(Người viết đăng thêm một dẫn chứng về việc nói dối của người em NS TH khi được báo NV phỏng vấn [cách đây một năm]. Thời gian đó người viết không muốn "post" lên bất cứ web nào thông tin này, sau khi cô em gái của NS TH xác nhận chuyện người anh họ là có thật, vì không muốn quảng cáo không công cho gia đình "thằng Hèn", dù nội dung phỏng vấn có điều sai sự thực)
(Hình trái: Tô Ánh Tuyết, Hình phải: ĐQ Anh Thái)
Chiều ngày 6 tháng 8 năm 2009, tôi nhận được điện thoại của anh bạn cùng thời gian đời quân ngũ cho biết báo người Việt có đăng bài phỏng vấn em gái của “Thăng Hèn” Nhạc Sĩ Tô Hải. Vào Người Việt online đọc trong bài:
Em gái tác giả ‘Hồi Ký Của Một Thằng Hèn’: ‘Anh Tô Hải không đập vỡ bia mộ của cha mình’
Wednesday, August 05, 2009
Thực hiện: Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt
Sau khi coi xong, trong cùng ngày trên, người viết gọi lại cho bạn ta và cho biết sự “bố láo” của cô em “Thằng Hèn” rồi e-mail cho bạn với dẫn chứng này (Trích trong phỏng vấn):
-ÐQAThái: Trong thời gian đất nước chia đôi và chiến tranh Quốc-Cộng, gia đình bà có biết tin về nhạc sĩ Tô Hải lúc đó ở ngoài Bắc không?
-ÐQAThái: Trong thời gian đất nước chia đôi và chiến tranh Quốc-Cộng, gia đình bà có biết tin về nhạc sĩ Tô Hải lúc đó ở ngoài Bắc không?
-Bà Tô Ánh Tuyết: Trước năm 1975, gia đình chúng tôi hoàn toàn không có liên lạc nào với anh Tô Hải và cũng không biết tin gì về anh Hải. Sau 1975, mẹ tôi có liên lạc với anh Hải.
oOo
Dẫn chứng cho sự nói láo:
Ngược lại với người em gái: Trong Chương 11 của Hồi Ký Của Một Thằng Hèn, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, NS TH “khoe khoang” rằng mẹ và em trai đã từng liên lạc với đương sự qua trung gian một thành viên CS nằm trong trại David.
Ngược lại với người em gái: Trong Chương 11 của Hồi Ký Của Một Thằng Hèn, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, NS TH “khoe khoang” rằng mẹ và em trai đã từng liên lạc với đương sự qua trung gian một thành viên CS nằm trong trại David.
Các đoạn trích ra từ HKCMTH:
“CHƯƠNG-11- CUỘC CHIẾN CHỐNG MỸ
“CHƯƠNG-11- CUỘC CHIẾN CHỐNG MỸ
(trg 192)
Sự việc diễn ra sau đó quả như thế: trong danh sách tiếp quản ngày 30-4-1975 hai nhạc sĩ bị gạch tên là Tô Hải và Chu Minh.
Sự uất ức lên đến cực điểm khi nhận được lá thư nhà do chính tay mẹ tôi viết: “Cả nhà đều mong con về... đã giành cho con một cái villa ở Gia Định, hẻm Long Vân Tự, đặt tên là “villa Tĩnh Tâm”, có cả một piano Yamaha dành cho con tha hồ sáng tác, sẽ để cho con riêng một xe hơi vv... và vv...”
(trg 193):
Hơn nữa, qua thư của em tôi gửi một người bạn nằm ở Camp David mới bay ra Hà Nội, tôi còn có hậu thuẫn gia đình. Tôi cũng hình dung cái cảnh...“loạn xà ngầu” sắp tới, đặc biệt là “loạn xà ngầu” về tư tưởng khi các vị công nông theo chân binh tiến vào Sài Gòn “phồn vinh giả tạo”... ra sao!
Thời gian đại quân chững lại Xuân Lộc cả tháng, một tấm bản đồ Sài Gòn được treo ngay giữa căn phòng 24 mét nhà tôi để hàng ngày, tôi cùng bạn bè nghiên cứu con đường ngắn nhất về hẻm Long Vân Tự, Gia Định, nơi ấy có nhà của cha mẹ, anh em tôi.”
oOo
Theo trên, em gái của TH một lần nữa “cứ ngây thơ vô số tội” nói láo hoàn toàn và tỏ ra khinh thường độc giả để che lấp cái tội gia đình đã liên lạc với CS trước 1975 khi còn trong nước.
Nói láo lần đầu là Lá Thư có tính cách cật vấn của người em gái “nói dối như cuội” gửi cho hai nhà văn trong Tủ sách Tiếng Quê Hương được phổ biến tràn lan trên các Web của người Việt và đã phải “cải chính” với người viết (Xin xem “Cứ công kênh ‘Thằng Hèn’ nhưng chớ chụp mũ”).
Nói láo lần đầu là Lá Thư có tính cách cật vấn của người em gái “nói dối như cuội” gửi cho hai nhà văn trong Tủ sách Tiếng Quê Hương được phổ biến tràn lan trên các Web của người Việt và đã phải “cải chính” với người viết (Xin xem “Cứ công kênh ‘Thằng Hèn’ nhưng chớ chụp mũ”).
Tiếp tục láo: Cố ý “lăng xê” thêm nữa cho Tô Hải và cuốn sách, cuộc phỏng vấn không phải tình cờ như chúng ta thấy, đương nhiên có chuẩn bị sẵn (chúng tôi không nói là kỹ hay cẩn thận) nhưng sự “bịp bợm” quá lộ liễu trong lần này chỉ làm nhiều người không rõ nội vụ lỡ tin vào từ sự hô hoán “mổm loa mép dải” của cô em “cuội” càng thêm xấu hổ. Những người quảng cáo ‘Sơn Đông mãi võ ’bán thuốc chữa bệnh truyền nhiễm phong tình như “lậu mủ”, giang mai, … ' biệt tích giang hồ có lý do của nó khi thấy không thể cạnh tranh được với cặp đôi: con em “cuội” của “Thằng Hèn” và đứa em “tinh thần” của Dương Thu Hương.
(07 Aug 2009)
--------------
Cập nhật thông tin:
Bổ túc đọc thêm:
Tướng Lâm Quang Thi đã lên Trung Tướng từ 1971: (bổ túc cho chi tiết trong bài về ‘Đoàn tụ: Đập mả bố” mà DCV Online "tự động" cắt ra 2 đoạn để đăng làm 2 kỳ. Trong phần đầu, có độc giả ở phần nhận xét cho là tướng LQT năm 71 vẫn còn là Thiếu Tướng)
Trích trong "Đà Lạt và những kỹ niệm về Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam..."
Tác Giả: Lê Đình Cai
….
Trở lại buổi trình diện với Thiếu Tướng Lâm
Quang Thi, chỉ huy trưởng trường VBQGVN vào thời đó là kỷ niệm mà tôi không thể
nào quên được. Ba anh em chúng tôi (Bùi Đình Rị, Từ Võ Hào, Lê Đình Cai) vào một
buổi sáng trong tháng 10 năm 1968 đến trình diện Chỉ Huy Trưởng.
…
Vào giữa năm 1971,
tôi đổi về dạy tại trường Đại học Văn khoa Huế và tại đây trong một dịp đón tiếp Trung
Tướng Lâm Quang Thi, bấy giờ là Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đòan I, đến thăm
viếng Đại học Huế, chúng tôi lại được dịp găp nhau và Tướng Thi rất vui vẻ: “Lại
gặp ông giáo sư ở đây nữa rồi…”
No comments:
Post a Comment