April 8, 2020

Cố vấn Tòa Bạch Ốc: Trung Cộng đã mua 2,2 tỷ khẩu trang của thế giới

Cố vấn Tòa Bạch Ốc: Trung Cộng đã mua 2,2 tỷ khẩu trang của thế giới


 Cố vấn Tòa Bạch Ốc Peter Navarro phát biểu, đứng bên cạnh là Tổng thống Trump và Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos, tại cuộc họp báo về đại dịch Covid-19 ở Washington D.C

Hôm thứ Hai (6/4), Cố vấn thương mại Tòa Bạch Ốc , ông Peter Navarro cho biết có một con số sẽ khiến tất cả người Mỹ đều  bị sốc:  đó là Trung Quốc đã mua 2,2 tỷ khẩu trang trên toàn thế giới  trong khoảng thời gian từ ngày 24/1 đến cuối tháng 2. 
Con số tích trữ này tương đương với số lượng Trung Quốc sản xuất trong một năm.

"Trong thời gian đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về cơ bản đã cố gắng tích trữ hàng hóa trên thị trường thiết bị bảo hộ cá nhân, bao gồm mua số lượng lớn găng tay, kính bảo hộ và khẩu trang từ các nước khác trên thế giới",

 ông Navarro nói trong cuộc phỏng vấn với truyền hình Fox News vào thứ Hai (6/4). 
"Khi thế giới vẫn đang trong cơn ngủ say không biết gì về mối nguy hiểm của virus Vũ Hán, thì một thống kê trong dữ liệu hải quan của ĐCSTQ - 

Tôi nghĩ mọi người Mỹ sẽ thấy sốc - là từ ngày 24/1 đến cuối tháng 2 Trung Quốc đã mua 2,2 tỷ khẩu trang”. Sau khi ông Navarro nói sự thật này với 3 người dẫn chương trình của Fox News, tất cả đều rất ngạc nhiên.

"Chúng ta biết rằng ĐCSTQ đã biết về virus Vũ Hán ngay từ giữa tháng 12. 

Nhưng mãi đến 5-6 tuần sau chúng ta mới biết. Họ che giấu thế giới về mối nguy hiểm của dịch bệnh và thậm chí (cho phép) công dân Trung Quốc mang virus ‘bay tới bay lui’ khắp nơi trên thế giới. 

Từ dữ liệu có thể thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng".

Ông nói thêm:

 "Nếu những thống kê này đang nói lên một sự thật là ĐCSTQ biết nguy hiểm và không nói với các nước, và còn đi tích trữ các thiết bị bảo hộ trên thị trường thế giới, tôi cho rằng đây là một vấn đề quan trọng. Ít nhất là sau khi tất cả kết thúc, chúng ta cần thảo luận về vấn đề này bởi vì nó là một vấn đề nghiêm trọng".

Bởi vì ĐCSTQ che giấu dịch bệnh khiến toàn cầu đều bị dịch bệnh tấn công, hiện nhiều người dân ở nhiều quốc gia muốn truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ.

Thật trùng hợp, hôm thứ Hai (6/4) kênh Tân Hoa Xã đã công bố trên mạng một ký sự về virus Corona Vũ Hán, cố gắng một lần nữa dùng cái gọi là "tuyên bố của chính phủ" để lừa gạt thế giới.
Tân Hoa Xã ký sự về dịch bệnh cũng không thể chối cãi được sự thật
Dưới đây xin liệt kê các thời điểm quan trọng, lấy báo cáo mà Trung Quốc nói đã thông báo cho Hoa Kỳ, đồng thời so sánh các báo cáo chính thức của Hoa Kỳ và ĐCSTQ để tìm ra sự thật.

Vào cuối tháng 12, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc đã phát hiện ra các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân.
Sự thật: Ngày 25/12, Truyền thông trong nước Trung Quốc đưa tin, Lữ Tiều Hồng, Chủ nhiệm Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện số 5 Vũ Hán xác nhận rằng nhân viên y tế tại hai bệnh viện ở Vũ Hán bị nghi mắc bệnh viêm phổi do virus không rõ nguyên nhân, và đã được cách ly, trong đó có nhân viên y tế của khoa hô hấp. 
Đây là bằng chứng mạnh mẽ cho việc bệnh truyền từ người sang người.

Vào ngày 3/1, Trung Quốc bắt đầu thông báo định kỳ cho Hoa Kỳ về thông tin dịch bệnh và các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát.
Sự thật: Trung Quốc thông báo cho Hoa Kỳ về nội dung, có thể tham khảo các tài liệu chính thức của Trung Quốc. 

Cùng ngày, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán đã ban hành “Thông báo của Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán về bệnh viêm phổi do virus không rõ nguyên nhân” trên trang web chính thức, nhấn mạnh rằng theo điều tra sơ bộ vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng rằng bệnh có lây truyền từ người sang người hay không và không có nhân viên y tế nào bị nhiễm. 

Tuy vậy, Hoa Kỳ xác nhận rằng họ đã nhận được một cuộc gọi từ người trong ngành ở Trung Quốc vào cùng ngày, nói rằng Trung Quốc có thể đã phát hiện ra một loại virus corona mới.
Vào ngày 22/1, Ủy ban Y tế Quốc gia của ĐCSTQ đã nhận được thông báo từ Hoa Kỳ rằng ở Hoa Kỳ phát hiện trường hợp nhiễm dịch đầu tiên.
Sự thật: Ông Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, trong ba hoặc bốn tuần đầu tiên của tháng 1, ĐCSTQ không chỉ có trường hợp lây truyền từ người sang người, mà thực sự còn có khả năng dịch lây lan nhanh, 
nhưng phía Trung Quốc vẫn không cải chính tuyên bố sai lệch trước đây cho Hoa Kỳ.
Vào ngày 27/1, ông Mã Hiểu Vĩ - Giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, đã nói chuyện với ông Azar - Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ để thảo luận về việc ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh viêm phổi.
Vào ngày 30/1, Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc thông qua các kênh chính thức đã thông báo chào đón Hoa Kỳ tham gia cùng Nhóm Chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hoa Kỳ đã trả lời ngày hôm đó với lời cảm ơn.
Sự thật: Cho đến ngày 8/2, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ vẫn chờ đợi Bắc Kinh phê duyệt cho vào Trung Quốc.
Vào ngày 2/2, ông Mã Hiểu Vĩ, Giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, đã gửi thư cho ông Azar - Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ để trao đổi ý kiến về hợp tác trong phòng chống dịch bệnh và y tế giữa hai bên.
Sự thật: Theo dữ liệu do Tổng cục Hải quan của ĐCSTQ công bố vào ngày 3/2, từ ngày 24/1 đến ngày 2/2, Trung Quốc đã nhập 240 triệu vật tư phòng chống dịch bệnh trị giá 810 triệu nhân dân tệ, trong đó có 220 triệu khẩu trang.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan của Trung Quốc, từ ngày 3/2 đến ngày 29/2, Hải quan Trung Quốc đã nhập 2,22 tỷ vật tư phòng chống dịch bệnh, trị giá 7,4 tỷ nhân dân tệ. Trong số đó có 1,8 tỷ khẩu trang.
Theo thông tin chính thức của Trung Quốc, Trung Quốc là quốc gia lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất khẩu trang, với hơn 4,5 tỷ chiếc được sản xuất vào năm 2019, chiếm một nửa sản lượng toàn cầu.
Nói cách khác, từ ngày 24/1 đến ngày 29/2, do nhu cầu về khẩu trang ở Trung Quốc tăng cao, chính quyền ĐCSTQ lại mua số lượng lớn khẩu trang ở nước ngoài, cộng với người Trung Quốc sống ở nước ngoài vơ vét thu gom gửi hàng hóa về Trung Quốc, tương đương với lấy lại 45% sản lượng khẩu trang hàng năm của Trung Quốc. 
Trong cuộc họp báo về dịch bệnh tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 6/4, ông Trump tiết lộ rằng ông đã hỏi Trung Quốc qua điện thoại họ đã mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn đầu của hai bên chưa ??
Câu trả lời là giao dịch mới bắt đầu.

TT Trump nói: "Chúng ta hãy xem liệu ĐCSTQ có thực hiện giao dịch đó hay không".
Michael Pillsbury, Giám đốc chiến lược Trung Quốc tại Học viện Hudson, một nhà tư tưởng người Mỹ và cố vấn chính sách thương mại đối ngoại Trung Quốc của Tổng thống Trump, đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox TV vào ngày 1/4 rằng Tổng thống Trump không muốn nói thẳng với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng "anh là kẻ nói dối".

Ông Pillsbury nói: "Nếu họ tiếp tục lừa dối, thì chúng tôi sẽ buộc phải tính cả lừa dối hiệp định thương mại cùng với lừa dối dịch bệnh. Tôi nghĩ rằng sẽ tới lúc bạn sẽ thấy một Donald Trump rất khác, ông ấy sẽ tức giận".

ĐCS Trung Quốc thao túng các doanh nghiệp vơ vét vật tư các quốc gia ngay  khi đại dịch bùng phát
Truyền thông Úc tiết lộ rằng ngay khi virus Corona Vũ Hán bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán, các doanh nghiệp có vốn của Trung Quốc đã nhận được lệnh từ chính quyền Trung Quốc rằngphải ‘vơ vét mua sạch’ vật tư y tế trên toàn cầu rồi chuyển về Trung Quốc.

Theo tin từ các kênh truyền thông chính thức Đại Lục, các xí nghiệp của Trung Quốc, các hiệp hội người Hoa và phòng thương mại Trung Quốc ở nước ngoài đồng bộ tham gia, tạo nên một làn sóng mua sắm khổng lồ trên khắp thế giới. 

Có nhiều dấu hiệu cho thấy việc này do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ đạo, các lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài phối hợp thực thi kế hoạch. Hiện giờ dịch bệnh diễn biến ngày càng trầm trọng, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hoặc thậm chí cạn kiệt các vật tư phòng chống dịch.
Các công ty Trung Quốc ồ ạt mua vật tư y tế tại Úc
Theo tin của truyền thông Úc, khi Covid-19 hoành hành ở Vũ Hán hồi đầu năm, tập đoàn bất động sản toàn cầu hàng đầu Greenland Group được ĐCSTQ hỗ trợ, đã nhận được chỉ lệnh cho nhân viên tạm ngưng công việc bình thường để mua số lượng lớn vật tư y tế trên khắp thế giới và chuyển về Trung Quốc.

Vào ngày 31/1, truyền thông chính thức của ĐCSTQ, tờ Tân Hoa Xã đã dẫn lời Chủ tịch Tập đoàn Greenland: "Theo yêu cầu của Trung ương và Chính quyền thành phố Thượng Hải, Greenland sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc mua sắm vật tư phòng chống dịch trên toàn cầu để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước".

Bài báo cũng cho biết, Tập đoàn Greenland “phát huy các lợi thế của mình trong thương mại quốc tế, huy động, khai thác trực tiếp các nguồn hàng trên toàn cầu và mua vật tư y tế với quy mô lớn ở Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc”Tính đến ngày 31/1, Greenland đã mua 3 triệu khẩu trang, 700.000 quần áo bảo hộ y tế và 500.000 đôi găng tay y tế ở nước ngoài.
Trang truyền thông Úc seniorsnews.com.au đã đưa tin vào ngày 26/3 rằng, mặc dù việc mua, vận chuyển hàng số lượng lớn là hợp pháp, nhưng một lượng lớn các mặt hàng vận chuyển về Trung Quốc là những vật phẩm các công dân Úc và các chuyên gia y tế đang rất cần và thiếu.

Bài báo cũng cho biết Tập đoàn Greenland đã mua 3 triệu khẩu trang phẫu thuật, 500.000 đôi găng tay và một lượng lớn chất khử trùng và khăn ẩm ở Úc và các quốc gia khác nơi họ hoạt động. 

Tập đoàn này đã bí mật ‘vơ vét’ các mặt hàng này và nói thẳng là "nguồn khẩu trang của Úc cạn kiệt vì Trung Quốc".

Báo Sydney Morning Herald cũng đưa tin rằng Tập đoàn Greenland đã đi trước một bước và ‘tranh mua hết sạch’ các thiết bị chống virus Vũ Hán của Úc.
Vào tháng 2, ông Sherwood Luo, Tổng giám đốc của Greenland Group Australia, đã khoe trên Facebook và WeChat rằng: "Tập đoàn Greenland Australia đã ra tay. Lô nhiệt kế đo trán không tiếp xúc thứ hai sẽ sớm được vận chuyển bằng hàng không đến Trung Quốc!"
Tập đoàn Greenland được thành lập tại Thượng Hải vào năm 1992 và do chính quyền Thượng Hải kiểm soát phần lớn cổ phần. Tập đoàn này tới Sydney và Melbourne vào năm 2013 và hiện đang vận hành các dự án bất động sản lớn tại hơn 100 thành phố ở 9 quốc gia.
Ông Trương Ngọc Lương (Zhang Yuliang), Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tập đoàn Greenland, đã được truyền thông Trung Quốc đại lục gọi là "Thương gia cộng sản hàng đầu". Theo thông tin công khai trên trang Baidu, ông này là một đảng viên, và từng là Phó bí thư đảng ủy thị trấn Giang Kiều, quận Gia Định, thành phố Thượng Hải. Những lời mà ông Trương thường nói là: "Hãy làm những gì chính phủ muốn".
Theo sau Tập đoàn Greenland, một công ty bất động sản khác là Risland cũng ‘vơ vét’ vật tư y tế ở Sydney, đã thu hút sự chú ý của truyền thông Úc. Công ty này từng được biết đến với cái tên của công ty mẹ “Country Garden”, là một trong những công ty phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc.
Tờ Sydney Herald Morning trích dẫn thông tin công ty Risland công bố trên LinkedIn, nói rằng vào ngày 24/2, chuyên cơ của công ty đã vận chuyển vật tư y tế từ Sydney đến Vũ Hán, có trên 90 tấn vật tư y tế, bao gồm 100.000 quần áo bảo hộ và 900.000 đôi găng tay.
Bài báo cũng nói rằng việc các công ty Trung Quốc này mua lượng lớn hàng ở Úc và vận chuyển về Trung Quốc có thể là một trong những lý do khiến nguồn vật tư y tế của Úc thiếu hụt.
Khi các công ty Trung Quốc trắng trợn thu gom mua hàng số lượng lớn, ở Úc lúc đó chỉ có một vài người được chẩn đoán nhiễm virus Vũ Hán, đến nay (ngày 1/4) con số này đã hơn 4.860 người. Chính phủ buộc phải ra lệnh hủy bỏ tất cả các ca phẫu thuật không khẩn cấp để tiết kiệm tài nguyên y tế.
Đằng sau việc làm này có sự chỉ đạo của ĐCSTQ

Trên thực tế, các công ty Trung Quốc không chỉ càn quét mua vật tư ở Úc, mà còn mua cả ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Ngoại giới nhận thấy rằng đứng đằng sau việc làm này có sự chỉ đạo của ĐCSTQ.

Đầu tháng 2, Văn phòng Thông tin của Hội đồng Nhà nước và tài khoản chính thức trên WeChat của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã đưa ra một thông điệp, trong đó nói rằng để bù đắp cho thiếu hụt vật tư sản xuất trong nước, họ đã tổ chức việc mua hàng đặc biệt trên quốc tế.

 Nhiều doanh nghiệp thông qua các hình thức mua bán trên quốc tế và quyên tặng hàng, đã mua được lượng lớn vật tư y tế khẩn cấp từ nhiều nước.

 Đồng thời, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, kết hợp với Ủy ban Y tế và Cục Quản lý Dược cùng các bộ phận khác, đã đẩy nhanh việc hội nhập, công nhận các tiêu chuẩn nước ngoài vào tiêu chuẩn Trung Quốc, để các sản phẩm xuất khẩu có tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ, Nhật có thể được sử dụng trong một số lĩnh vực tại Trung Quốc.

Vào ngày 3/2, Wall Street Journal đăng một văn kiện từ Hội đồng Nhà nước của ĐCSTQ, trong đó chỉ ra rằng để đảm bảo dự trữ đủ vật tư để đối phó với dịch bệnh, chính phủ Trung Quốc cần nỗ lực hết sức để thu gom tất cả hàng tồn kho và mua tất cả khẩu trang và quần áo bảo hộ.

Ngày 5/2, báo People đưa tin, kể từ 10h ngày 2/2, các doanh nghiệp trung ương của Trung Quốc như Sinopharm Group, China Railway Construction, China Energy Construction… đã mua từ nước ngoài về 6.279 triệu khẩu trang và 184.500 quần áo bảo hộ, 511.000 đôi găng tay, 2 tấn vật tư y tế, 312.000 áo choàng phẫu thuật, kính bảo hộ, mặt nạ…; vận chuyển từ nước ngoài về 1.370.300 khẩu trang, 271.000 miếng quần áo bảo hộ, 13,34 tấn vật tư y tế và 4.000 áo choàng phẫu thuật.

Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài phối hợp thao túng
Rất nhiều thông tin cho thấy Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài cũng phối hợp để thúc đẩy làn sóng vơ vét mua hàng toàn cầu này.
Vào ngày 26/1, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đã đăng một thông báo về các kênh quyên góp vật tư phòng chống dịch bệnh trên trang web của mình, nói rằng các vật tư cần gấp cho phòng chống dịch bệnh, nhấn mạnh "tạm thời không tiếp nhận các vật tư không liên quan đến phòng chống dịch bệnh" và công bố thông tin liên lạc người nhận đồ quyên tặng, giải thích rõ cách làm thủ tục hải quan.

 Vào ngày 28/1, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco đã công bố thông tin tương tự.

Vào ngày 31/1, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đã đăng trên trang web chính thức các kênh miễn phí vận chuyển các vật tư quyên góp từ Hoa Kỳ
Thông báo cho biết sau khi kênh quyên góp được công bố ở giai đoạn đầu, lãnh sự quán đã chủ động "đàm phán và liên lạc" với Feiyang Express, Tianma Logistics, SF Express cùng các hãng hàng không liên quan, và các công ty này bày tỏ sự sẵn sàng "góp phần cống hiến phòng chống dịch bệnh".

Vào ngày 11/2, Tổng lãnh sự quán tại Los Angeles đã công bố một hình ảnh cho biết Tổng lãnh sự Trương Bình đã đến thăm các công ty Tianma Logistics và Feiyang Express, chuyên vận chuyển vật tư cho phòng ngừa dịch bệnh, để bày tỏ sự cảm thông với các nhân viên, nắm tình hình tiếp nhận và vận chuyển hàng, lắng nghe ý kiến liên quan.
Vào ngày 11/2, ông Trương Bình, Tổng lãnh sự của ĐCSTQ tại Los Angeles, đã đến thăm công ty vận chuyển hàng quyên góp để tìm hiểu tình hình nhận và vận chuyển hàng, cho thấy lãnh sự quán Trung Quốc đã tham gia vào việc thúc đẩy làn sóng mua lượng lớn các sản phẩm y tế ở nước ngoài  (Ảnh chụp màn hình của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles)

Vào ngày 14/2, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đã ban hành "Chỉ thị mới nhất về các vật tư quyên góp", cập nhật thông tin về các vật tư y tế cần thiết và vận chuyển hàng quyên góp, đưa ra "gợi ý" cho các nhà tài trợ để lựa chọn và mua vật tư. 

Thông báo cũng đề cập rằng kể từ khi lãnh sự quán công bố thông tin về các kênh giao hàng vào ngày 31/1, các công ty vận chuyển như Feiyang Express và Tianma Logistics đã nhận được khoảng 30 tấn vật tư y tế quyên góp trong Hoa Kỳ. Những vật tư này đã được vận chuyển về Trung Quốc.

Minh Thanh






No comments: