệ. Chính những câu thòng này của Ngoại trưởng Mỹ khiến
CSVN ấm ức, nhưng vẫn không làm sao xoay chuyển được ý định của các quốc gia
Asean chấp thuận ký kết với Mỹ chống khủng bố.
Bên Cận Đông và Âu châu, ngoại trừ Anh, Hoa Kỳ đang vất vả thuyết phục các quốc gia Ả Rập và Tây Âu đồng thuận để Hoa Kỳ "phạng" Iraq. Coi mòi tình thế có vẻ không êm xuôi, dù Hoa Kỳ đã hơn nửa năm nay công khai bắn tiếng là sẽ lật đổ Saddam Hussein. Ngay Nhật Bản ở Á châu cũng chả muốn góp phần chi phí cho vụ đánh Hussein nữa. Trước đây, sau chiến tranh vùng Vịnh thời Bush "bố", Thủ tướng Nhật đang trình bày trên diễn đàn ở Quốc Hội, chút xíu nữa lãnh nguyên chiếc giày thể thao vào mặt. Lý do, một dân đen dự thính, tức quá phản đối: "Trước khi Mỹ thả bom, đem quân đánh Irak, tụi nó có hỏi ý kiến mình đâu, sao bây giờ xong chuyện, mình lại phải đóng tiền chi phí quân sự cho chúng?" Đi kèm lời phản đối là chiếc giày được tháo ra bay vèo từ hàng ghế trên lầu xuống bục giảng của Thủ tướng Nhật.
(HìnhTrái:
Ngoại Trưởng Powell và Bộ trưởng Ngoại thương Nhật Yoriko Kawaguchi. - Hình
Phải: Bất đồng ý kiến , đánh nhau loạn xà ngầu tại Quốc Hội Nhật)
Hiện thời, dù "đơn thân độc mã" hay hiếm hoi được vài ba
đồng minh thân thiết hỗ trợ, Hoa Kỳ có thể phải chọn con đường đánh Iraq. Không
đánh không được! Người viết bài tạm thời cướp nghề "sờ mu rùa" của
các đấng chiêm tinh, bói toán để nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ khởi động chiến tranh nhắm
vào Iraq.
Chiến tranh tâm lý đã được "dàn dựng" từ Âu sang Á, từ Bắc đến Nam Phi. Khủng bố được "gài" do Hussein ủng hộ, chi tiền; chưa kể nhà độc tài Iraq còn "âm miu" chế bom hạch nhân, vi trùng độc tố... Nghĩa là, theo Hoa Kỳ, Hussein đáng tội chết lắm rồi! Kêu gọi bà con tiếp tay diệt hắn, nhưng bà con chưa đồng ý, nay vì tình trạng... (xem lời giải thích cho nguyên cớ tấn công khi chuyện xảy ra trong tương lai)..., Hoa Kỳ bắt buộc phải tấn công Iraq.
Thiết Trượng
(Trang
Chiến Hữu, Mục Lính Nghĩ Gì
Nhật báo Viễn Đông số 1653 CN 25 tháng 8, 2002)
No comments:
Post a Comment