Bao
năm nay nhiều bài viết đề cập đến tướng Dương Văn Minh, có lẽ chỉ nhân
dịp 35 năm ngày 30-4, chúng ta mới biết rõ thêm khuynh hướng chính trị
của vị tướng đầu hàng này. Tuần Việt Nam trên Net đã đăng bài “Nuôi lòng
thù hận, cản trở hòa hợp hòa giải là có tội với tương lai.” phỏng vấn
Võ văn Sung, cựu Đại sứ của Hà Nội tại Pháp, trong đó có phần đề cập đến
vai trò của tướng Minh liên hệ đến CS như thế nào qua người em ruột và
nhất là con trai ở Pháp.
Đúng
ra nội dung chính của bài phỏng vấn (bên dưới sẽ có địa chỉ website cho
toàn bài) nhấn mạnh đến chủ trương “hòa hợp hòa giải” mà Việt Cộng (xin
gọi VNCS như vậy) đang gây thành phong trào “nóng” ở trong và ngoài
nước nhưng ở đây xin giới hạn trích ra phần nói về tướng Dương Văn Minh.
Võ văn Sung cho biết vai trò của ông Dương Văn Minh nằm trong thế trận "3 mũi giáp công" của CS Hà nội:
Vo Van Sung |
"Tôi
là một trong số những người trực tiếp tham gia quá trình nghiên cứu và
thực hiện "vừa đánh, vừa đàm" trong cuộc đàm phán "bí mật" giữa ta và Mỹ
tại Paris. Trong đó nội dung giải pháp có nhiều phương án, cả về quân
sự và chính trị.
Trong
các loại phương án giải pháp chính trị, tôi biết rằng ta có liên lạc
riêng với ông Dương Văn Minh trao đổi về vai trò ông có thể giữ theo
từng loại phương án với thu xếp của ta và thông qua người phía ta cài
vào nội các của ông. Những động thái trên thực tế đã hạn chế ý chí kháng
cự của quân đội Sài Gòn và làm tê liệt hệ thống hành chính của chế độ
cũ trước thời khắc quan trọng ngày 30/4 đã thể hiện phần nào hiệu quả
của một cuộc đấu tranh tổng lực bằng vận động giải pháp chính trị, nổi
dậy tại chỗ phối hợp chặt chẽ với 5 mũi tiến công của các quân đoàn chủ
lực quân giải phóng.
Chúng
ta biết rằng vào thời điểm cuối tháng 4/1975 nếu Nguyễn Văn Thiệu và bè
lũ còn nắm quyền và thực hiện "tử thủ" như ở Xuân Lộc thì chắc chắn ta
không có một Sài Gòn giải phóng còn nguyên vẹn và chắc chắn phải hy sinh
nhiều sinh mạng hơn.
-------
Trên tinh thần đó, theo tôi ông Dương Văn Minh có mặt mà ta cần nhìn nhận đúng mức. Ngoài ra tôi biết rằng gia đình ông Dương Văn Minh có những người thuộc hàng ngũ ta như em trai ông lúc bấy giờ là sĩ quan cấp trung tá Quân đội nhân dân Việt nam, hoặc như con trai ông là Dương Minh Đức là cốt cán của ta trong nhóm Việt ngữ, nòng cốt của phong trào Việt kiều tại Pháp trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Nay anh Dương Minh Đức đã qua đời nên tôi muốn nói rõ rằng Đức là cầu nối kín đáo giữa ta với ông Dương Văn Minh. Tôi chắc rằng những người thân đã có ảnh hưởng và tác động nhiều đến suy nghĩ và hành động của ông Minh. Tôi luôn tin rằng phần đông người Việt Nam mình đều có lòng yêu nước thương nòi, thường bộc lộ rõ nhất vào những thời điểm trọng đại của dân tộc.
-------
Trên tinh thần đó, theo tôi ông Dương Văn Minh có mặt mà ta cần nhìn nhận đúng mức. Ngoài ra tôi biết rằng gia đình ông Dương Văn Minh có những người thuộc hàng ngũ ta như em trai ông lúc bấy giờ là sĩ quan cấp trung tá Quân đội nhân dân Việt nam, hoặc như con trai ông là Dương Minh Đức là cốt cán của ta trong nhóm Việt ngữ, nòng cốt của phong trào Việt kiều tại Pháp trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Nay anh Dương Minh Đức đã qua đời nên tôi muốn nói rõ rằng Đức là cầu nối kín đáo giữa ta với ông Dương Văn Minh. Tôi chắc rằng những người thân đã có ảnh hưởng và tác động nhiều đến suy nghĩ và hành động của ông Minh. Tôi luôn tin rằng phần đông người Việt Nam mình đều có lòng yêu nước thương nòi, thường bộc lộ rõ nhất vào những thời điểm trọng đại của dân tộc.
-
Về ý thứ hai: Đơn vị quân giải phóng tiến vào Sài gòn đầu tiên đã buộc
ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Về sự kiện này tôi
nghĩ rằng anh em vào dinh Độc lập chắc là họ không thể làm khác trong
không khí hừng hực tiến công lúc bấy giờ và làm sao anh em biết thực sự
về việc ông Dương Văn Minh quan hệ với ta như tôi vừa kể trên. Vì vậy
sau 35 năm nhìn lại sự kiện lịch sử, rất khó nói rằng có thể có cách gì
khác hơn xảy ra vào thời điểm đó. "
Vị thế của Võ Văn Sung vào thời điểm đó như thế nào để có nhận định về vai trò trên của tướng Minh. Đây là tóm tắt trích từ bài phỏng vấn:
Vị thế của Võ Văn Sung vào thời điểm đó như thế nào để có nhận định về vai trò trên của tướng Minh. Đây là tóm tắt trích từ bài phỏng vấn:
“Nhà
ngoại giao lão thành Võ Văn Sung từng tham gia cuộc đàm phán bí mật Lê
Đức Thọ-Kissinger từ năm 1971 đến 1974 và là người còn lại duy nhất
trong 5 thành viên chính thức đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký kết bản
Hiệp định Paris lịch sử ngày 27/1/1973.
Ông
là đại sứ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Pháp kiêm đại diện
của Chính phủ Việt Nam tiếp xúc với Hoa kỳ từ sau Hiệp định Paris cho
đến năm 1979, đồng thời là bí thư Ban Cán sự Đảng Lao động Việt Nam tại
Pháp, chỉ đạo phong trào Việt kiều ở Pháp và nhiều nước phương Tây.
Cuốn
sách của ông mà VietNamNet từng có dịp giới thiệu với tựa đề "Chiến
dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris" do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn
hành năm 2005 là một tập sử liệu hiếm có nhằm tri ân những người con dân
Việt Nam ở Pháp và các nước phương Tây trong những ngày này 35 năm
trước đã hướng về Tổ quốc góp phần đấu tranh cho hòa bình, độc lập và
thống nhất nước nhà. “
Võ Văn Sung chỉ đề cập sơ lược đến người con trai Dương minh Đức “cầu nối bí mật” giữa CS và tướng Minh nên chúng tôi phải kết hợp lại với một bài phỏng vấn với Kỹ sư Dương Minh Đức để phối kiểm Big Minh đã hàng Cộng từ lâu thật không.
Lời giới thiệu trong bài “Trò chuyện với con trai Dương Văn Minh” cùa Hồn Việt Quốc Học:
(Hình: Dương minh Đức)
“Kỹ
sư Dương Minh Đức (con trai ông Dương Văn Minh – nguyên Tổng thống
chính quyền miền Nam, nhậm chức không đầy 72 giờ trước 30/4/1975) được
du học ở Pháp từ năm 1962. Ông tốt nghiệp kỹ sư ngành điện lạnh và sau
này làm việc hãng Konica. Về thăm quê nhà đúng dịp kỷ niệm 34 năm giải
phóng miền Nam, ông bày tỏ một số suy nghĩ về ngày 30/4.”
Về 2 người con của Trung tá CS Dương Thanh Nhựt:
Kỹ
sư Dương Minh Đức bày tỏ trong buổi trò chuyện với chúng tôi tại ngôi
nhà riêng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (ngôi nhà nằm trên khu đất
rộng còn gọi là dinh Hoa Lan, được cấp cho gia đình Đại tướng Dương Văn
Minh từ thời chính quyền cũ).
Tản
mạn một chút về tuổi thơ, kỹ sư Đức nhắc lại vài kỷ niệm cùng người chị
gái Dương Thị Xuân Mai, em trai Dương Minh Tâm và Dương Thanh Bình,
Dương Thanh Xuân – hai cô em con chú ruột (con ông Dương Thanh Nhựt, lúc
ấy đang được ông bà Dương Văn Minh cưu mang). Hồi trước khuôn viên dinh
Hoa Lan có giàn hoa lan rất đẹp; giờ không còn hoa vì không còn ai chăm
sóc. Trong nhà, trừ phòng khách, cách bài trí ở các gian phòng đã thay
đổi theo thời gian khá nhiều.
(Hình: Vợ chồng Big Minh và 3 con tại Dalat)
……………
Tuy
vậy, kỹ sư Đức cười nhẹ – ông cho rằng câu chuyện gia đình mình với
người cha ruột là vị tướng lãnh của Sài Gòn cũ vang danh sau đảo chính
Ngô Đình Diệm và chú ruột là người của cách mạng, không phải là trường
hợp hiếm hoi của một gia đình Việt Nam trong giai đoạn lịch sử vừa qua.
Nhưng đó là “điểm đáng chú ý” để Mỹ và chính quyền Sài Gòn cũ nghi ngờ
dinh Hoa Lan là nơi che giấu ông Dương Thanh Nhựt.Ông ấy có từng về dinh
Hoa Lan không? Khi chúng tôi đặt câu hỏi, kỹ sư Đức khẳng định chú ruột
của ông không hoạt động ở đây (bởi hai cô con gái của ông Nhựt lúc ấy
đang ở dinh Hoa Lan, dù đã thay tên, đổi họ nhưng vẫn sợ bị lộ khi nhận
ra ông!). Mãi sau này, lúc còn là sinh viên ở Paris, kỹ sư Đức mới có cơ
hội gặp gỡ ông Dương Thanh Nhựt trên đất Pháp.
Tư liệu “ Hồ sơ về Tướng Dương Văn Minh “ của Phạm
Mạnh Hùng cho ta nhiều chi tiết về Trung tá CS Dương Thanh Nhựt có
nhiệm vụ móc nối Big Minh ra sao: (đến cuối năm 1970 nhiệm vụ trên được
giao cho tướng Nguyễn Hữu Hạnh)
“Công
tác binh địch vận đối với tướng Dương Văn Minh bắt đầu từ năm 1962, với
nhiều lực lượng, nhiều ban ngành tham gia: Binh vận Trung Ương Cục,
Tình báo, An ninh T4 (Sài Gòn - Gia Định), Trí vận…
1/ Ban binh vận Trung Ương Cục miền Nam
Năm
1960, theo yêu cầu của Ban binh vận Xứ ủy Nam bộ (sau này là Trung Ương
Cục miền Nam), đồng chí Võ Văn Thời, Cục trưởng Cục địch vận Tổng Cục
Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đề nghị và được cấp trên đồng ý
điều động đồng chí Dương Thanh Nhựt (3) về Cục để giao nhiệm vụ về miền
Nam vận động Dương Văn Minh. Đồng chí Nhựt được đặt bí danh là Mười Ty.
Cuối tháng 12/1960, đồng chí Mười Ty lên đường.
Tháng
8/1962, đồng chí Mười Ty móc được với gia đình, trước hết là với ông
Nguyễn Văn Di, cậu ruột; qua cậu, móc vợ là Sử Thị Hương, nhắn vợ về
thăm mẹ và tìm hiểu thái độ của anh hai Dương Văn Minh. Sau đó Mười Ty
thăm em trai là Dương Thanh Sơn, sĩ quan quân đội Sài Gòn và em thứ tám
là Dương Thu Vân.
Thấy
tình hình thuận lợi, đồng chí Mười Ty hướng dẫn cán bộ mật đem ý kiến
của lãnh đạo trao đổi với Dương Văn Minh về việc đảo chính Chính phủ Ngô
Đình Diệm. Trong lúc Tướng Minh đang bực tức Ngô Đình Diệm độc tài, gia
đình trị, phủ nhận công lao của mình (tảo thanh Bình Xuyên và các giáo
phái Hoà Hảo). Tướng Minh hứa sẽ tìm cách làm.
Ngày
01/01/1963, Trung tướng Dương Văn Minh nhân danh Chủ tịch Hội đồng quân
nhân cách mạng phát lệnh đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm và lên làm
Quốc trưởng Việt Nam Cộng Hòa lần thứ nhất. Đồng chí Mười Ty nắm được ý
định Tướng Minh chuẩn bị đảo chính Diệm và có báo cáo về Ban binh vận
Trung Ương Cục.
Sau
cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm một thời gian, đồng chí Mười Ty có vào nhà
Dương Văn Minh (98 Hồng Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai),
sau đó qua nhà em là Dương Thanh Sơn ở mười ngày.”
………………..
Cuối
năm 1967, theo chỉ đạo của đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh, Phó Bí
thư Trung Ương Cục miền Nam) và Ban binh vận Trung Ương Cục, đồng chí
Mười Ty có chuyến qua Pháp, ở nhà em rể là Charlot để móc người em gái
thứ 8 là Dương Thu Vân qua Pháp. Có thời gian Mười Ty ở nhà Dương Minh
Đức (con trai Dương Văn Minh). Được biết, khi người em gái thứ 6 Dương
Thu Hà bị ung thư chết, Dương Văn Minh có qua Pháp dự đám tang em gái,
sau đó ở lại Pháp hơi lâu, có ý chờ tin của Mười Ty. Nhưng vì bọn CIA
bảo trung tá Đẩu (sĩ quan tùy viên của Tướng Minh) kêu ông Minh về Thái
Lan, nên không ở lâu hơn được nữa.
Khi
chị Dương Thu Vân qua Paris gặp Mười Ty cho hay là ông Minh không thể
qua Pháp được nữa, thì Mười Ty mới chuyển kế hoạch qua em (Dương Thu
Vân) và cháu (Dương Minh Đức) truyền đạt ý kiến của cấp trên cho Dương
Văn Minh. Sau đó Đức báo lại ý kiến của cha anh với Mười Ty như sau:
“Lập Chính phủ ba thành phần là khó lắm, cần đánh cho văng Thiệu, Mỹ
phải rút đi là hết chiến tranh. Tôi có ra làm chính phủ ba thành phần
khi bầu cử thì ông Thọ (Luật sư Nguyễn Hữu Thọ) cũng thắng cử, tôi có
thất cử cũng không nghĩa lý gì, miễn có lợi cho đất nước là hơn”. Dương
Minh Đức nói thêm: Ba cháu không còn lực lượng, không biết làm chính
trị, không giỏi bằng ông Thọ; ra ngoài (ra khu) lúc này là không có lợi,
ở trong này khi cần có lợi hơn…
Sau
đó, đồng chí Mười Ty về Hà Nội, được đồng chí Lê Duẩn gặp và mời cơm
(với đồng chí Võ Văn Thời). Sau khi nghe đồng chí Mười Ty báo cáo đầy đủ
chuyến đi công tác ở Pháp, đồng chí Lê Duẩn khen và nói: “Dương Văn
Minh trả lời như vậy là thành thật, nói như vậy là làm được, chứ hứa hết
có khi không làm được…”
Cuối
năm 1970,… theo chỉ đạo của Trung Ương và Trung Ương Cục miền Nam, Ban
binh vận Trung Ương Cục tìm một người khác, để tiếp cận vận động Dương
Văn Minh. Đó là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, cơ sở của ta trong sĩ quan
là bạn bè và thầy trò có thể tiếp cận được với Dương Văn Minh. Đồng chí
Nguyễn Tấn Thành (tức Tám Vô Tư), bác của Nguyễn Hữu Hạnh, được Ban binh
vận Trung Ương Cục giao nhiệm vụ trực tiếp nắm và bồi dưỡng cho Nguyễn
Hữu Hạnh.
Tháng
3 và 4/1975, đồng chí Tám Vô Tư thường gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh. Sau khi
Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đồng chí Tám Vô Tư gợi ý ông Hạnh nên tiếp
cận và vận động Dương Văn Minh nếu lên làm Tổng thống thì tìm cách kết
thúc cuộc chiến có lợi cho nhân dân.
Khi
được tin ông Dương Văn Minh lên làm Tổng thống, ngày 28/4/1975, từ Cần
Thơ, ông Nguyễn Hữu Hạnh bằng mọi cách, vượt mọi khó khăn lên Sài Gòn
gặp Dương Văn Minh và được ông giao làm phụ tá Tổng tham mưu trưởng,
thay Tổng tham mưu trưởng ở bên cạnh ông, sau đó là Quyền Tổng tham mưu
trưởng. Với các cương vị này, ông Hạnh đã góp phần quan trọng vào việc
thực hiện lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh làm cho quân đội Sài Gòn
“án binh bất động”, tan rã tại chỗ, không nổ súng và thúc đẩy Chính phủ
Dương Văn Minh sớm bàn giao chính quyền cho cách mạng."
Sau 30-4-1975, Big Minh bị quản thúc tại dinh Hoa Lan. Năm 1982 nhờ
người năn nỉ Võ Văn Kiệt, Thủ tướng CSVN, cho xuất ngoại nên năm 1983
được phép sang Pháp trị bệnh và thăm con (một hình thức đi trốn thiên
đường CS). Năm sau 1984, với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
Kiệt đi dự Quốc khánh của Cộng hoà Dân chủ Đức. Trên đường về, Kiệt ghé
Paris thăm Phạm Ngọc Thuần, Phạm Hoàng Hộ và Dương Văn Minh. Một trong
những câu nói đầu tiên của Big Minh khi gặp Kiệt tại nhà bác sĩ Danh là:
“Anh đã biết đó, tôi luôn giữ lời hưá khi rời khỏi Sàigòn. Sang đây, tôi không tiếp xúc báo chí và cũng không có một lời tuyên bố nào bất lợi cho ở nhà” .
Thật là chán cho cái dũng khí của vị anh hùng Rừng Sát, nó đã chết từ sau chính biến 1-11-1963. Lời nói chứng tỏ đã có những bất lợi xấu xa, dối trá của CS mà Big Minh không dám kể ra.
Trong Hồi Ký Không Tên, trang 447, Lý Quý Chung viết: Khi ông DVMinh và vợ đi khỏi Sàigòn rồi, tôi có dịp gặp Thượng
tọa Trí Quang, ông nói: “Thật rất tiếc. Đáng lý ông Minh nên ở lại đất
nước bởi chính ông là người từng kêu gọi dân chúng không nên bỏ quê
hương ra đi. Nhiều người vì nghe ông ở lại. Thế mà bây giờ ông lại ra đi
...”
Năm 2001, nhận tin Big Minh chết, CSVN có phân ưu:
"Ông
Dương Văn Minh là Tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn cũ. Vào giai
đoạn cuối của cuộc chiến tranh, bằng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện
trước các lực lượng vũ trang giải phóng, ông đã góp phần làm giảm bớt
tổn thất của cuộc chiến tranh.
Sau
giải phóng, thể theo nguyện vọng của ông, Nhà nước Việt Nam đã để ông
được xuất cảnh sinh sống ở nước ngoài. Gần đây, ông đã đề đạt nguyện
vọng được về sống thời gian cuối đời ở trong nước và đã được Nhà nước
Việt Nam chấp thuận. Tiếc rằng do sức khoẻ, ước nguyện đó của ông đã
không thực hiện được. Chúng tôi xin gửi tới gia quyến của ông lời chia
buồn chân thành." (Phan Thuý Thanh - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 07-08-2001).
Sau
đây là tin khó kiểm chứng trong phần góp ý trên website Take2Tango đăng
bài “Dương Văn Minh đầu hàng?” của Trịnh Bá Lộc, một độc giả trong phần
Ý Kiến của Bạn cho là Big Minh bị quả báo khi con trai đuổi ra khỏi nhà
bên Pháp, nên mới sang Mỹ ở với con gái dù chính phủ Mỹ không nhận (?).
Chúng tôi dẫn chứng phần này cốt để chúng ta có quyền thắc mắc "Vì cớ gì đã đuổi Mỹ mà bây giờ lại ‘muối mặt’ sang Mỹ ở? Lý do xin CS để ra khỏi VN trước đây có đúng không?" Câu hỏi này đã theo ông vào chốn hư vô. Dù sao ông cũng còn hít thở được bầu không khí tự do trong 18 năm kể từ khi ông rời bỏ VN năm 1983. Có thể ông và một số "nhân vật lãnh đạo" khác của VNCH có mặc cảm tội lỗi về việc làm trong quá khứ với dân tộc nên đành "sống để dạ, chết mang theo" điều bí mật.
Thiết Trượng - 2010
(35 năm ngày 30-4)
Chú thích:
1/ Nuôi thù hận, cản trở hòa hợp là có tội với tương lai
(Bài
“cảnh cáo” Việt tỵ nạn, coi chừng bị tội đó. Hãy làm theo tướng Kỳ, hãy
gặp tướng Có sắp sang Mỹ thăm gia đình và hứa “kêu gọi hòa hợp hòa
giải”, v.v …)
2/ Trò chuyện với con trai Dương Văn Minh: “Ba tôi hay nhắc làm gì cũng phải nghĩ đến dân tộc”
(Không rõ nguyên nhân cái chết mới đây của người con này.)
3/ Hồ sơ về Tướng Dương Văn Minh
Phạm Mạnh Hùng - Thứ tư, 03 Tháng 6 2009
4/
Con trai đuổi ra khỏi nhà (Mục Ý kiến)
1 comment:
I've been browsing online more than 2 hours today, yet I never found any interesting article like yours. It's pretty worth enough for me.
In my view, if all web owners and bloggers
made good content as you did, the internet will be much more
useful than ever before.
My web site: buy my home PA
Post a Comment