Thiết Trượng (Dec 1999)
Thủ đô người Việt tỵ nạn được bà con gán cho vùng Orange County (Hình chụp năm 1955) , thuộc tiểu bang California, một quận hạt cũng có rất đông sắc dân Châu Mỹ La Tinh. Thế mà, cả tháng nay báo chí Mỹ lập đi lập lại tin "Đại bồi thẩm đoàn" Orange County lâu nay không có một mống thành viên gốc thiểu số nào. Quận hạt nói rằng họ sẽ đăng trên báo ngôn ngữ Tây Ban Nha và Việt Nam để kêu gọi hai nhóm đông dân nhất của địa phương lưu tâm, chả lẽ để 19 vị thường trực và 11 ngài có vai trò luân phiên đều là da trắng cả như hiện giờ thì "khó coi" quá; chưa kể ba phần tư các ngài này đều "già cúp bình thiếc" trên 60 niên. Ba năm trước còn đỡ, trong 19 vị đại bồi thẩm thì một phần ba là gốc thiểu số. Còn hiện nay, theo ông tòa Tối Cao Pháp Viện Robert Jameson, "vô lý quá", khi dân đông nhất quận hạt khoảng 30% thuộc gốc Châu Mỹ La tinh, thứ nhì 13% là dân gốc Á châu mà cả hai sắc dân cùng có nhiều người trẻ, trung bình ở tuổi 33, đều "mất mặt" trong đại bồi thẩm đoàn!
Chả là ngài quan tòa Jameson đang chịu trách nhiệm "tuyển mộ" các ông bà trong thành phần "tòa án nhân dân" để trình diện bà con vào ngày 1 tháng 7 năm 2000 tới đây. Chưa bao giờ thấy một chức vụ mà dân gốc thiểu số lại được ba tòa quan nhớn ưu ái kỹ như vậy. Nếu nói là "năn nỉ", "lạy lục" thì hơi lộng ngôn. Nhưng việc này đăng tải trên báo chí nhiều lần, dưới nhiều dạng thái khác nhau, khi thì trong mục tin tức của tuần này rồi lập lại trong tuần khác với nhiều chi tiết, khi thì xuất hiện cả trong mục quan điểm. Như ngày Chúa nhật vừa rồi, 25 tháng 11 năm 1999, trên mục Quan điểm báo Los Angeles Times đã có một tựa đề: "Minorities: Grand Jury Needs You". Trong đó, một lời dặn dò ưu ái cho ai hứng thú việc này, có thể lại lấy đơn tại bất cứ tòa án thành phố của quận hạt hay là dùng đường dây điện thoại "nóng" ("hotline" đàng hoàng!):(714) 834-6747, hoặc tìm trên điện toán: http://www.oc.ca.gov/superior. Hạn cuối nộp đơn là ngày 31 tháng 1 năm 1999.
Đương nhiên trong lời khuyến dụ đã nêu lên vai trò quan trọng của các vị đại bồi thẩm đoàn mà những người tâm huyết của bất cứ cộng đồng thiểu số nào cũng muốn dự phần vào đó. Nhưng vài trở ngại sau đây, có lẽ đã "loại bỏ" nhiều ứng viên ngay vòng đầu. Trước hết là khả năng nói, đọc và hiểu Anh ngữ thông thạo (tôi không nói đến vấn đề viết, vì sự thực một người Mỹ trung bình, "spelling" sai tùm lum lắm). Thứ nhì, quan trọng và then chốt cho nhiều người là tiền lương, rất "tượng trưng" chỉ $25.00 một ngày, mà làm việc thì ngày đực ngày cái, làm ngày nào sào ngày ấy, có tuần chỉ làm 4 ngày. Chưa kể vài điều phụ thuộc khác, như là hồ sơ lý lịch "phải sạch", chưa từng ăn trộm ăn cắp, chưa bị cảnh sát thăm hỏi vì "bạt tai, đá đít vợ con"... Hoặc là sức khỏe thuộc hạng trung bình, nghĩa là không phải loại "giả ngây, giả điếc" hoặc "nửa điên, nửa khùng"...
Theo Jorge Sanchez, giám đốc cơ quan nghiên cứu của Lance Ito, ngôn ngữ là trở ngại chính cho số di dân "70% người lớn tuổi gốc Châu Mỹ Latinh không sinh tại Hoa Kỳ và phần đông lại chỉ biết nói tiếng Tây ban nha mà thôi." Chưa kể một tuần làm việc bốn ngày chỉ mang về 100 đồng, làm sao nuôi sống gia đình.
Điều này "đúng y boong" cho thành phần Việt Nam tỵ nạn ở quận Cam. Chẳng có gì xấu hổ khi nói rằng, hầu hết lứa tuổi trên 50 của các ông bà VN nhà mình tiếng Anh đều "ăn đoong". Vậy mà vẫn phải đi cầy với vốn liếng ngoại ngữ ít ỏi đó để nuôi sống gia đình. Thành thử, thực tâm có muốn ngồi vào "tòa án nhân dân", đa số cũng chịu thua. Mấy ông bà "dồi dào sinh ngữ", được bao người dám hy sinh cho gia đình chết đói để ôm cái chức vị "có tiếng mà không có miếng" ấy. Chỉ còn nhóm trẻ, 30 tuổi trở lại, có hứng thú vì lý tưởng với công việc "rẻ tiền" đó không mà thôi.
Nhưng tôi chắc nhóm trẻ không "lên đường" theo tiếng gọi của ông tòa Robert Jameson đâu. Vì họ vẫn còn luôn luôn bị khuyến dụ bên tai bởi những lời tuyên truyền hữu lý, gia nhập dòng chính "mainstream." Chỉ có những người lớp tuổi cha anh của họ, chẳng khác gì những con ngựa già đã dãi dầu mưa nắng, gió sương mới thấm đòn, thấy trước được con đường phải trải qua để nhắc nhở và nói lên những khúc mắc chông gai mà họ sẽ đương đầu.
Gia nhập "mainstream" là điều bắt buộc để sống còn, nhưng đừng mất gốc vẫn là điều quan trọng. Chúng ta muôn đời không thể nào gột rửa được bản chất "kỳ thị ít nhiều" nơi con người. Cho dù giới trẻ của chúng ta tài giỏi, siêu nhân cách mấy và hoàn toàn hội nhập vào đời sống người bản xứ, chúng ta không thể nào cấm cản người da trắng coi chúng ta là dân "da vàng, mũi tẹt." Và sau cái phán xét ấy, đương nhiên cách hành xử và thái độ của họ với đối tượng không thể nào bình đẳng được.
Ông quan tòa gốc Nhật ba đời tại Mỹ, Lance Ito, trong vụ xử án Simpson giết vợ, bị nhạo báng là một bằng chứng. Bóng tròn phụ nữ thế giới tháng 9 vừa qua, công bình mà nói, người có công nhiều nhất mang giải vô địch về cho Hoa Kỳ là thủ môn da den Briana Scurry sau cú đánh ra ngoài trái đá "penalty" của cầu thủ Trung cộng; nhưng có lẽ vì màu da của mình, cô đã không được các công ty của Hoa Kỳ mời đăng quảng cáo như các bạn người da trắng.
Bà Marcos, với những vụ ra tòa ở Mỹ, "tỉnh người" và đã dùng mọi giá để trở về Phi; sau khi lên máy bay đã tuyên bố "không bao giờ trở lại Mỹ". Một chuyện "mất dạy" nhất mới đây hồi trung tuần tháng 11 năm 1999, vụ người Hồi giáo dự tính lập một ngôi trường đạo Hồi ở Rancho Santa Margarita đã nhận được điện thoại nội dung "chúng bay hãy trở về sa mạc của tụi bay đi!" Ngôi trường này còn đang bị trì hoãn bởi cơ quan công quyền quận hạt là Orange County Planning Commission. Một vụ khác, cũng thời gian này, Hội đồng thành phố Buena Park đã bác bỏ quyết định cho phép xây một nhà thờ của Ấn Độ giáo...
Nhìn lại mới thấy Việt Nam trước 1975, người quốc gia đã thể hiện đúng lòng bao dung, đại lượng của tổ tiên khi cho phép người ngoại quốc cư trú trên đất nước mình và có thể mở trường, lập đền thờ cho sắc dân của họ...
Orange County hồi trước, đại bồi thẩm đoàn chỉ được mời gọi trong những vụ hình sự. Ngày nay, nhiệm vụ đại bồi thẩm nới rộng hơn, như một trợ lực cho vị quận trưởng, hàng năm làm một văn bản thẩm xét việc làm của một hay vài cơ quan công quyền nào đó. Thành thử bây giờ việc tuyển chọn còn căn cứ vào quá trình kinh nghiệm về nghiên cứu hay điều tra của ứng viên.
Với những "rắc rối sự đời" để làm một quan tòa nhân dân như tạm liệt kê trên, cộng thêm với tiền lương "chết đói", chỉ có các cụ Mẽo nhà ta dư ăn dư để, mới "quỡn" để đi làm lấy oai. Thành thử năm nào ở Orange County, đại bồi thẩm đoàn đều là các cụ via cà cộ hết. Năm ngoái, tuổi trung bình của các ngài trong thành phần "tòa án nhân dân" là 64 tuổi, trong đó 70% trên 60 tuổi và cụ ông đa số. Hiện nay thì ba phần tư các cụ trên 60 tuổi, tất cả da trắng bóc. Tìm được giới trẻ "đầy lý tưởng" hay quí vị sồn sồn trong "cộng đồng thiểu số" chịu khó ra ngồi ở tòa tối cao pháp viện quận hạt Orange này có lẽ còn khó hơn mò kim đáy biển.
Thủ đô người Việt tỵ nạn được bà con gán cho vùng Orange County (Hình chụp năm 1955) , thuộc tiểu bang California, một quận hạt cũng có rất đông sắc dân Châu Mỹ La Tinh. Thế mà, cả tháng nay báo chí Mỹ lập đi lập lại tin "Đại bồi thẩm đoàn" Orange County lâu nay không có một mống thành viên gốc thiểu số nào. Quận hạt nói rằng họ sẽ đăng trên báo ngôn ngữ Tây Ban Nha và Việt Nam để kêu gọi hai nhóm đông dân nhất của địa phương lưu tâm, chả lẽ để 19 vị thường trực và 11 ngài có vai trò luân phiên đều là da trắng cả như hiện giờ thì "khó coi" quá; chưa kể ba phần tư các ngài này đều "già cúp bình thiếc" trên 60 niên. Ba năm trước còn đỡ, trong 19 vị đại bồi thẩm thì một phần ba là gốc thiểu số. Còn hiện nay, theo ông tòa Tối Cao Pháp Viện Robert Jameson, "vô lý quá", khi dân đông nhất quận hạt khoảng 30% thuộc gốc Châu Mỹ La tinh, thứ nhì 13% là dân gốc Á châu mà cả hai sắc dân cùng có nhiều người trẻ, trung bình ở tuổi 33, đều "mất mặt" trong đại bồi thẩm đoàn!
Chả là ngài quan tòa Jameson đang chịu trách nhiệm "tuyển mộ" các ông bà trong thành phần "tòa án nhân dân" để trình diện bà con vào ngày 1 tháng 7 năm 2000 tới đây. Chưa bao giờ thấy một chức vụ mà dân gốc thiểu số lại được ba tòa quan nhớn ưu ái kỹ như vậy. Nếu nói là "năn nỉ", "lạy lục" thì hơi lộng ngôn. Nhưng việc này đăng tải trên báo chí nhiều lần, dưới nhiều dạng thái khác nhau, khi thì trong mục tin tức của tuần này rồi lập lại trong tuần khác với nhiều chi tiết, khi thì xuất hiện cả trong mục quan điểm. Như ngày Chúa nhật vừa rồi, 25 tháng 11 năm 1999, trên mục Quan điểm báo Los Angeles Times đã có một tựa đề: "Minorities: Grand Jury Needs You". Trong đó, một lời dặn dò ưu ái cho ai hứng thú việc này, có thể lại lấy đơn tại bất cứ tòa án thành phố của quận hạt hay là dùng đường dây điện thoại "nóng" ("hotline" đàng hoàng!):(714) 834-6747, hoặc tìm trên điện toán: http://www.oc.ca.gov/superior. Hạn cuối nộp đơn là ngày 31 tháng 1 năm 1999.
Đương nhiên trong lời khuyến dụ đã nêu lên vai trò quan trọng của các vị đại bồi thẩm đoàn mà những người tâm huyết của bất cứ cộng đồng thiểu số nào cũng muốn dự phần vào đó. Nhưng vài trở ngại sau đây, có lẽ đã "loại bỏ" nhiều ứng viên ngay vòng đầu. Trước hết là khả năng nói, đọc và hiểu Anh ngữ thông thạo (tôi không nói đến vấn đề viết, vì sự thực một người Mỹ trung bình, "spelling" sai tùm lum lắm). Thứ nhì, quan trọng và then chốt cho nhiều người là tiền lương, rất "tượng trưng" chỉ $25.00 một ngày, mà làm việc thì ngày đực ngày cái, làm ngày nào sào ngày ấy, có tuần chỉ làm 4 ngày. Chưa kể vài điều phụ thuộc khác, như là hồ sơ lý lịch "phải sạch", chưa từng ăn trộm ăn cắp, chưa bị cảnh sát thăm hỏi vì "bạt tai, đá đít vợ con"... Hoặc là sức khỏe thuộc hạng trung bình, nghĩa là không phải loại "giả ngây, giả điếc" hoặc "nửa điên, nửa khùng"...
Theo Jorge Sanchez, giám đốc cơ quan nghiên cứu của Lance Ito, ngôn ngữ là trở ngại chính cho số di dân "70% người lớn tuổi gốc Châu Mỹ Latinh không sinh tại Hoa Kỳ và phần đông lại chỉ biết nói tiếng Tây ban nha mà thôi." Chưa kể một tuần làm việc bốn ngày chỉ mang về 100 đồng, làm sao nuôi sống gia đình.
Điều này "đúng y boong" cho thành phần Việt Nam tỵ nạn ở quận Cam. Chẳng có gì xấu hổ khi nói rằng, hầu hết lứa tuổi trên 50 của các ông bà VN nhà mình tiếng Anh đều "ăn đoong". Vậy mà vẫn phải đi cầy với vốn liếng ngoại ngữ ít ỏi đó để nuôi sống gia đình. Thành thử, thực tâm có muốn ngồi vào "tòa án nhân dân", đa số cũng chịu thua. Mấy ông bà "dồi dào sinh ngữ", được bao người dám hy sinh cho gia đình chết đói để ôm cái chức vị "có tiếng mà không có miếng" ấy. Chỉ còn nhóm trẻ, 30 tuổi trở lại, có hứng thú vì lý tưởng với công việc "rẻ tiền" đó không mà thôi.
Nhưng tôi chắc nhóm trẻ không "lên đường" theo tiếng gọi của ông tòa Robert Jameson đâu. Vì họ vẫn còn luôn luôn bị khuyến dụ bên tai bởi những lời tuyên truyền hữu lý, gia nhập dòng chính "mainstream." Chỉ có những người lớp tuổi cha anh của họ, chẳng khác gì những con ngựa già đã dãi dầu mưa nắng, gió sương mới thấm đòn, thấy trước được con đường phải trải qua để nhắc nhở và nói lên những khúc mắc chông gai mà họ sẽ đương đầu.
Gia nhập "mainstream" là điều bắt buộc để sống còn, nhưng đừng mất gốc vẫn là điều quan trọng. Chúng ta muôn đời không thể nào gột rửa được bản chất "kỳ thị ít nhiều" nơi con người. Cho dù giới trẻ của chúng ta tài giỏi, siêu nhân cách mấy và hoàn toàn hội nhập vào đời sống người bản xứ, chúng ta không thể nào cấm cản người da trắng coi chúng ta là dân "da vàng, mũi tẹt." Và sau cái phán xét ấy, đương nhiên cách hành xử và thái độ của họ với đối tượng không thể nào bình đẳng được.
Bà Marcos, với những vụ ra tòa ở Mỹ, "tỉnh người" và đã dùng mọi giá để trở về Phi; sau khi lên máy bay đã tuyên bố "không bao giờ trở lại Mỹ". Một chuyện "mất dạy" nhất mới đây hồi trung tuần tháng 11 năm 1999, vụ người Hồi giáo dự tính lập một ngôi trường đạo Hồi ở Rancho Santa Margarita đã nhận được điện thoại nội dung "chúng bay hãy trở về sa mạc của tụi bay đi!" Ngôi trường này còn đang bị trì hoãn bởi cơ quan công quyền quận hạt là Orange County Planning Commission. Một vụ khác, cũng thời gian này, Hội đồng thành phố Buena Park đã bác bỏ quyết định cho phép xây một nhà thờ của Ấn Độ giáo...
Nhìn lại mới thấy Việt Nam trước 1975, người quốc gia đã thể hiện đúng lòng bao dung, đại lượng của tổ tiên khi cho phép người ngoại quốc cư trú trên đất nước mình và có thể mở trường, lập đền thờ cho sắc dân của họ...
Orange County hồi trước, đại bồi thẩm đoàn chỉ được mời gọi trong những vụ hình sự. Ngày nay, nhiệm vụ đại bồi thẩm nới rộng hơn, như một trợ lực cho vị quận trưởng, hàng năm làm một văn bản thẩm xét việc làm của một hay vài cơ quan công quyền nào đó. Thành thử bây giờ việc tuyển chọn còn căn cứ vào quá trình kinh nghiệm về nghiên cứu hay điều tra của ứng viên.
Với những "rắc rối sự đời" để làm một quan tòa nhân dân như tạm liệt kê trên, cộng thêm với tiền lương "chết đói", chỉ có các cụ Mẽo nhà ta dư ăn dư để, mới "quỡn" để đi làm lấy oai. Thành thử năm nào ở Orange County, đại bồi thẩm đoàn đều là các cụ via cà cộ hết. Năm ngoái, tuổi trung bình của các ngài trong thành phần "tòa án nhân dân" là 64 tuổi, trong đó 70% trên 60 tuổi và cụ ông đa số. Hiện nay thì ba phần tư các cụ trên 60 tuổi, tất cả da trắng bóc. Tìm được giới trẻ "đầy lý tưởng" hay quí vị sồn sồn trong "cộng đồng thiểu số" chịu khó ra ngồi ở tòa tối cao pháp viện quận hạt Orange này có lẽ còn khó hơn mò kim đáy biển.
No comments:
Post a Comment