February 27, 2007

(62) Còn khuya mới có chúng Ông

Thiết Trượng (8-2002)

Sách Cổ Học Tinh Hoa có nhiều chuyện dạy đời rất hay. Thế nhưng hậu thế không coi làm trọng, như chuyện Hứa Do, Sào Phủ chẳng hạn. Sào Phủ giắt trâu đi ngang suối, thấy Hứa Do đang lấy nước rửa tai, hỏi nguyên cớ. Hứa Do nói ngứa tai vì người ta mời ra làm vua. Sào Phủ bèn giắt trâu ngược lên dòng nước và ngoái đầu nói lại với Hứa Do, ý rằng "chuyện anh kể thối bỏ mẹ làm bẩn cả nước trâu ta uống!"

Trên mảnh đất tạm dung, tự do tư tưởng và ngôn luận được tôn trọng, nhưng có một số người thích giáo dục người khác phải theo ý tưởng của mình và cho sự trái ngược là hủ lậu ngoan cố, không thức thời. Mới đây, cái chết của một tướng già Cộng sản hết thời, hết quyền đã làm tốn hao nhiều giấy mực và nước bọt của người tỵ nạn CS. Chúng tôi nhấn mạnh về tỵ nạn chỉ để nhắc sự kiện ông tướng CS đó, trước 1975, quyền hạn của ông trùm cả miền Nam. Một chính ủy cấp thấp nhất đã là người có quyền sinh sát tại đơn vị mình đảm trách, huống chi ông ta trách nhiệm toàn cõi lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Bao nhiêu nạn nhân chiến cuộc, từ dân lành đến các chiến sĩ Quân lực VNCH kể cả các thành phần Mặt trận Giải phóng Miền Nam lẫn "Sinh Bắc, Tử Nam", bàn tay ông đều dính máu của họ. Đối với các nhà nhân quyền thế giới, nếu có hồ sơ kiện tụng đệ nạp, tướng Trần Độ và các đồng bọn có thể bị truy tố với tội danh diệt chủng hay tội phạm chiến tranh. 

(54) Tiếng kêu trong sa mạc?

Thiết Trượng (Dec 1999)

Thủ đô người Việt tỵ nạn được bà con gán cho vùng Orange County (Hình chụp năm 1955) , thuộc tiểu bang California, một quận hạt cũng có rất đông sắc dân Châu Mỹ La Tinh. Thế mà, cả tháng nay báo chí Mỹ lập đi lập lại tin "Đại bồi thẩm đoàn" Orange County lâu nay không có một mống thành viên gốc thiểu số nào. Quận hạt nói rằng họ sẽ đăng trên báo ngôn ngữ Tây Ban Nha và Việt Nam để kêu gọi hai nhóm đông dân nhất của địa phương lưu tâm, chả lẽ để 19 vị thường trực và 11 ngài có vai trò luân phiên đều là da trắng cả như hiện giờ thì "khó coi" quá; chưa kể ba phần tư các ngài này đều "già cúp bình thiếc" trên 60 niên. Ba năm trước còn đỡ, trong 19 vị đại bồi thẩm thì một phần ba là gốc thiểu số. Còn hiện nay, theo ông tòa Tối Cao Pháp Viện Robert Jameson, "vô lý quá", khi dân đông nhất quận hạt khoảng 30% thuộc gốc Châu Mỹ La tinh, thứ nhì 13% là dân gốc Á châu mà cả hai sắc dân cùng có nhiều người trẻ, trung bình ở tuổi 33, đều "mất mặt" trong đại bồi thẩm đoàn!

Chả là ngài quan tòa Jameson đang chịu trách nhiệm "tuyển mộ" các ông bà trong thành phần "tòa án nhân dân" để trình diện bà con vào ngày 1 tháng 7 năm 2000 tới đây. Chưa bao giờ thấy một chức vụ mà dân gốc thiểu số lại được ba tòa quan nhớn ưu ái kỹ như vậy. Nếu nói là "năn nỉ", "lạy lục" thì hơi lộng ngôn. Nhưng việc này đăng tải trên báo chí nhiều lần, dưới nhiều dạng thái khác nhau, khi thì trong mục tin tức của tuần này rồi lập lại trong tuần khác với nhiều chi tiết, khi thì xuất hiện cả trong mục quan điểm. Như ngày Chúa nhật vừa rồi, 25 tháng 11 năm 1999, trên mục Quan điểm báo Los Angeles Times đã có một tựa đề: "Minorities: Grand Jury Needs You". Trong đó, một lời dặn dò ưu ái cho ai hứng thú việc này, có thể lại lấy đơn tại bất cứ tòa án thành phố của quận hạt hay là dùng đường dây điện thoại "nóng" ("hotline" đàng hoàng!):(714) 834-6747, hoặc tìm trên điện toán: http://www.oc.ca.gov/superior. Hạn cuối nộp đơn là ngày 31 tháng 1 năm 1999.

February 26, 2007

(53) Thành phố vàng



Thiết Trượng (11-1999)

Hoa Kỳ có một ngày lễ rất đáng ca tụng là Thanksgiving Day. Ngày lễ đầu tiên xảy ra ngày nào không ai còn nhớ. Chỉ biết xuất xứ từ buổi lễ cảm tạ Thượng Đế của một nhóm Thanh giáo và câu chuyện của họ sẽ được tiếp nối sau vài mẩu chuyện "lạ và khác thường" của lịch sử Hoa Kỳ.
Cách đây hơn năm trăm năm, vào ngày 12 tháng 10 năm 1492, Kha Luân Bố cùng đoàn thủy thủ trên ba chiếc tàu cỡ nhàng nhàng tắp được vào hòn đảo của San Salvador rồi yên chí là đã khám phá ra một lộ trình mới đến xứ Ấn Độ. Hồi ấy, "Bố" Kha Luân "hột vịt lộn" Haiti là Nhật Bổn và Cuba thì được xem là phần đất của lục địa Á châu; dù rằng sau đó "ngựa theo đường cũ" người đã "đi đi, về về" mấy phùa thăm viếng tận Trung và Nam Mỹ. Cả cho đến lúc trước khi qua đời "Bố" Kha Luân nhà mình vẫn cứ "chắc như bắp" tìm ra được con đường ngắn, dễ đi tới vùng Á châu, một vùng đất mà "Bố" Kha Luân nhà mình thấy có vẻ "hơi là lạ" so với những gì người đi trước mô tả.
 
 
 (Hình Trái:tượng Columbus - Phải: Ponce de Leon)

Sau cái nhầm "nho nhỏ" đó, tiếp đến là những khám phá "vĩ đại" của các nhà thám hiểm Âu châu bung theo con đường của Kha luân Bố sang một lục địa mới mênh mông. Tôi chỉ đề cập đặc biệt về một số người Tây ban Nha thám hiểm do mục đích tìm vàng và hấp lực của nó khiến nhiều nhà thám hiểm này mầy mò, trèo đèo vượt suối đã tìm ra được những vùng đất mới trong thế kỷ 15. Trong số đó, người đầu tiên là Ponce de Leon (Hình trên bên phải). Anh chàng đi tìm hai thứ không bao giờ thấy: vàng và suối... trường sinh!
Nhưng nhờ tham vọng này Florida được khám phá.

February 25, 2007

(52a) Trái tim đông lạnh

Thiết Trượng (11-1999)

Như trong Thế Sự Bềnh Bồng số 15 với tựa bài "Chở củi về rừng", độc giả được loan báo, sau cuộc điện đàm rất khuya ngày 16 tháng 10 của Clinton với Giang Trạch Dân, đã có một cuộc "đính hôn" giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn về "sự hỗ tương mạnh mẽ" bằng sự "mở đường" cho Trung Cộng (TC) gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch quốc tế.

Xế trưa ngày 15 tháng 11, đại diện phái đoàn mậu dịch của Mỹ là "người đẹp" Charlene Barshefsky và bộ trưởng ngoại thương TC Shi Guangsheng đã ký kết thỏa ước thương mại song phương.

Sau 13 năm "cò cưa", chính quyền Clinton đã ban "tối huệ quốc" cho con sư tử TC. Có tấm thông hành này sớm muộn TC sẽ gia nhập Tổ chức Mậu dịch Quốc tế, một nơi mà Hoa Kỳ đã "giữ rịt" chân Đài Loan không cho con rồng Á châu này bước vào. Trong tuần lễ trước ngày ký kết, nhiều nhà bình luận và chính trị gia Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Clinton về việc sắp ký kết thỏa ước song phương thương mại với Trung Cộng. Tay mơ về chính trị như nhà tỉ phú Forbes (Hình dưới) , chủ nhân tạp chí Forbes chuyên về tài chánh, dù bỏ tiền túi ra rất nhiều trong lúc vận động tranh cử mà cứ... thua đều đều, vẫn rất khoái ra làm Tổng thống Mỹ, tuyên bố việc chính quyền Clinton hỗ trợ một chính quyền độc tài "ngoan cố", một quốc gia còn "bất ổn" như Trung cộng sẽ đe dọa hòa bình thế giới khi họ đang xây dựng một trọng tâm quân sự với vũ khí hạch tâm. "Không thể để con trẻ và đồng minh của chúng ta rất dễ bị tấn công bởi hỏa tiễn nguyên tử của Trung cộng. Dẹp cái vụ thương lượng âu yếm 'em cưng' đó đi. ("No more leaving our children and our allies vulnerable to Chinese nuclear missiles. And no more sweetheart trade deals.") Với Đài Loan, ông Forbes cho biết, dù Trung cộng vẫn nói đó là một tỉnh của họ, chúng ta phải cho phép mua hệ thống phòng thủ hỏa tiễn.
 

February 24, 2007

(52) Nếu…

Thiết Trượng (5-2002)

Trong cuộc sống hầu như bất như ý của phần đông nhân loại, mỗi khi quay về dĩ vãng, người ta thường tiếc nuối và hay giả thiết đừng thế này, thế nọ. Tựu chung, có thể tóm tắt bằng chữ NẾU.
Trong một bài trước với tựa đề “Bất Tuân Quân Kỷ”, chúng tôi có nhắc đến ông tướng cứng đầu Patton (Hình trên) của quân đội Hoa Kỳ. Một trong những ý kiến chống đối của ông về mưu đồ của Cộng sản Nga, NẾU được Đồng minh và chính quyền Mỹ thời ấy lưu tâm , chắc chắn chúng ta đã không phải lưu lạc xứ người và ngồi đây để đọc tờ báo này.

(51) “Người bạn” không muốn gặp.

Thiết Trượng (11-1999)
Các cụ nhà mình vẫn nói "Ngọt mật chết ruồi", nhưng thói đời hầu hết người ta vẫn "khoái tỉ" được người khác tâng bốc cho đi tàu bay giấy. Có lẽ người Cộng sản VN rất ma-lanh việc này, nên dân đen đã được thổi đu đủ thật nhiều bằng các mỹ từ rất kêu. Chẳng hạn như: nhân dân thì "làm chủ đất nước" còn cán bộ chỉ là "đầy tớ nhân dân"!... Nhưng có sống dưới chế độ của CS, người ta mới ao ước ngược đời chỉ mong mình được làm thằng "đầy tớ" cho nó khỏe, có "nhà cao cửa rộng", hưởng nhiều "đặc quyền, đặc lợi"; còn "làm chủ" thì chỉ đói meo rã họng. Các đầy tớ từ cao xuống thấp đều lo nhét vào hầu bao càng chặt càng tốt, cái gì được tiền là bán, là cho phép; người ngoại quốc thì quá tốt vì vớ bở hơn, không cần biết hậu quả việc làm có di hại cho dân chúng, đất nước hay không. Hải sản dưới biển thì cho phép tàu cá Nhật Bổn (Hình: Một loại tàu đánh cá nhỏ của Nhật) tha hồ cào sát tận đáy, "bung lên hết" các loại thảo mộc là chất dinh dưỡng cho các loại hải sản sinh tồn và trú ẩn. Cây cối trên rừng, kể cả các thứ hiếm quí, nhiều loại niên kỷ đã mấy trăm năm đã bị các ngài "đầy tớ" nhắm mắt làm phép biến mất...
Thảm cảnh lụt lội nơi quê nhà tại miền Trung (Hình: Hội An) đầu tháng 11, hậu quả một phần là nước trên nguồn không có gì ngăn chặn nên băng băng xuống đồng bằng như thác đổ. Tôi không rõ có phải với dụng ý tuyên truyền hay không, nhưng nội dung câu chuyện sau đây, tôi nghĩ các "đầy tớ nhân dân" có trách nhiệm ở VN hiện nay hãy suy nghiệm. Thời ông Ngô đình Diệm làm Tổng thống, nhân một chuyến kinh lý tại Đà Lạt, tình cờ ông thấy một đám khói từ một rừng thông ở xa, bèn hỏi đám tùy tùng cớ sự. Khi biết dân đốt cỏ làm rẫy sơ ý để cháy rừng, ông nổi giận la trách các người trách nhiệm địa phương, đại ý rừng mà không dưỡng sẽ gây họa lụt lội cho đồng bằng; dân chúng ngu dốt không biết thì phải dạy cho họ. Từ đó có luật phạt rất nặng kẻ nào đốt hay làm cháy rừng... 
 
Còn mỹ từ "cảnh sát là bạn dân", tôi không nhớ có bắt nguồn từ thời chính phủ ông Diệm hay không. Thôi cứ tạm cho là đúng về thời điểm xuất xứ đi. Trước 75, ở miền Nam hễ ai nhắc tới tiếng "bạn dân", mọi người đều biết là sự diễu cợt ám chỉ bên cảnh sát.

(50) Chở củi về rừng

Thiết Trượng (11-1999)

Như thông tin cho biết, cuộc họp quốc tế của các bộ trưởng thương mại sẽ được tổ chức vào ngày 30 tháng 11 này tại Seattle, tiểu bang Washington của Hoa Kỳ. Con sư tử Trung Cộng đang được chim ưng Clinton "o bế" để dẫn dụ các quốc gia khác đồng ý cho gia nhập Tổ chức Mậu dịch Quốc tế (WTO), đương nhiên sau một cuộc đổi chác "đôi bên lưỡng lợi". Nhưng mới đây các vụ bắt bớ, đánh đập giam cầm các đệ tử Pháp Luân Công không biết có gây cản trở cho "công lao" của chính quyền Clinton với con bài của mình không.

Theo David E. Stanger của The New York Times ngày 2-11-99, sau một loạt trao đổi bí mật với Bắc Kinh hai tuần qua, Bạch Ốc đang gấp rút kết thúc sự thỏa thuận vào cuối tháng này trong hy vọng dọn đường cho Trung cộng vào tổ chức WTO dù Quốc Hội chưa thông qua thỏa ước cho tới sang năm. Đốm lửa rọi sáng bắt đầu sau một cuộc điện đàm rất khuya vào ngày 16 tháng 10 khi Clinton gọi cho Giang trạch Dân (Hình: Giang và Hồ Cẩm Đào), từ đó cho thấy đã có một cuộc "đính hôn" giữa Bắc Kinh và Hoa thịnh Đốn về sự hỗ tương mạnh mẽ. Theo lời những viên chức kỳ cựu, dù muốn dù không "thỏa ước khổng lồ" năm ăn năm thua này, dưới con mắt của Clinton là một "cú đánh ngoạn mục" nhất cho sự bang giao bền vững Mỹ-Hoa trong năm chót của ông?
 
Tòa Bạch Ốc chưa công khai phổ biến chi tiết cuộc điện đàm cũng như chiến lược nào áp dụng khi thảo luận để đạt được thỏa thuận. Theo sự tiết lộ từ các viên chức của Trung cộng và Hoa kỳ, chính Clinton đã tình nguyện trước bằng cách gửi cho các lãnh tụ Trung cộng những chi tiết đề nghị nhằm khai thông sự bế tắc bao lâu nay giữa hai quốc gia. Tuy chưa phổ biến công khai, nhưng tiết lộ cho biết cuộc thảo luận đã đề cập về viễn thông, dịch vụ tài chánh, tơ sợi...

(49) Kẻ dũng khí và đồ chết nhát

Thiết Trượng (10-1999)


Tháng 10 của người Mỹ được quan niệm là tháng của "Ma quỷ". Nó ảnh hưởng cả đến thị trường chứng khoán, khiến những quí vị chơi "stock" đang nhức đầu "hồi hộp" hằng ngày vì sự xuống dốc của nó mấy tuần qua. Riêng về chính tình có vài sự kiện, người viết xin tường thuật các diễn tiến thú vị của các cuộc biểu tình không phải của người Việt xảy ra gần đây trong tháng để độc giả tường lãm sự đối chọi của con người giữa XẤU và TỐT, giữa THIỆN và ÁC.


Theo hãng thông tấn AP, Thứ bảy 9 tháng 10, quí vị tị nạn Cộng sản gốc Cuba ở Miami làm một màn xuống đường chống giao lưu văn hóa với CS còn "hăng đì" và "náo nhiệt, ồn ào" hơn cả các cuộc biểu tình của người Việt chúng ta. Những người đi coi Đoàn vũ Cuba Los Van Van hôm trình diễn đã bị đám đông biểu tình nhổ nước miếng, chửi rủa tục tĩu kèm theo trứng thối, gạch đá, chai lọ...

February 18, 2007

(48) CÁI GIÁ CỦA TỰ DO

Thiết Trượng (10-1999)

Tin địa phương Orange County tại Nam Cali ngày Thứ ba 12 tháng 10 năm 1999 cho biết một ông bố Việtnam bị tống giam vì tội dùng gậy đét đít hai quí tử 17 và 18 tuổi. Nơi nhà giam, ông Nguyễn n. Đức 43 tuổi, phụ bếp cho một nhà hàng, kể cho phóng viên Trần Mai rằng khi đi làm về lúc 7 giờ tối hôm thứ bảy thì được biết là hai đứa con đi dự sinh nhật mà không hỏi ông trước. Sáng hôm sau lúc 8:30g, ông đánh thức hai "tội nhân" dậy, bắt nằm xuống sàn và dùng cây đét vào đít vài roi. Cảnh sát đến bắt ông vì đứa con gái của ông bốc điện thoại gọi.

Ông Đức rơm rớm nước mắt khi nói: "Tôi làm như thế vì sợ chúng a-dua theo du đãng hoặc dại dột nghe lời xúi bẩy đi làm bậy bạ để bị bắn. Tôi đánh chúng đâu phải thù ghét gì chúng nó." Báo cáo của cảnh sát cho biết ông VN này đã dùng một cành cây lấy ở ngoài vườn, dài 26-inch có đường kính 1-inch rưỡi để "quất" vào mông hai quí tử. Với báo cáo này người cha đáng thương đã bị kết tội "ác độc và hành hung với vũ khí làm chết người". Cũng theo báo cáo của nhân viên công lực vết thương của hai đứa con chỉ là những vết hằn đỏ nơi bị đòn không cần phải dùng thuốc chữa trị! Ông bà Đức có năm người con, đến Mỹ từ năm 1981. Tiền thế chân cho ông Đức để tại ngoại hầu tra là $50.000 US.

February 11, 2007

(47) CHƯA GỌI LÀ PHẢN QUỐC ?


Thiết Trượng (10-1999)
Theo tin của hãng thông tấn AP ngày thứ ba 5 tháng 10 vừa qua, một nhóm “chưa có tên” gồm nhiều cựu quân nhân Hoa Kỳ đã “đổ bộ” hai trăm năm chục ngàn (250,000) thư thỉnh nguyện xuống gần tòa nhà Quốc hội, chất cao lù lù 4-foot như mả Đạm Tiên. Đống thư chỉ có mục đích hỏi các ông bà dân cử có bảo đảm rằng sau khi trao trả kênh đào Panama (Hình chụp trên đầu bài năm 1994), tàu bè con cháu chú Sam vẫn thong thả qua lại cửa nẻo nơi eo biển này không. Vì tin tức cho biết một công ty của Hồng Kông đã sang nhượng được kênh đào. Hồng Kông bây giờ đã thuộc Trung Cộng, nên trong tương lai kiểm soát con đường thông thương hai đại dương, con “sư tử thức dậy” này sẽ “đàng goàng” chễm chệ ngồi giữa lục địa Mỹ châu “kiểm soát” quốc gia nào đi vào châu này và các châu khác theo con đường ngắn gọn. Với thỏa ước ký năm 1977, vào ngày 31 tháng 12 năm 1999 lực lượng quân sự Mỹ cuối cùng đang đồn trú tại kênh đào Panama phải rút khỏi nơi đây để trao lại cho chủ nhà. Xưa kia, năm 1904, khi Panama sang nhượng kênh đào quan trọng này, người Mỹ tưởng đâu như vĩnh viễn thuộc mình, ngờ đâu tiến trình dân chủ của nhân loại đã khiến Hoa Kỳ phải ngồi lại với Panama để có một thỏa ước mới và hậu quả là cuối năm nay, Hoa kỳ không còn quyền kiểm soát sự thông thương nơi eo biển giữa hai đại dương.