Thiết Trượng
(August 99 )
Còn kẻ bắn trẻ em đề cập ở trên đã từng thuộc nhóm gọi là Aryan Nations, ngụ ý họ thuộc về quốc gia giòng giống Nhật Nhĩ Man, trụ sở ở Ohio. Chỉ xui cho anh nhân viên Bưu Điện gốc Phi luật tân bị tên này bắn chỉ vì “không phải da trắng, mà lại làm cho chính phủ”, như lời khai của thủ phạm. Tôi rất ngưỡng mộ Martin Luther King khi tranh đấu bất bạo động cho dân da đen tại Hoa Kỳ.
(August 99 )
Ngày 10 tháng 8 năm 1999, vụ Buford O. Furrow Jr. (Hình bên dưới) xả súng vào các em nhỏ đang học tại trung tâm sinh hoạt của người Do Thái khiến năm người bị thương trong đó có ba học sinh, rồi trên đường tẩu thoát bắn chết một nhân viên Bưu Điện gốc Phi luật Tân. Từ vụ này, có hai vấn đề được đặt ra cho dân chúng Hoa Kỳ: sử dụng súng và kỳ thị chủng tộc.
Chỉ đặt vấn đề kiểm soát súng hay không đã làm tốn hao giấy mực cũng như “nước bọt” của quần chúng Mỹ lẫn các vị dân cử hơn 20 năm nay, như Wayne Lapierre, Phó Chủ tịch của Hiệp Hội Chơi Súng Quốc Gia “National Rifle Association” (NRA) trả lời phỏng vấn của báo Newsweek, ấn bản 23 tháng 8 năm 1999. Huống chi đi đến thái độ cực đoan là cấm dùng súng, chắc còn gay go và đầy rắc rối vì liên hệ nhiều đến giới tài phiệt sản xuất và buôn bán súng đạn, nhất là phải sửa lại Hiến Pháp.
Chủ tịch của Hội các tay chơi súng thứ thiệt hiện tại là Charlton Heston, tài tử nổi danh của cuốn phim vĩ đại Ben Hur thập niên 60. Mấy tuần qua nhiều địa phương có dịch vụ thu hồi súng do dân tự nguyện nộp cho chính quyền, một vài quận hạt khác có ngân khoản tặng cho mỗi khẩu súng mang nộp là $100.00 nhưng phải ngưng ngay “trò khuyến dụ” vì bà con đông quá, không còn tiền để trao đổi! Sự phức tạp và rắc rối như mớ bòng bong về Súng tại Hoa Kỳ phát xuất từ thời lập quốc của Hoa Kỳ khi “sức mạnh từ nòng súng và bắn chậm là chết” rồi sau này đưa đẩy đến Tu Chính Án số 2 (Right to Keep and Bear Arms) trong Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Trong vụ bà con tranh cãi mấy tuần qua có ý kiến một độc giả gửi đến tờ Register của địa phương Orange County, tiểu bang Cali làm chúng tôi không thể không tội nghiệp cho “tư tưởng có vẻ giáo dục” người khác. Tôi không bận tâm tên họ của độc giả đó, tôi cũng không bênh phe nào, nhưng ông ta nhắn gởi các người “chống giữ súng” hãy đi sang Do Thái để “học hỏi”, sẽ thấy các em thiếu niên vẫn khơi khơi trang bị súng tự động liên thanh như Uzi (Do Thái chế tạo) và những loại tương tự mà không có xảy ra những vụ chết chóc như ở Hoa Kỳ vì"phơ bậy bạ”! Tôi thấy người gởi thư không có cái hiểu biết tối thiểu về tình trạng khác biệt giữa hai quốc gia Do Thái và Hoa Kỳ. Do Thái là quốc gia thuần chủng được tái lập sau bao năm dân Do Thái lang thang vất vưởng trên quả địa cầu. Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng. Sự hổ lốn về các sắc dân từ mọi nơi kéo đến, khác cội nguồn văn hóa chưa kể tôn giáo đủ để làm mọi người nhức đầu khi chung đụng. Những bạo động gây thiệt hại về nhân mạng, trong đó có hình thức sử dụng súng ống, giữa các sắc dân ở Mỹ trong giao tiếp hằng ngày nó bắt nguồn từ một nguyên nhân không thể nào tránh khỏi: KỲ THỊ.
Chỉ đặt vấn đề kiểm soát súng hay không đã làm tốn hao giấy mực cũng như “nước bọt” của quần chúng Mỹ lẫn các vị dân cử hơn 20 năm nay, như Wayne Lapierre, Phó Chủ tịch của Hiệp Hội Chơi Súng Quốc Gia “National Rifle Association” (NRA) trả lời phỏng vấn của báo Newsweek, ấn bản 23 tháng 8 năm 1999. Huống chi đi đến thái độ cực đoan là cấm dùng súng, chắc còn gay go và đầy rắc rối vì liên hệ nhiều đến giới tài phiệt sản xuất và buôn bán súng đạn, nhất là phải sửa lại Hiến Pháp.
Chủ tịch của Hội các tay chơi súng thứ thiệt hiện tại là Charlton Heston, tài tử nổi danh của cuốn phim vĩ đại Ben Hur thập niên 60. Mấy tuần qua nhiều địa phương có dịch vụ thu hồi súng do dân tự nguyện nộp cho chính quyền, một vài quận hạt khác có ngân khoản tặng cho mỗi khẩu súng mang nộp là $100.00 nhưng phải ngưng ngay “trò khuyến dụ” vì bà con đông quá, không còn tiền để trao đổi! Sự phức tạp và rắc rối như mớ bòng bong về Súng tại Hoa Kỳ phát xuất từ thời lập quốc của Hoa Kỳ khi “sức mạnh từ nòng súng và bắn chậm là chết” rồi sau này đưa đẩy đến Tu Chính Án số 2 (Right to Keep and Bear Arms) trong Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Trong vụ bà con tranh cãi mấy tuần qua có ý kiến một độc giả gửi đến tờ Register của địa phương Orange County, tiểu bang Cali làm chúng tôi không thể không tội nghiệp cho “tư tưởng có vẻ giáo dục” người khác. Tôi không bận tâm tên họ của độc giả đó, tôi cũng không bênh phe nào, nhưng ông ta nhắn gởi các người “chống giữ súng” hãy đi sang Do Thái để “học hỏi”, sẽ thấy các em thiếu niên vẫn khơi khơi trang bị súng tự động liên thanh như Uzi (Do Thái chế tạo) và những loại tương tự mà không có xảy ra những vụ chết chóc như ở Hoa Kỳ vì"phơ bậy bạ”! Tôi thấy người gởi thư không có cái hiểu biết tối thiểu về tình trạng khác biệt giữa hai quốc gia Do Thái và Hoa Kỳ. Do Thái là quốc gia thuần chủng được tái lập sau bao năm dân Do Thái lang thang vất vưởng trên quả địa cầu. Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng. Sự hổ lốn về các sắc dân từ mọi nơi kéo đến, khác cội nguồn văn hóa chưa kể tôn giáo đủ để làm mọi người nhức đầu khi chung đụng. Những bạo động gây thiệt hại về nhân mạng, trong đó có hình thức sử dụng súng ống, giữa các sắc dân ở Mỹ trong giao tiếp hằng ngày nó bắt nguồn từ một nguyên nhân không thể nào tránh khỏi: KỲ THỊ.
Kỳ thị phát sinh từ phán đoán của lý trí, bắt nguồn từ nhiều yếu tố hoặc do bản năng hay qua giáo dục. Bản năng độc quyền tư hữu khiến ngay đứa trẻ sơ sinh đã biết khóc lóc, gạt đẩy đứa bé khác đang giành bú tí mẹ nó. Khác biệt tôn giáo đưa đến xung đột đẫm máu không có gì ngạc nhiên, nhưng cùng thờ phượng một đấng thiêng liêng mà quan niệm khác biệt vẫn có thể mang đến tử vong cho nhiều người như cuộc Thánh chiến của Thập tự quân thời Trung cổ. Đẩy mạnh tới tột đỉnh của sự kỳ thị đưa đến một đại chiến có lẽ không ai bằng nhà độc tài Hitler. Kích thích sự cuồng điên về giòng giống thuần chủng và thông minh của dân Arian, Hitler đã đánh mạnh được vào tâm lý ích kỷ, độc hữu của con người. Dán cái nhãn hiệu được tuyển chọn này, người da trắng các nơi hiện nay trên thế giới vẫn gây nhiều xáo trộn tại quốc gia họ ở. Phong trào cạo đầu trọc, tôn thờ chữ vạn hay công khai như nhóm KKK ở Hoa Kỳ đều khởi đi từ lòng bất mãn với hiện tại hay do đố kỵ, ghen ghét, nhỏ nhoi.
Ngay nước Tàu hiện nay, khi họ cố tình bắt mọi người gọi là Trung Quốc, cũng không ngoài tâm trạng kỳ thị và tự tôn của cha ông họ xa xưa. Họ cho quốc gia của mình là trung tâm điểm của vũ trụ, nơi phát sinh mọi tinh hoa của loài người, còn tất cả mọi nơi đều là xứ sở của loài man di, mọi rợ. Đã có thời họ gọi ta là xứ Nam man chính vì nguyên cớ đó. Nước VN vì bị ảnh hưởng nặng nề của Nho học từ lâu, sau này nhà Nguyễn lại rập khuôn luật lệ nhà Thanh hơi kỹ nên có thể chúng ta cũng “kỳ thị” không nhẹ, gọi mấy nguời da trắng là đồ “bạch quỷ”, tôn giáo khác mình là “tà ma ngoại đạo”. Sau này, chúng ta vẫn còn tệ hại khi đã gọi những người thiểu số là “mọi”.
Ngay nước Tàu hiện nay, khi họ cố tình bắt mọi người gọi là Trung Quốc, cũng không ngoài tâm trạng kỳ thị và tự tôn của cha ông họ xa xưa. Họ cho quốc gia của mình là trung tâm điểm của vũ trụ, nơi phát sinh mọi tinh hoa của loài người, còn tất cả mọi nơi đều là xứ sở của loài man di, mọi rợ. Đã có thời họ gọi ta là xứ Nam man chính vì nguyên cớ đó. Nước VN vì bị ảnh hưởng nặng nề của Nho học từ lâu, sau này nhà Nguyễn lại rập khuôn luật lệ nhà Thanh hơi kỹ nên có thể chúng ta cũng “kỳ thị” không nhẹ, gọi mấy nguời da trắng là đồ “bạch quỷ”, tôn giáo khác mình là “tà ma ngoại đạo”. Sau này, chúng ta vẫn còn tệ hại khi đã gọi những người thiểu số là “mọi”.
Nội chiến ở Hoa Kỳ và giải phóng nô lệ là một bài học đẫm máu về “màu da” của người Hoa Kỳ trong quá khứ. Lãnh tụ da đen Martin Luther King cuối cùng đã phải trả giá bằng mạng sống khi tranh đấu cho sự bình đẳng của người da đen với người da trắng. Cùng nằm trong trục Đức-Ý-Nhật, dân Mỹ gốc Đức, gốc Ý bình chân như vại, chỉ có con cháu Thái Dương Thần Nữ bị lùa vào trại tập trung trong Đệ II Thế Chiến và mãi hơn 40 năm sau các người Nhật gốc Mỹ mới có được lời xin lỗi và bồi thường của chính phủ Hoa Kỳ.
Vụ án O.J. Simpson, tư pháp Hoa Kỳ né tránh bằng cách đưa ông tòa “da vàng” gốc Nhật Lance Ito ra xử ông da đen “anh hùng một thời của người Mỹ”, kẻ nghi can giết vợ và người tình, cả hai đều da trắng. Đứng mũi chịu sào cho nền công lý Hoa Kỳ, lý lịch ông tòa Ito đã ba đời tại Mỹ và có vợ người da trắng cũng làm việc tại ngành tư pháp, đương nhiên tiếng Anh “sủa lên” như Mỹ (mà có khi ông ta không còn biết một tiếng Nhật nữa) vẫn bị một ông Thượng nghị sĩ nhạo báng bằng lối phát âm mà ai cũng hiểu có hơi hướng Phù tang. Khi bị các hội đoàn thiểu số Mỹ gốc Nhật và Mỹ gốc Á phản đối, anh nghị sĩ “mất dạy” Alfonse D'Amato mới xin lỗi đích danh quan tòa Ito và các hội đoàn thiểu số.
Đấy là những vụ có tầm vóc lớn cho sự kỳ thị ở quốc gia hợp chủng này. Những vụ lẻ tẻ khác đếm không xuể. Như một anh Việt Nam tại Orange County bị một thằng kỳ thị “da mầu” đâm chết trước sự chứng kiến của một tên khác; thủ phạm còn gởi thư cho bạn diễn tả “niềm thích thú” khi thấy nạn nhân đau đớn, máu me. Như một anh Mỹ đen ở Texas, bị trói sau xe và kéo lê lết cho đến khi thân xác không còn nhận diện...
Ngay từ 1975 cho mãi đến cuối năm 1990, dân Việt tỵ nạn vẫn còn bị mang tiếng là nhận “ân huệ” đặc biệt của chính phủ để mua xe, mua nhà. Thật là dễ sợ cho lòng ghen tị khiến người ta mê muội tin vào những điều vô lý như trên; những người Mỹ “ngu dốt” đó không hiểu được cái tinh thần gia đình cao quý của người Việt, thể hiện bằng sự đùm bọc của cha mẹ với con cái, sự nâng đỡ của anh chị em với nhau, sự giúp đỡ của họ hàng cho người thân thuộc. Mới đây nhất, trong vụ Hi-Tek chống treo cờ đỏ sao vàng và hình Hồ chí Minh (Hình biểu tình bên dưới), từ làn sóng vô tuyến của cảnh sát người ta đã phát hiện nhiều tiếng mạ lỵ người Việt, trong đó có tiếng GOOK. Các ông G.I khi sang chiến đấu tại VN đã dùng tiếng lóng để mạ lị kẻ mà họ muốn nói; có ý móc lò, chê bai là “đồ mọi rợ, rừng rú”.
Ngay từ 1975 cho mãi đến cuối năm 1990, dân Việt tỵ nạn vẫn còn bị mang tiếng là nhận “ân huệ” đặc biệt của chính phủ để mua xe, mua nhà. Thật là dễ sợ cho lòng ghen tị khiến người ta mê muội tin vào những điều vô lý như trên; những người Mỹ “ngu dốt” đó không hiểu được cái tinh thần gia đình cao quý của người Việt, thể hiện bằng sự đùm bọc của cha mẹ với con cái, sự nâng đỡ của anh chị em với nhau, sự giúp đỡ của họ hàng cho người thân thuộc. Mới đây nhất, trong vụ Hi-Tek chống treo cờ đỏ sao vàng và hình Hồ chí Minh (Hình biểu tình bên dưới), từ làn sóng vô tuyến của cảnh sát người ta đã phát hiện nhiều tiếng mạ lỵ người Việt, trong đó có tiếng GOOK. Các ông G.I khi sang chiến đấu tại VN đã dùng tiếng lóng để mạ lị kẻ mà họ muốn nói; có ý móc lò, chê bai là “đồ mọi rợ, rừng rú”.
Còn kẻ bắn trẻ em đề cập ở trên đã từng thuộc nhóm gọi là Aryan Nations, ngụ ý họ thuộc về quốc gia giòng giống Nhật Nhĩ Man, trụ sở ở Ohio. Chỉ xui cho anh nhân viên Bưu Điện gốc Phi luật tân bị tên này bắn chỉ vì “không phải da trắng, mà lại làm cho chính phủ”, như lời khai của thủ phạm. Tôi rất ngưỡng mộ Martin Luther King khi tranh đấu bất bạo động cho dân da đen tại Hoa Kỳ.
Còn ông lãnh tụ kế nghiệp Farrakhan (Hình bên dưới) có lẽ thua xa, không xứng, vì ông sau này đã lùa đồng minh da màu vào phía đối nghịch khi một lần tuyên bố nguời da đen phải chống lại sự “bóc lột” của nhiều sắc tộc trong đó có cả... người VN!
Vì khó diệt bỏ, để sự kỳ thị bớt cực đoan và hậu quả đỡ bi thảm, tôi nghĩ các người da trắng kỳ thị nên nhớ câu này của Martin Luther King Jr.: “We may have come here on different ships, but we're all in the same boat” (Chúng ta có thể đến đây bằng những chuyến hải trình khác nhau, nhưng đều đồng thuyền cả). Người Việt tị nạn chúng ta đã nổi danh biệt hiệu Boat People nào có khác nhau gì đâu. Cám ơn ông Martin Luther King về câu nói vô cùng tuyệt diệu trên, tổ tiên ông đã tới Hoa Kỳ bằng những chuyến tàu chở đầy dân nô lệ từ Phi châu, còn tổ tiên các người da trắng từ Âu châu sang Mỹ cũng bằng tàu để tìm đất sống (Xem hình Con tàu di dân May Flower trên tựa bài) .
Người có quyền và đủ tư cách nhất làm sạch nước Mỹ hay đuổi cổ mọi sắc dân ở đây theo tôi nghĩ chỉ có người da đỏ.
Vì khó diệt bỏ, để sự kỳ thị bớt cực đoan và hậu quả đỡ bi thảm, tôi nghĩ các người da trắng kỳ thị nên nhớ câu này của Martin Luther King Jr.: “We may have come here on different ships, but we're all in the same boat” (Chúng ta có thể đến đây bằng những chuyến hải trình khác nhau, nhưng đều đồng thuyền cả). Người Việt tị nạn chúng ta đã nổi danh biệt hiệu Boat People nào có khác nhau gì đâu. Cám ơn ông Martin Luther King về câu nói vô cùng tuyệt diệu trên, tổ tiên ông đã tới Hoa Kỳ bằng những chuyến tàu chở đầy dân nô lệ từ Phi châu, còn tổ tiên các người da trắng từ Âu châu sang Mỹ cũng bằng tàu để tìm đất sống (Xem hình Con tàu di dân May Flower trên tựa bài) .
Người có quyền và đủ tư cách nhất làm sạch nước Mỹ hay đuổi cổ mọi sắc dân ở đây theo tôi nghĩ chỉ có người da đỏ.
Thiết Trượng
(Tuần báo Đất Nước số 5 - 24 August 99 )
(Tuần báo Đất Nước số 5 - 24 August 99 )
Lửa Bolsa
https://www.youtube.com/watch?v=cGcI_NpkBlQ
No comments:
Post a Comment