Thiết Trượng (5-2002)
Trong cuộc sống hầu như bất như ý của phần đông nhân loại, mỗi khi quay về dĩ vãng, người ta thường tiếc nuối và hay giả thiết đừng thế này, thế nọ. Tựu chung, có thể tóm tắt bằng chữ NẾU.
Trong một bài trước với tựa đề “Bất Tuân Quân Kỷ”, chúng tôi có nhắc đến ông tướng cứng đầu Patton (Hình trên) của quân đội Hoa Kỳ. Một trong những ý kiến chống đối của ông về mưu đồ của Cộng sản Nga, NẾU được Đồng minh và chính quyền Mỹ thời ấy lưu tâm , chắc chắn chúng ta đã không phải lưu lạc xứ người và ngồi đây để đọc tờ báo này.
Một ông tướng đã đánh bại hùng binh chiến xa “Cọp bay” của tướng Đức Rommel bên Phi và rượt đuổi quân của Hitler tơi bời ở Âu Châu. Chiến thuật của Patton: “Tốc độ là điều quan trọng… Đoàn quân phải di động càng nhanh càng tốt… và tấn công bất thần như sấm sét”.
Được hỏi lý do tại sao binh đoàn 3 của ông không chiếm thủ đô Prague của Tiệp Khắc, sau lời đáp cho phóng viên ký giả chiến trường “Một cách chắc chắn tôi có thể nói tại sao”, ông ngừng lại giây lát, để nhìn đôi mắt đợi chờ nôn nóng của người hỏi, rồi mới chậm rãi tiếp: “Bởi vì chúng tôi không được lệnh chiếm Prague”.
Đây không phải là lần đầu ông bị thượng cấp trói chân tay, giống hệt như sau này quân đội VNCH trước 1975 đã phải thúc thủ trong nhiều trường hợp.
Tướng Patton biết mưu đồ của Nga muốn thống trị nhiều nước ở Đông Âu. Theo ông, quân đội Hoa Kỳ có thể dánh Nga thật dễ dàng vì người Nga dù có bộ binh thiện chiến nhưng họ thiếu pháo binh, phi cơ, chiến xa; trong khi Hoa kỳ vượt trội họ cả ba phương diện này.
Trong cuộc sống hầu như bất như ý của phần đông nhân loại, mỗi khi quay về dĩ vãng, người ta thường tiếc nuối và hay giả thiết đừng thế này, thế nọ. Tựu chung, có thể tóm tắt bằng chữ NẾU.
Trong một bài trước với tựa đề “Bất Tuân Quân Kỷ”, chúng tôi có nhắc đến ông tướng cứng đầu Patton (Hình trên) của quân đội Hoa Kỳ. Một trong những ý kiến chống đối của ông về mưu đồ của Cộng sản Nga, NẾU được Đồng minh và chính quyền Mỹ thời ấy lưu tâm , chắc chắn chúng ta đã không phải lưu lạc xứ người và ngồi đây để đọc tờ báo này.
Một ông tướng đã đánh bại hùng binh chiến xa “Cọp bay” của tướng Đức Rommel bên Phi và rượt đuổi quân của Hitler tơi bời ở Âu Châu. Chiến thuật của Patton: “Tốc độ là điều quan trọng… Đoàn quân phải di động càng nhanh càng tốt… và tấn công bất thần như sấm sét”.
Được hỏi lý do tại sao binh đoàn 3 của ông không chiếm thủ đô Prague của Tiệp Khắc, sau lời đáp cho phóng viên ký giả chiến trường “Một cách chắc chắn tôi có thể nói tại sao”, ông ngừng lại giây lát, để nhìn đôi mắt đợi chờ nôn nóng của người hỏi, rồi mới chậm rãi tiếp: “Bởi vì chúng tôi không được lệnh chiếm Prague”.
Đây không phải là lần đầu ông bị thượng cấp trói chân tay, giống hệt như sau này quân đội VNCH trước 1975 đã phải thúc thủ trong nhiều trường hợp.
Tướng Patton biết mưu đồ của Nga muốn thống trị nhiều nước ở Đông Âu. Theo ông, quân đội Hoa Kỳ có thể dánh Nga thật dễ dàng vì người Nga dù có bộ binh thiện chiến nhưng họ thiếu pháo binh, phi cơ, chiến xa; trong khi Hoa kỳ vượt trội họ cả ba phương diện này.
Trong một cuộc nói chuyện trên điện thoại với bạn ông là tướng Mc Carney, phụ tá tướng Eisenhower tổng tư lệnh lực lượng quân đội đồng minh, bạn ông đã báo cho ông biết là người Nga phàn nàn sao ông cố ý trì hoãn việc giải giới một số đơn vị Đức trong khu vực ông đảm trách, Patton đã hỏi ngược lại: “Tại sao anh để ý mấy thằng Nga khốn nạn đó? Không sớm thì muộn chúng ta phải đánh với chúng. Tại sao chúng ta không làm ngay bây giờ, trong khi quân đội chúng ta còn khỏe. Bọn Nga khốn nạn sẽ cụp đuôi về xứ trong vòng ba tháng. Chúng ta có thể làm việc này dễ dàng với sự giúp đỡ của lực lượng Đức mà chúng ta hiện có trong tay”.
Đại tướng Paul Harkins, một thời gian là tư lệnh quân đội Mỹ tại VN trước 1975 (Xem hình), lúc đó đang là Đại tá dưới quyền của tướng Patton, sau khi dứt cuộc đối thoại trên, được Patton quay sang nói lời “tiên tri”: “Tôi tin rằng chúng ta sắp đánh với bọn Nga, và nếu chúng ta không làm bây giờ, nhiếu năm sau chúng ta cũng làm, nhưng lúc ấy sẽ là một thời gian khủng khiếp cho chúng ta”.
Ông tướng cộc cằn nhưng thẳng tính đã có lần qua thông dịch viên trả lời một tướng Nga trong Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự ở Bá Linh mời Patton nhậu: “Hãy nói với thằng chó đẻ rằng đường lối mà Nga đang theo đuổi, tôi xem chúng như kẻ thù, thà cắt họng tôi ra còn hơn là uống rượu với kẻ thù của tôi”. Anh thông dịch viên xanh xám mặt mày, run rẩy: “Rất tiếc, thưa Đại tướng, tôi không thể nào nói với ông tướng Nga những lời ấy", nhưng Patton “ra lịnh” dịch từng câu, từng chữ mà ông vừa nói.
Thành thử NẾU cơ quan thuộc địa Pháp hồi đó ban cho Nguyễn Tất Thành một chức thư ký quèn, chúng ta đã không phải nghe đến cái tên Hồ Chí Minh (Hình HCM của Trần Trường treo ở tiệm Hi-Tex) đại gian đại ác và dân Việt đã không phải khốn nạn hứng chịu cái chủ nghĩa vô nhân cộng sản mà hậu quả bi đát đến giờ vẫn chưa hết buông tha.
Đấy là những cái tiếc nuối đau buồn về NẾU. Trên khía cạnh khác, người viết thấy một chuyện dưới đây có một ý nghĩa tích cực có vẻ đậm màu triết lý của một thể tháo gia. Anh này ít học, to lớn. Nặng hơn 300 lbs, cao 7.1 ft, được mua với giá hơn 120 triệu đô-la trong 10 năm. Đó là anh “trâu nước” Shag O’Neal của hội bóng rổ Lakers. Lời phát biểu, người viết không rõ có phải của anh ta hay là người phỏng vấn bịa ra rồi gán cho anh, nhưng ít ra có một cái nhìn khác về chữ NẾU.
Trước khi đấu ngày Chủ nhật 26 tháng 5 năm 2002, được hỏi Lakers sẽ ra sao NẾU thua Sacramento trong trận thứ 4 trước khi vào chung kết giải vô địch, O’Neal nói: “Tôi không tin vào chữ NẾU. NẾU cha tôi không gặp mẹ tôi rồi hẹn hò, rồi tiến xa, tôi đã chẳng có mặt tại đây. Tôi không tin vào chữ NẾU, nên đối với trận đấu này, tôi phải đốn gục họ bằng cách liên tục chiến đấu và chiến đấu…”
Đại tướng Paul Harkins, một thời gian là tư lệnh quân đội Mỹ tại VN trước 1975 (Xem hình), lúc đó đang là Đại tá dưới quyền của tướng Patton, sau khi dứt cuộc đối thoại trên, được Patton quay sang nói lời “tiên tri”: “Tôi tin rằng chúng ta sắp đánh với bọn Nga, và nếu chúng ta không làm bây giờ, nhiếu năm sau chúng ta cũng làm, nhưng lúc ấy sẽ là một thời gian khủng khiếp cho chúng ta”.
Ông tướng cộc cằn nhưng thẳng tính đã có lần qua thông dịch viên trả lời một tướng Nga trong Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự ở Bá Linh mời Patton nhậu: “Hãy nói với thằng chó đẻ rằng đường lối mà Nga đang theo đuổi, tôi xem chúng như kẻ thù, thà cắt họng tôi ra còn hơn là uống rượu với kẻ thù của tôi”. Anh thông dịch viên xanh xám mặt mày, run rẩy: “Rất tiếc, thưa Đại tướng, tôi không thể nào nói với ông tướng Nga những lời ấy", nhưng Patton “ra lịnh” dịch từng câu, từng chữ mà ông vừa nói.
Thành thử NẾU cơ quan thuộc địa Pháp hồi đó ban cho Nguyễn Tất Thành một chức thư ký quèn, chúng ta đã không phải nghe đến cái tên Hồ Chí Minh (Hình HCM của Trần Trường treo ở tiệm Hi-Tex) đại gian đại ác và dân Việt đã không phải khốn nạn hứng chịu cái chủ nghĩa vô nhân cộng sản mà hậu quả bi đát đến giờ vẫn chưa hết buông tha.
Đấy là những cái tiếc nuối đau buồn về NẾU. Trên khía cạnh khác, người viết thấy một chuyện dưới đây có một ý nghĩa tích cực có vẻ đậm màu triết lý của một thể tháo gia. Anh này ít học, to lớn. Nặng hơn 300 lbs, cao 7.1 ft, được mua với giá hơn 120 triệu đô-la trong 10 năm. Đó là anh “trâu nước” Shag O’Neal của hội bóng rổ Lakers. Lời phát biểu, người viết không rõ có phải của anh ta hay là người phỏng vấn bịa ra rồi gán cho anh, nhưng ít ra có một cái nhìn khác về chữ NẾU.
Trước khi đấu ngày Chủ nhật 26 tháng 5 năm 2002, được hỏi Lakers sẽ ra sao NẾU thua Sacramento trong trận thứ 4 trước khi vào chung kết giải vô địch, O’Neal nói: “Tôi không tin vào chữ NẾU. NẾU cha tôi không gặp mẹ tôi rồi hẹn hò, rồi tiến xa, tôi đã chẳng có mặt tại đây. Tôi không tin vào chữ NẾU, nên đối với trận đấu này, tôi phải đốn gục họ bằng cách liên tục chiến đấu và chiến đấu…”
Cuối cùng, trong vài giây chót phù du, đang thua 2 điểm, Lakers đã chuyển bại thành thắng nhờ cú thẩy từ xa được 3 điểm của Robert Horry. Sau trận đấu, anh “trâu nước” O’Neal (Hình trên bên phải : O'Neal và vợ) “phán” một câu: “Với tụi tôi, đây là một ngày ơn trên phù hộ. Cảm tạ Thượng Đế đã cho tụi này Robert. Cảm tạ Thượng Đế đã cho bố anh gặp mẹ anh.”
Thiết Trượng
(Nhật báo Viễn Đông, trang Chiến Hữu, 5-2002)
Thiết Trượng
(Nhật báo Viễn Đông, trang Chiến Hữu, 5-2002)
No comments:
Post a Comment