Candace Owens, một nhà hoạt động chính trị mới
nổi, tuổi còn rất trẻ (30 tuổi). Là dân da màu nhưng cô đã sớm nhận ra sự giả tạo
và thối nát của phía Dân Chủ trong những năm qua. (Video cho nội dung bài này ở phần cuối) 05/04/2020
Cô Candace Owens
31 tuổi, nhà hoạt động chính trị người Mỹ
Candace Owens, 31tuổi, một
nhà hoạt động chính trị mới nổi. Là dân da màu nhưng cô đã sớm nhận ra sự giả tạo
và thối nát của phía Dân Chủ trong những năm qua. Từ năm 2017 cô chính thức trở
thành người ủng hộ nhiệt thành cho Tổng Thống Trump và thường xuyên là khách mời
của đài Fox.
Hôm qua, cô viết trên
Twitter: "Số người chết nhiều nhất ở Mỹ xưa nay là vì bệnh tim mạch, khoảng
1002 người mỗi ngày. Quý vị có biết rằng hiện giờ nếu ai chết vì bệnh tim mà dù
không có triệu chứng của bệnh COVID-19 sau khi xét nghiệm tử thi, người ta vẫn
liệt kê vào danh sách chết vì "Cúm Tập" (một cụm từ mà cô Owens hay
dùng) không? "
(Theo CDC, mỗi năm Mỹ có 647,000 người chết vì tim mạch, tức 1770 người/ngày)
https://www.cdc.gov/heartdisease/facts.htm)
Quý vị nhìn xuống phía dưới
có comment của một nick tên là MIKE: "Tôi hiện đang làm tại trung tâm khám
nghiệm, tôi biết rằng người chết vì tự tử và bị giết hại hiện cũng được liệt kê
vào danh sách số người chết vì Cúm Tập, nếu xét nghiệm tử thi thấy có chất đề
kháng (anti-body). Thật đáng xấu hổ khi người ta đang lạm dụng việc thống kê
này như một trò chơi."
Có lẽ quý vị vẫn chưa tin
đây là lý do mà con số người chết vì Covid-19 và con số ca nhiễm tăng vọt lên
chóng mặt trong mấy ngày qua?
Quý vị biết nó tăng mạnh nhất ở đâu không? Hãy nhìn hình bên phải, theo thống
kê của bệnh viện St Hopskin, cả nước Mỹ có 245,658 ca nhiễm thì có ba bang Dân
Chủ chiếm tới gần 50% số ca nhiễm. Cụ thể, New York là 95,743 ca và New Jersey
25,590 và California là 11,126 ca.
Câu hỏi của tôi: Những
người thống kê số ca nhiễm cúm Tập tại các tiểu bang này có phải đang cố tình
làm cho con số tăng lên, theo mệnh lệnh của giới thiên tả, nhằm làm tăng sự hoảng
loạn trong dân chúng và hạ uy tín của chính quyền Trump, vốn là cái gai của phe
Dân Chủ?
Quý vị có biết CDC hướng dẫn cách thống kê
ca nhiễm cúm Tập ra sao không?
Link đây: https://www.cdc.gov/…/Alert-2-New-ICD-code-introduced-for-C…
Link đây: https://www.cdc.gov/…/Alert-2-New-ICD-code-introduced-for-C…
Tại câu cuối cùng, CDC
cho phép bác sĩ trong bệnh viện có thể kết luận bệnh nhân chết vì Cúm Tập dựa
trên sự phỏng đoán (assume).
Cuối cùng, tôi muốn nhắc
tới sự thật về trận đại dịch cúm heo H1N1 vào tháng 4/2019 ở thời Obama để quý
vị thấy được sự tắc trách khủng khiếp của chính quyền này và sự hùa theo thật đểu
cáng của giới truyền thông và cả cơ quan CDC (không rõ là CDC cố ý hay vô tình)
Quý vị coi các link sau:
Nói có sách mách có chứng,
con số và mốc thời gian chình ình trên đó, mời cả nhà cùng xem:
- Dịch cúm này xuất hiện
từ Tháng 1/2009, kết thúc vào tận Tháng 10 năm sau, tức 2010.
Con số bị nhiễm ước tính 1.6 triệu người ở Mỹ và 60 triệu người trên toàn thế giới.
(Link đây: https://www.cdc.gov/…/pandemic-reso…/2009-h1n1-pandemic.html)
Con số bị nhiễm ước tính 1.6 triệu người ở Mỹ và 60 triệu người trên toàn thế giới.
(Link đây: https://www.cdc.gov/…/pandemic-reso…/2009-h1n1-pandemic.html)
- Triệu chứng của H1N1
cũng y như Covid-19: Ho, đau nhức cơ thể, khó thở, phá huỷ phổi và hệ hô hấp.
Bệnh này khiến người già và cả trẻ em dưới 5 tuổi đều tử vong cao. Tỷ lệ tử
vong trung bình 1.2%
So ra, Covid-19 còn nhân
đạo hơn xíu, ở chỗ nó rất ít tấn công vào trẻ em. Tỷ lệ tử vong của cúm
Covid-19 đối với trẻ em chỉ 0.01%, tỷ lệ tử vong với người 5-40 tuổi chỉ 0.02%.
Chỉ có người già trên 70 tuổi tỷ lệ tử vong do Covid-19 mới cao mà thôi, khoảng
8-14%.
- Tháng 4/2009 mới xuất
hiện ở Mỹ thì lúc đầu CDC chỉ thông báo có 27,700 ca nhiễm. Sau đó vào ngày
6/25/2009, CDC tiết lộ con số khủng là trên 1,000,000 ca nhiễm ở Mỹ !
Theo thống kê WHO, có khoản
12,000 người Mỹ đã chết vì H1N1 nhưng lúc đầu CDC chỉ tiết lộ con số người chết
là 4,000 người.
Hãy nhìn con số trên tự
ngẫm đi. Một triệu ca nhiễm và 12,000 người Mỹ đã chết vì H1N1. Trong đó có 277
trẻ em.
Tỷ lệ tử vong là 1.2%.
Nhưng chính quyền Obama
đã hành động thế nào? Cúm xuất hiện vào tháng 4/2009, tháng 6/2009 đã phát hiện
hàng triệu ca nhiễm, vậy mà mãi tới tháng 10/2009 Obama mới tuyên bố tình trạng
khẩn cấp quốc gia.
Không có lệnh cấm tụ tập, đóng cửa nhà hàng, quán bar. Không đóng cửa trường học.
Báo chí đưa tin nhỏ giọt.
Truyền thông không hề đưa tin làm náo loạn dân chúng như hiện nay.
Nghĩ lại quý vị có thấy
rùng mình không? Có quá nguy hiểm không? Người dân chúng ta thậm chí không hề
biết cái chết đang ngay cạnh mình.
Không biết thì không sợ đúng không?
Không hề cách ly, không hề cấm vận, không hề có check gửi về cho mỗi nhà, không
có gì hết.
Dân nhiễm cứ nhiễm, chết
cứ lặng lẽ chết. Hàng nghìn cái chết không được report là do cúm H1N1. Y như
Trung Quốc hiện nay.
Hỏi có ác độc không?
Hỏi có còn cái gì khốn nạn hơn thế không?
Hãy nhìn vào thực tế trên
để thấy chính quyền Trump đã hành động vì dân như thế nào. Vậy tại sao phải hoảng
loạn vì tin vào truyền thông thiên tả và con số ca nhiễm để rồi tự phá huỷ đi
toàn bộ nền kinh tế đang trên đỉnh Everest của chúng ta chỉ trong 2 tháng?
Có phải chúng ta đã
"lọt bẫy" của phe Dân Chủ Cuội rồi không?
Xót xa thay, cách đây 3
tháng, chính quyền Trump thắng liên tiếp 3 trận:
1/ Thứ nhất là màn kịch luận tội Tổng Thống của phe Dân Chủ thất bại ê chề.
2/ Thứ hai là hôm 15 Tháng Giêng, Trump thành công rực rỡ trong thương chiến với
TQ, bắt TQ ký giai đoạn 1 với mức thuế cao è cổ và bắt Tập phải nhượng bộ nhập
50 tỷ hàng hoá nông nghiệp của Mỹ đồng thời bỏ đi hàng loạt chính sách o ép
doanh nghiệp Mỹ.
3/ Dân Chủ buộc phải thông qua Hiệp Định USMCA của ông Trump đệ trình từ năm
2018, mở ra một sân chơi mới tạo hàng triệu việc làm và hàng tỷ đô la tiền thuế
khi đẩy mạnh giao thương giữa Canada, Mễ, Mỹ thay vì chơi với thằng Tàu (như thời
Clinton là mở cửa với Tàu).
Chiến thắng vẻ vang này
đưa nước Mỹ lên đỉnh Everest chưa từng có trong 50 năm qua. Chỉ số SP500 đang ở
mức 3400 điểm (thời Obama 1800 điểm). Tỷ lệ thất nghiệp chỉ 3.5% (thời Obama
4.5%-6%).
Ấy thế mà chỉ vì nỗi sợ
hãi Cúm Tập do truyền thông thiên tả mang tới, mà chúng ta đã mất tất cả chỉ
trong một nốt nhạc. Nay thất nghiệp đã lên 4.5%, thị trường chứng khoán thê thảm,
số người không đi làm do thất nghiệp đã lên tới 6.6 triệu chỉ tính trong tháng
Ba.
Dân Chủ đang mừng thầm
trong bụng, cười ngạo nghễ vì chúng ta đã sập bẫy của họ.
Tôi hỏi quý vị, nếu không
vì con Covid-19 này thì liệu có cách nào khác thuyết phục hơn để Dân Chủ hạ bệ
được ông Trump trong kỳ bầu cử tháng 11 tới đây? No way!
Bất chấp lợi ích kinh tế
và cả mạng sống của người dân, Dân Chủ dường như không từ một thủ đoạn nào cốt
dành lại quyền lực.
Thai Ha Dung (Tổng hợp)
http://vietpress.net/us/dang-dan-chu-my-lo-mat-lua-doi-qua-dich-coronavirus-56312/?fbclid=IwAR2moYH1R1vZf_RVHfDs9VOJjJBXL_9fr-N32bDj5Es4Tq1OEXtm27opPMc
oOo
[TIN HOA KỲ: HOAN HÔ TÀI NĂNG HAI VỊ TƯỚNG NHƯ "QUÀ CHÚA BAN" CHO TT TRUMP VÀ DÂN MỸ LÚC NÀY - 122,141 views - •Apr 4, 2020
oOo
[TIN HOA KỲ: HOAN HÔ TÀI NĂNG HAI VỊ TƯỚNG NHƯ "QUÀ CHÚA BAN" CHO TT TRUMP VÀ DÂN MỸ LÚC NÀY - 122,141 views - •Apr 4, 2020
Candace Amber Owens Farmer
(born April 29, 1989) is an American conservative commentator and political
activist. She is known for her pro-Trump activism and her criticism of Black
Lives Matter and of the Democratic Party.
Bác sĩ Anthony Fauci, người góp phần tạo nên sự vĩ đại của nước Mỹ
04/05/20
Tháng 9 năm 2014, bịnh nhân đầu tiên trên đất Mỹ bị nhiễm virus Ebola là cô Nina Phạm, một y tá gốc Việt 26 tuổi, làm việc tại một bịnh viện thuộc thành phố Dallas, Texas. Nina bị lây nhiễm khi chăm sóc cho Thomas Duncan, một bịnh nhân đã nhiễm Ebola đến từ Liberia, châu Phi. Nina Phạm vô tình trở thành tâm điểm của truyền thông và thu hút sự quan tâm trên khắp nước Mỹ lúc bấy giờ.
Nhã Duy - TD
https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1332299
http://www.viendongdaily.com/bac-si-anthony-fauci-bi-ham-doa-tinh-mang-duoc-tang-cuong-bao-ve-an-h0Bl6WNb.html
https://www.voatiengviet.com/a/covid19-anthony-fauci-la-ai/5345112.html
Tháng 9 năm 2014, bịnh nhân đầu tiên trên đất Mỹ bị nhiễm virus Ebola là cô Nina Phạm, một y tá gốc Việt 26 tuổi, làm việc tại một bịnh viện thuộc thành phố Dallas, Texas. Nina bị lây nhiễm khi chăm sóc cho Thomas Duncan, một bịnh nhân đã nhiễm Ebola đến từ Liberia, châu Phi. Nina Phạm vô tình trở thành tâm điểm của truyền thông và thu hút sự quan tâm trên khắp nước Mỹ lúc bấy giờ.
BS Anthony Fauci ôm cô y tá Nina Phạm trong ngày tiễn cô ra viện. Photo Courtesy
Theo đề nghị từ bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bịnh Truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) và là người đang nằm trong ban đặc nhiệm chống virus corona ở Mỹ hiện nay, Nina Phạm được chuyển tới Khoa Nghiên cứu Lâm sàng Đặc biệt tại Rockville, bang Maryland, trực thuộc NIAID. Đây là một chuyên khoa đặc biệt với các dụng cụ, phương tiện nghiên cứu tân tiến hàng đầu thế giới trong vấn đề kiểm soát bịnh truyền nhiễm và nguy cơ vũ khí vi trùng sinh học, có khoảng 60 khoa học gia, bác sĩ và chuyên viên y tế làm việc.
Chính bác sĩ Fauci là vị bác sĩ đã tham gia nhóm chữa trị trực tiếp cho Nina, cũng như là người đứng ra trả lời các cuộc họp báo về tình trạng sức khoẻ của Nina cho đến khi cô xuất viện. Hình ảnh BS Fauci ôm Nina Phạm trong ngày xuất viện là một hình ảnh mang cảm xúc cho nhiều người. Nó gợi sự liên tưởng đến vòng tay độ lượng của một nước Mỹ và thế giới đã từng giang tay đón người tị nạn Việt Nam ngày nào.
Sinh năm 1940 tại Brooklyn, New York, trong một gia đình di dân gốc Ý, có cha là một dược sĩ, BS Fauci theo học các trường công giáo ở cả hai bậc trung học và đại học, chú trọng ngành học cổ điển, từ thần học, lịch sử cổ đại, xã hội học, đến tiếng Hy Lạp, Latin và tiếng Pháp. Thế nhưng, bác sĩ Fauci đã đi theo con đường y khoa, mà theo ông kể là đã nằm trong máu mình từ rất sớm. Sau khi tốt nghiệp đầu khóa tại đại học y khoa Cornell, ông về làm việc cho Viện Y tế Quốc gia (NIH) từ năm 1968 đến nay.
Ngoại trừ một đôi năm ông về lại Cornell trong vai trò một y sĩ trưởng và nghiên cứu hậu tiến sĩ, ông đã làm việc với NIH và đứng đầu cơ quan NIAID từ năm 1984 đến bây giờ. Là một nhà khoa học về y tế cộng đồng, y học lâm sàng, miễn dịch và dịch tễ học, với vô số bằng tưởng lục, huân chương cao quý quốc gia và quốc tế cho đóng góp của mình, BS Fauci đã nhiều lần từ chối chức vụ lãnh đạo Viện Y tế Quốc gia, để chỉ chuyên tâm nghiên cứu và dẫn dắt cơ quan NIAID phòng chống dịch bịnh truyền nhiễm. Từ sốt rét, kiết lỵ, tiêu chảy, các bịnh đường hô hấp, hen suyển … cho đến HIV, SARS, cúm H1N1, MERS, Ebola, rồi Covid-19 hiện nay. Và trên hết là những nghiên cứu liên quan đến chiến lược phòng thủ trước nguy cơ vũ khí sinh học, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và sự an nguy cho người dân Mỹ, cùng thế giới tự do, nói chung.
Điểm lại tinh thần và quá trình phục vụ quốc gia của BS Fauci trong hơn 50 năm qua để thấy vai trò của ông trong cuộc chiến chống dịch bịnh hiện nay quan trọng đến mức nào. Di chuyển như con thoi để họp bàn cùng nhóm đặc nhiệm chống dịch của phủ tổng thống, giải trình với các nhà lập pháp, làm việc với các chuyên gia y tế, rồi trả lời phỏng vấn để đưa thông tin dịch bịnh xác thực đến đại chúng. Theo dõi các cuộc họp báo trong những ngày qua, người dân cũng thấy giọng ông đã bị khàn đi rất nhiều. Ở tuổi 79, độ tuổi lẽ ra đã về hưu từ rất lâu và mang nhiều rủi ro cao nếu bị lây nhiễm virus, các tin tức cho biết, hiện ông chỉ ngủ vài tiếng mỗi ngày, thời gian còn lại và tâm sức của mình, ông dành hết cho cuộc chiến chống dịch bịnh.
Với cung cách điều hành quốc gia hiện nay, cơ hội cho giới chức chuyên gia y tế Hoa Kỳ có thể công bố minh bạch về thực trạng và nguy cơ dịch bịnh bị giới hạn rất nhiều, nước Mỹ lại cần những người như BS Fauci hơn bao giờ hết. Bởi từ giữa tháng Hai, khi những người đứng đầu của cơ quan CDC cảnh báo tình hình có thể tệ hại hơn, thì đã bị tòa Bạch Ốc chặn lại, không cho phép phát biểu về dịch bịnh với truyền thông hay trước công chúng, vì e ngại sẽ tạo ra sự xáo trộn cho thị trường chứng khoán và kinh tế nói chung.
Chỉ có ông Fauci là người can trực, thẳng thắn phát biểu về tình trạng dịch bịnh, những rủi ro cùng các biện pháp ngăn chận, tiêu diệt nó ra sao. Bằng một thái độ nghiêm túc, chính xác của một nhà khoa học và tâm thức của một lương y luôn đặt sinh mạng người dân lên hàng đầu. Một cách nhã nhặn, trí thức nhưng không e dè, né tránh trước bất cứ áp lực chính trị nào.
Người ta ngỡ câu nói của bác sĩ Fauci rằng, “Khi bạn đối diện trong sự đan chéo của chính trị, chính sách và y học, điều mà tôi dựa vào một cách rất hiệu quả là hãy nhất quán, hãy hoàn toàn thành thật và đừng nói với người khác những gì mà bạn nghĩ là họ có thể muốn nghe“, là để diễn đạt tình cảnh hay ngụ ý điều gì đó trong vai trò hiện nay. Nhưng không, đó là trả lời phỏng vấn của ông trên đài truyền hình C-SPAN hồi năm 2015 và xem ra ứng nghiệm hơn bao giờ hết.
Dù đã làm việc qua nhiều đời tổng thống, có lẽ chưa bao giờ nguyên tắc sống và làm việc vừa kể, cũng như tinh thần phục vụ quốc gia của ông lại bị thách đố nhiều như trong giai đoạn hiện nay. Ông bị dăm nhóm truyền thông cánh hữu tấn công, chỉ trích rồi bị những kẻ cực đoan đe dọa, bởi lời nói và thái độ của ông vô tình đi ngược lại sự ngoa ngôn của những kẻ đặt quyền lợi chính trị lên trên sinh mạng của người dân. Người dân nghĩ gì khi một mẫu mực đáng kính của nước Mỹ đang phải đối diện với sự hăm dọa, nguy hiểm như vậy? Có phải nó tương tự việc một nền tảng cùng những giá trị lâu đời của nước Mỹ đang bị tấn công nặng nề?
Nhắc lại câu chuyện về bác sĩ Fauci hiện nay vì có những tranh luận đó đây về “sự vĩ đại” của nước Mỹ với lắm điều ngộ nhận. Dù không phải lúc để phân định rạch ròi giữa khi nước Mỹ và thế giới đang gặp cơn khổ nạn và những người dân trên khắp thế giới đang nằm xuống hàng giờ, mà để thấy một điều rằng, những người can trực và hy sinh cho quốc gia như bác sĩ Anthony Fauci mới đích thực là những người đã góp phần tạo nên giá trị và sự vĩ đại của nước Mỹ mà người dân nhìn tới và cần bảo vệ.
Nhã Duy - TD
https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1332299
http://www.viendongdaily.com/bac-si-anthony-fauci-bi-ham-doa-tinh-mang-duoc-tang-cuong-bao-ve-an-h0Bl6WNb.html
https://www.voatiengviet.com/a/covid19-anthony-fauci-la-ai/5345112.html
No comments:
Post a Comment