(Thiết Trượng 2002)
Trong KBC Hải ngoại tháng 11-2002, đọc xong “Từ cái chết của SVSQ Sử Xuân Vĩnh Lộc”, tôi bâng khuâng nhớ đến ngôi trường cũ của mình trên ngọn đồi 4648. Xuất thân khóa I Nguyễn Trãi, được một thời gian phục vụ tại quân trường mẹ, tôi có nhiều kỷ niệm buồn vui với nơi này.
Sau trận Tổng công kích đợt I Tết Mậu Thân 1968, trường Đại học CTCT ở Đalat dần dần mới tập họp đầy đủ các SVSQ đi phép Tết trở về. Tổng kết quân số, chúng tôi chỉ thiệt hại có một trong số SVSQ đi phép ở Huế, cộng thêm cái tang thân phụ của một SVSQ là Thượng nghị sĩ Trần Điền, cả hai bị Cộng sản giết hại trong đợt thảm sát ở Cố Đô.
Giai đoạn Tổng công kích đợt 2 của CS, Khóa I Đại học CTCT cũng bị “tai nạn” lựu đạn làm một SVSQ tử thương (chúng tôi xin dấu tên người bạc mệnh vì có thể làm thân nhân kẻ quá cố thắc mắc khi nguyên cớ khai tử trước đây khác biệt với sự kiện trong bài). Lựu đạn nổ trong thời gian nghỉ, sau giờ ăn trưa của SVSQ, ngay hậu trường của giảng đường cạnh phạn xá. Tình trạng cấm quân, ngưng cấp đi phép khiến tệ nạn cờ bạc xảy ra trong hàng ngũ quân nhân cơ hữu của đại đội phòng vệ canh gác quân trường. Một vài SVSQ “máu mê cờ bạc” ham vui hưởng ứng, thế là sòng bài bất hợp pháp thỉnh thoảng tụ họp tại nơi kể trên vào sau giờ ăn trưa và các tay chơi hỗn tạp gồm mấy SVSQ liều mạng với một số hạ sĩ quan, binh lính. Tiếng nổ bùng to của lựu đạn khiến chúng tôi đang ngủ trưa phải bung dậy, sẵn sàng tác chiến. Khi tiếng la báo rõ ràng nguyên cớ, tôi và một số người chạy liền vào hậu trường thấy đang nhốn nháo. Chính tôi và một người khác phải khiêng nạn nhân nặng nhất ra ngoài để mang đến bệnh xá. Tiếc rằng miểng lựu đạn cắt vào động mạch cổ, phun ra có vòi, sau đó cứu không kịp, anh NTL đã ra đi vĩnh viễn. (*)
Qua bài của Lâm Viên, giờ đây mới khiến tôi phải đặt một nghi vấn: “bất cẩn” hay “cố ý quăng lựu đạn” trong trường hợp trên? Biết đâu sau “chiến công” từ khóa I của trường Đại học CTCT Dalat, Cộng sản thấy “cái mửng” cho nổ lựu đạn sẽ gây khó khăn điều tra cho An ninh nhà trường, điệp viên được dặn dò hễ có dịp là thực hiện trò chơi giết người này?
oOo
Điệp báo ngày nay có muôn hình vạn trạng theo đà phát triển kỹ thuật gia tốc hiện thời của khoa học. Bài viết này chỉ đề cập đến hình thức cổ xưa mà các phe đối đầu thường sử dụng: “gài người” vào cơ quan địch.
Nguồn gốc của điệp báo có lẽ liên hệ đến sự hợp quần chung đụng của nhân loại, khi sự chiếm hữu được đặt ra khiến người ta phải vận dụng mọi mưu mô thủ đoạn để tước đoạt mục đích từ đối phương.
Thời thượng cổ, Ai Cập đã tổ chức được một hệ thống điệp báo rất hữu hiệu. Năm 1480 trước Tây lịch, Kinh thánh có đề cập đến việc Moses gửi Joshua cầm đầu 11 điệp viên vào dò xét lãnh địa của Canaan.
Cũng trước Tây lịch cả 500 năm, binh thư Tôn Tử ca tụng điệp báo trong chiến tranh là một lãnh vực mà người ta không thể bỏ quên vì nó đòi hỏi một sự vận dụng của trí óc lẫn mưu mẹo lừa gạt để đánh bại đối phương. Phạm Lãi dùng mỹ nhân kế để gài hai tuyệt sắc giai nhân vào hậu cung Ngô vương, vừa làm Phù Sai mê say tửu sắc bê trễ triều chính và không ngó ngàng đến binh bị, vừa lấy tin tức báo về đất Việt. Tây Thi và Trịnh Đán đã chu toàn hoàn hảo nhiệm vụ được giao phó. Việt Vương Câu Tiễn trả được mối hận sau bao năm nằm gai nếm mật, chưa kể “nếm phẩn” kẻ thù. Còn “báu vật” Tây Thi (tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa) mà Phạm Lãi trước đây ngày đêm phải bấm bụng nuốt hận giao cho Phù Sai nay tha hồ cùng tướng quốc thả thuyền dong chơi giữa trời mây non nước.
Liên hệ đến sử Việt, Thục Vương bị vua Hùng Vương thứ 18 khước từ gả Mị nương (theo dã sử, công chúa này lấy Sơn tinh; còn cô em Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử) dặn con cháu phải chiếm lấy Văn Lang để rửa thù. Thục Phán theo lời di chúc, đánh thắng Văn Lang, xưng là An Dương Vương, lập nên nước Âu Lạc năm 257 trước Tây lịch. Khi nhà Tần bên Trung Hoa trong thời suy bại, loạn lạc tứ tung, Nhâm Ngao một quan cai trị ở quận Nam Hải (Quảng Đông) có tham vọng đánh lấy Âu Lạc để lập riêng một quốc gia ở phương Nam. Ý nguyện chưa thành, khi sắp chết giao quyền và trối trăn cho Triệu Đà. An Dương Vương có thành Cổ Loa, kiến trúc xoay ốc, Triệu Đà bao lần đánh Âu Lạc đều không thắng bèn lập mưu cầu hòa đem con trai là Trọng Thủy xin cưới công chúa Mỵ Châu của Âu Lạc và gửi rể ở nhà gái. Dò xét đầy đủ quân tình nước Âu Lạc, Trọng Thủy về báo cáo với vua cha. Triệu Đà sau khi nắm vững tình hình bố phòng, trang bị quân cơ của địch bèn đem quân tấn công và diệt được Âu Lạc, sát nhập quận Nam Hải với Âu Lạc làm một và đặt tên nước là Nam Việt (năm 207 trước Tây lịch).
(Hình: Tượng thánh Jeanne d'Arc)
Thời Trung cổ, bên Âu châu, Pháp đang bị quân Anh xâm chiếm, sắp mất miền Orleans. Joan of Arc lúc mới 17 tuổi theo lời báo gọi của Thượng Đế phải đi cứu nhà Vua, bèn lên đường đến gặp hoàng đế Charles II của Pháp, được nhà vua giao nhiệm vụ cầm quân mặt trận Orléans để đối đầu với quân Anh. Joan of Arc đã thắng trận này. Sau đó, vì sự bội phản của Giám mục Pierre Cauchon, địa phận Beauvais, nhận tiền làm gián điệp cho người Anh, Joan of Arc bị bắt và phải lên dàn hỏa. Năm 1920, vị nữ tướng anh hùng của Pháp Jeanne d'Arc đã được Tòa thánh La Mã phong thánh.
Tại Anh quốc thời Elisabeth I, Sir Francis Walsingham đã thiết bị và thành lập một hệ thống tình báo và gián điệp rất hữu hiệu. Frederick II của Prussia đã có công đầu trong việc canh tân hóa ngành điệp báo cho quốc gia Phổ.
Thời nội chiến của Mỹ, ngành điệp báo đã ghi nhận nhiều công lao của Nathalie Hale và Benedict Holt. George Washington đã được Allan Pinkerton giúp cho việc tổ chức hệ thống thu thập tin tức tình báo thời gian đầu nội chiến, sau này trở thành Phòng Tin Tức, để đến thế chiến thứ II bung ra thành cơ quan OSS (Office of Stategic Services) có tầm vóc hoạt động tình báo về quốc ngoại. Trong thời gian ban sơ của CSVN, chính OSS đã giúp trang bị và huấn luyện cho đoàn võ trang của Võ Nguyên Giáp. Đến 1947, quốc Hội Mỹ mới cho thiết lập CIA và chỉ đến 1954, Quốc Hội Hoa Kỳ mới có lệnh kết án tử hình những công dân Mỹ phạm tội gián điệp trong thời chiến. Trước 1975, Việt Nam Cộng Hòa trong lúc chiến tranh không dùng án tử hình với những kẻ làm gián điệp cho địch, dụng tâm điều này người viết không rõ.
Tại Anh quốc thời Elisabeth I, Sir Francis Walsingham đã thiết bị và thành lập một hệ thống tình báo và gián điệp rất hữu hiệu. Frederick II của Prussia đã có công đầu trong việc canh tân hóa ngành điệp báo cho quốc gia Phổ.
Thời nội chiến của Mỹ, ngành điệp báo đã ghi nhận nhiều công lao của Nathalie Hale và Benedict Holt. George Washington đã được Allan Pinkerton giúp cho việc tổ chức hệ thống thu thập tin tức tình báo thời gian đầu nội chiến, sau này trở thành Phòng Tin Tức, để đến thế chiến thứ II bung ra thành cơ quan OSS (Office of Stategic Services) có tầm vóc hoạt động tình báo về quốc ngoại. Trong thời gian ban sơ của CSVN, chính OSS đã giúp trang bị và huấn luyện cho đoàn võ trang của Võ Nguyên Giáp. Đến 1947, quốc Hội Mỹ mới cho thiết lập CIA và chỉ đến 1954, Quốc Hội Hoa Kỳ mới có lệnh kết án tử hình những công dân Mỹ phạm tội gián điệp trong thời chiến. Trước 1975, Việt Nam Cộng Hòa trong lúc chiến tranh không dùng án tử hình với những kẻ làm gián điệp cho địch, dụng tâm điều này người viết không rõ.
Vào thế kỷ 20, vũ nữ Mata Hari (1876-1917) bị Pháp xử tử năm 1917 về tội làm gián điệp cho Đức thời Thế chiến thứ I. Gốc Hòa Lan, tên thật là Margaretha Gertruida Zelle, 18 tuổi lấy chồng nhà binh, phải theo chồng sang Java (Nam Dương) vì quân vụ đòi hỏi. Đại úy Rudolf MacLeod hơn nàng 22 tuổi là kẻ nghiện rượu hay đánh đập vợ tàn nhẫn. Thấy sống không nổi với người chồng vũ phu, nàng bỏ trốn sang Ba Lê. Để tránh mọi truy lùng tin tức, Margaretha cải trang dưới lốt một vũ nữ Ấn Độ khiêu gợi và lấy tên là Mata Hari. Lúc nàng vũ nữ Mata Hari nổi danh, nhiều tướng tá Pháp sẵn sàng quì dưới chân nàng với bất cứ giá nào, quân đội Đức liền cho người móc nối. Dù điệp báo bán thời gian nhưng càng ngày càng phải chi tiền quá nhiều cho người đẹp có tật tiêu sài như nước, sau cùng chính người Đức đã “vắt chanh bỏ vỏ” nữ điệp viên này bằng một điện tín dễ dàng giải mật.
Qua thời Đệ II thế chiến người con gái của Mata Hari, cũng một điệp báo làm việc cho Đồng Minh là Banda MacLeod đã bị một chung cuộc như người mẹ. Cuộc đời người con gái của Mata Hari ly kỳ hơn mẹ nàng. Banda là một cô giáo ở Java, thích giao du và cởi mở, hay giúp vui trong các cuộc họp mặt ngoại giao đoàn, sĩ quan quân đội và báo chí. Khi quân Nhật xâm chiếm Nam Dương, chú của Banda ra làm việc cho quân Nhật, đe dọa sẽ tiết lộ thân thế nàng là con của Mata Hari nếu nàng không thu thập tin tức từ những buổi họp mặt rồi giao lại cho quân đội Nhật. Banda ưng thuận, nhưng thực sự đóng vai nhị trùng, qua người yêu tín cẩn đang làm cho cơ quan phản gián của Nam Dương tên là Abdul, dù chàng này ngoài mặt cộng tác và làm cho Nhật. Chính Banda đã báo động cho Đồng minh biết kế hoạch của Nhật trong trận tấn công Guadalcanal và các cuộc tấn công chính trên Thái Bình Dương. Sau khi đệ II chấm dứt, Banda đã chiến đấu để mang lại độc lập cho Nam Dương thoát khỏi sự đô hộ của Hòa Lan (Hòa Lan chính là quê hương bố mẹ của Banda). Khi Nam Dương độc lập do Sukarno lãnh đạo, Banda được móc nối và làm gián điệp cho Mỹ tại Trung Cộng. Nàng đã báo cáo là Trung Cộng đang nỗ lực trang bị quân lực và vũ khí Nga sô đang ào ạt đổ vào Trung Hoa. Năm 1950, khi tới Bắc Hàn, nàng đã tiên đoán vĩ tuyến 38 ngăn đôi Đại Hàn sẽ bị quân Cộng sản vượt qua. Khi bị Cộng sản bắt, tiểu đội hành quyết của Trung Cộng đã xử tử ngay Banda mà không cần đưa ra tòa vào đúng thời khắc 5:45 AM mà mẹ nàng chịu án mấy chục năm về trước.
oOo
Qui tội gián điệp khơi khơi cho một công dân, có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới lại “tỉnh bơ, ngồi xổm” pháp luật đều đều như CSVN đã làm ngày 21 tháng 12 năm 2002 vừa qua. Nguyễn khắc Toàn bị án 12 năm tù vì tội làm “gián điệp” khi thông tin liên lạc bên ngoài, phổ biến những phản kháng, chống đối của người trong nước. Trước kia, người Cộng sản VN hay dùng “con ma CIA” để chụp mũ, gần đây thời trang mới của nhà cầm quyền tại VN có thêm cái nón “gián điệp”.
Chả bù chính quyền Mỹ bỏ cả 4 năm, tốn phí hàng triệu đô la để điều tra vật lý gia Wen Ho Lee xem có cung cấp tài liệu cho Trung Cộng hay không. Công dân Mỹ gốc Hoa có hơn 150.000 kỹ sư, khoa học gia, chỉ có 10% làm công việc liên hệ đến quốc phòng. Lời xin lỗi của chính quyền Mỹ đối với khoa học gia Wen Ho Lee lúc chung cuộc không làm hạ thấp uy tín ngành tư pháp Hoa Kỳ.
Trong năm 2000, Hoa Kỳ dành khoảng 30 tỉ đô la cho ngành tình báo (chỉ có 5-10% của ngân sách quốc phòng). Trước kia, thời chiến tranh lạnh, 65-75% ngân sách tình báo được tập trung vào Nga sô, nay giảm còn 15%. Phần còn lại được chia ra cho các lãnh vực ma túy, vũ khí sát hại đông người, khủng bố... (theo Loch K. Johnson: Spies, xuất bản năm 2000). Sau vụ khủng bố 9-11 vào hai cao ốc Trung tâm Thương Mại Thế giới ở Nữu Ước, Hoa Kỳ đã phải lập một bộ mới trong năm 2002 mà bộ phận tình báo có một vai trò quan trọng hơn trước, đòi hỏi một ngân khoản khổng lồ chưa biết đích xác.
Nước Anh, British Secret Intelligent Service (tương đương với CIA của Mỹ) sau chiến tranh lạnh chỉ dành 15% kinh phí tình báo để dò xét Nga (so với trước 37%).
Các nước Cộng sản như Nga và Trung Cộng, thời chiến tranh lạnh, kinh phí tình báo ít khi được công bố công khai, nhưng theo ước tính của những quốc gia Tây phương, tài khoản này khoảng 50% ngân sách quốc phòng.
oOo
Chúng ta hẳn còn nhớ vụ án gián điệp David Trương và Ronald Humphrey năm 1978 ở Mỹ khiến đại sứ Đinh Bá Thi của CSVN bị trục xuất khỏi Liên Hiệp Quốc và ít lâu sau nghe tin bị tử nạn giao thông tại VN. Nghe đâu họ Đinh đi “chệch đường” (đi sái đường lúc lái xe hay trong chính trị cái nào cũng có ý nghĩa cả) nên mới bị chết ! Đinh Bá Thi gốc người Quế Sơn, Quảng Nam, tên thật là Hồ Liêu, anh em ruột của Hoàng Bích Sơn (tên thật là Hồ Đản) một thời là Thứ trưởng ngoại giao của CSVN. Người anh em chú bác là Hồ Nghinh, sau 1975 làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam. David Trương tên VN là Trương đình Hùng thân cộng, con của Luật sư Trương đình Dzu, vợ Mỹ sống tại Âu châu. Ronald Humphrey là nhân viên phòng US Information, khi ra tòa khai vì muốn đoàn tụ với vợ và 4 con đang kẹt tại VN, nên đã phải ăn cắp tài liệu mật để giao cho David Trương. Trương đình Hùng không ngờ người phụ nữ chuyển tài liệu mật cho Bắc Việt qua ngả Paris lại là một nhân viên nhị trùng của Mỹ. Ra tòa, Humphrey và Hùng mỗi người lãnh án 15 năm. Đây là một chuyện gián điệp mà nội dung tình tiết ly kỳ gây xúc động cho nhiều người ngoại quốc vì sự éo le, oan trái của lịch sử mà có lẽ chỉ có người VN phải đối diện và đương đầu. Bạn đọc có thể tìm sách “A Thousand Tears Falling” (Ngàn Giọt Lệ Rơi) của Yung Krall có tên Việt là Đặng Mỹ Dung sẽ thấy tâm tư của tác giả, người phụ nữ có chồng Mỹ, cha là Đại sứ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Mạc Tư Khoa. Sách ra mắt độc giả cuối năm 1995. Douglas Pike, tác giả uy tín nhất về CSVN (mới chết đây) đã đánh giá Yung Krall là một trong 10 điệp viên ưu hạng, nếu không nói là điệp viên hạng nhất đã phá vỡ hệ thống tình báo của CS tại Hoa Kỳ. **
Trong bài “Từ Cái chết Của SVSQ SXVL” đã đề cập trên đầu bài, tôi xin bổ túc đoạn nói về phi công Nguyễn thành Trung. Tên này không thuộc thành phần “cán bộ ba mươi”, trở cờ vào giờ thứ 25. Trung chính là thành phần gián điệp được địch gài vào quân đội VNCH. Ngày 8-4-1975, bốn trái bom từ phi cơ F5E của Không quân VNCH bỏ xuống dinh Độc Lập. Chỉ không lâu, cơ quan an ninh VNCH biết đích xác máy bay của Trung úy Nguyễn thành Trung đã thi hành phi vụ phá hoại này. Nguyễn thành Trung có mối hận với người quốc gia vì cha Trung bị biệt kích bắn chết năm 1963 khi đang là Phó Bí thư huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Để chuẩn bị gài Trung vào quân đội VNCH, nên tổ chức của ba y và bà mẹ đã làm lại khai sinh với tên là Nguyễn thành Trung, cha “vô danh”. Tên họ thật của Trung là Đinh Khắc Trung. Năm 1965, Trung lên Saigon vào Đại học, với lý lịch mới. Thời gian này, tổ chức CS thu xếp đưa lọt Trung vào Không quân và khi đã nằm trong binh chủng này còn được dặn dò có trọng trách xin học lái loại phản lực chiến đấu, tức là loại có mang bom dưới cánh. Đầu năm 1975, tung tích của Trung đã bắt đầu lộ, rồi lệnh trên bắt thi hành phi vụ thả bom và may cho Trung, CS chiếm được Phước Long, nên Trung yêu cầu sửa lại sân bay Phước Long để phản lực cơ có đủ chiều dài tối thiểu hạ cánh, chứ không sau khi bỏ bom rồi trốn chạy mà không có sân đáp thì chỉ còn nước bỏ máy bay và nhảy dù ra ngoài. Năm 2000, Nguyễn Thành Trung với lon Đại Tá có chức vụ là đoàn trưởng đoàn bay 919 Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.
oOo
Qui tội gián điệp khơi khơi cho một công dân, có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới lại “tỉnh bơ, ngồi xổm” pháp luật đều đều như CSVN đã làm ngày 21 tháng 12 năm 2002 vừa qua. Nguyễn khắc Toàn bị án 12 năm tù vì tội làm “gián điệp” khi thông tin liên lạc bên ngoài, phổ biến những phản kháng, chống đối của người trong nước. Trước kia, người Cộng sản VN hay dùng “con ma CIA” để chụp mũ, gần đây thời trang mới của nhà cầm quyền tại VN có thêm cái nón “gián điệp”.
Chả bù chính quyền Mỹ bỏ cả 4 năm, tốn phí hàng triệu đô la để điều tra vật lý gia Wen Ho Lee xem có cung cấp tài liệu cho Trung Cộng hay không. Công dân Mỹ gốc Hoa có hơn 150.000 kỹ sư, khoa học gia, chỉ có 10% làm công việc liên hệ đến quốc phòng. Lời xin lỗi của chính quyền Mỹ đối với khoa học gia Wen Ho Lee lúc chung cuộc không làm hạ thấp uy tín ngành tư pháp Hoa Kỳ.
Trong năm 2000, Hoa Kỳ dành khoảng 30 tỉ đô la cho ngành tình báo (chỉ có 5-10% của ngân sách quốc phòng). Trước kia, thời chiến tranh lạnh, 65-75% ngân sách tình báo được tập trung vào Nga sô, nay giảm còn 15%. Phần còn lại được chia ra cho các lãnh vực ma túy, vũ khí sát hại đông người, khủng bố... (theo Loch K. Johnson: Spies, xuất bản năm 2000). Sau vụ khủng bố 9-11 vào hai cao ốc Trung tâm Thương Mại Thế giới ở Nữu Ước, Hoa Kỳ đã phải lập một bộ mới trong năm 2002 mà bộ phận tình báo có một vai trò quan trọng hơn trước, đòi hỏi một ngân khoản khổng lồ chưa biết đích xác.
Nước Anh, British Secret Intelligent Service (tương đương với CIA của Mỹ) sau chiến tranh lạnh chỉ dành 15% kinh phí tình báo để dò xét Nga (so với trước 37%).
Các nước Cộng sản như Nga và Trung Cộng, thời chiến tranh lạnh, kinh phí tình báo ít khi được công bố công khai, nhưng theo ước tính của những quốc gia Tây phương, tài khoản này khoảng 50% ngân sách quốc phòng.
oOo
Chúng ta hẳn còn nhớ vụ án gián điệp David Trương và Ronald Humphrey năm 1978 ở Mỹ khiến đại sứ Đinh Bá Thi của CSVN bị trục xuất khỏi Liên Hiệp Quốc và ít lâu sau nghe tin bị tử nạn giao thông tại VN. Nghe đâu họ Đinh đi “chệch đường” (đi sái đường lúc lái xe hay trong chính trị cái nào cũng có ý nghĩa cả) nên mới bị chết ! Đinh Bá Thi gốc người Quế Sơn, Quảng Nam, tên thật là Hồ Liêu, anh em ruột của Hoàng Bích Sơn (tên thật là Hồ Đản) một thời là Thứ trưởng ngoại giao của CSVN. Người anh em chú bác là Hồ Nghinh, sau 1975 làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam. David Trương tên VN là Trương đình Hùng thân cộng, con của Luật sư Trương đình Dzu, vợ Mỹ sống tại Âu châu. Ronald Humphrey là nhân viên phòng US Information, khi ra tòa khai vì muốn đoàn tụ với vợ và 4 con đang kẹt tại VN, nên đã phải ăn cắp tài liệu mật để giao cho David Trương. Trương đình Hùng không ngờ người phụ nữ chuyển tài liệu mật cho Bắc Việt qua ngả Paris lại là một nhân viên nhị trùng của Mỹ. Ra tòa, Humphrey và Hùng mỗi người lãnh án 15 năm. Đây là một chuyện gián điệp mà nội dung tình tiết ly kỳ gây xúc động cho nhiều người ngoại quốc vì sự éo le, oan trái của lịch sử mà có lẽ chỉ có người VN phải đối diện và đương đầu. Bạn đọc có thể tìm sách “A Thousand Tears Falling” (Ngàn Giọt Lệ Rơi) của Yung Krall có tên Việt là Đặng Mỹ Dung sẽ thấy tâm tư của tác giả, người phụ nữ có chồng Mỹ, cha là Đại sứ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Mạc Tư Khoa. Sách ra mắt độc giả cuối năm 1995. Douglas Pike, tác giả uy tín nhất về CSVN (mới chết đây) đã đánh giá Yung Krall là một trong 10 điệp viên ưu hạng, nếu không nói là điệp viên hạng nhất đã phá vỡ hệ thống tình báo của CS tại Hoa Kỳ. **
Trong bài “Từ Cái chết Của SVSQ SXVL” đã đề cập trên đầu bài, tôi xin bổ túc đoạn nói về phi công Nguyễn thành Trung. Tên này không thuộc thành phần “cán bộ ba mươi”, trở cờ vào giờ thứ 25. Trung chính là thành phần gián điệp được địch gài vào quân đội VNCH. Ngày 8-4-1975, bốn trái bom từ phi cơ F5E của Không quân VNCH bỏ xuống dinh Độc Lập. Chỉ không lâu, cơ quan an ninh VNCH biết đích xác máy bay của Trung úy Nguyễn thành Trung đã thi hành phi vụ phá hoại này. Nguyễn thành Trung có mối hận với người quốc gia vì cha Trung bị biệt kích bắn chết năm 1963 khi đang là Phó Bí thư huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Để chuẩn bị gài Trung vào quân đội VNCH, nên tổ chức của ba y và bà mẹ đã làm lại khai sinh với tên là Nguyễn thành Trung, cha “vô danh”. Tên họ thật của Trung là Đinh Khắc Trung. Năm 1965, Trung lên Saigon vào Đại học, với lý lịch mới. Thời gian này, tổ chức CS thu xếp đưa lọt Trung vào Không quân và khi đã nằm trong binh chủng này còn được dặn dò có trọng trách xin học lái loại phản lực chiến đấu, tức là loại có mang bom dưới cánh. Đầu năm 1975, tung tích của Trung đã bắt đầu lộ, rồi lệnh trên bắt thi hành phi vụ thả bom và may cho Trung, CS chiếm được Phước Long, nên Trung yêu cầu sửa lại sân bay Phước Long để phản lực cơ có đủ chiều dài tối thiểu hạ cánh, chứ không sau khi bỏ bom rồi trốn chạy mà không có sân đáp thì chỉ còn nước bỏ máy bay và nhảy dù ra ngoài. Năm 2000, Nguyễn Thành Trung với lon Đại Tá có chức vụ là đoàn trưởng đoàn bay 919 Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.
(Hình: "Giặc lái" Nguyễn thành Trung đưng cạnh F5 - không phải là F15 như ghi chú trong hình)
Việc giả mạo, khai man lý lịch của người Cộng sản là chuyện thông thường của họ. Trong chuyện “A Thousand Tears Falling”, cha của Yung Krall là Đặng Quang Minh trước khi tập kết ra Bắc cũng đã đổi lại tờ khai gia đình, làm giấy khai sinh cho các con với tên cha “vô danh”, chưa kể đốt bỏ mọi hình ảnh có chụp hình chung.
Riêng với cái chết của Đại tá Phạm ngọc Thảo, trên tờ Guardian, ngày 27 tháng 4 năm 2000, Mark Trần gọi Phạm ngọc Thảo bằng cậu, viết một bài có tựa là “A Family at War”, đã nhắc đến thời gian Phạm ngọc Thảo làm tỉnh trưởng Bến Tre sau thời gian đầu được Tổng Giám Mục Ngô đình Thục giới thiệu cho các ông Diệm và Nhu. Mẹ của Mark Trần gốc Nam kỳ theo đạo Công giáo, Phạm ngọc Thảo là người em thứ chín trong gia đình khá giả nhưng thiên Cộng. Vì gia đình sung túc nên các cô cậu dòng họ Phạm đều lấy tên Tây khi học trường Pháp. Người cậu khác theo bài viết của Mark có tên là Gaston đi theo Việt Minh và từng làm đại sứ ở Bá Linh. Riêng Mark, trước 1975, học ở Lycée St Exupery cho đến khi theo ông bố gốc Bắc nhưng cũng thiên Cộng dọn sang Anh vì làm việc cho hệ thống đài BBC. Mark viết rằng, không ngờ nguời cậu của mình đã kín đáo đóng vai trò điệp viên, và tiếc thương ông vì biến cố 1965 khiến ông ta phải bỏ mạng. Mark Tran ca tụng CSVN tuyên dương ông cậu xuất sắc trong truyện phim “Ván bài lật ngửa”, chưa kể đặt mộ phần của Phạm ngọc Thảo nơi nghĩa trang của những chiến sĩ CS xuất sắc.
Việc giả mạo, khai man lý lịch của người Cộng sản là chuyện thông thường của họ. Trong chuyện “A Thousand Tears Falling”, cha của Yung Krall là Đặng Quang Minh trước khi tập kết ra Bắc cũng đã đổi lại tờ khai gia đình, làm giấy khai sinh cho các con với tên cha “vô danh”, chưa kể đốt bỏ mọi hình ảnh có chụp hình chung.
Riêng với cái chết của Đại tá Phạm ngọc Thảo, trên tờ Guardian, ngày 27 tháng 4 năm 2000, Mark Trần gọi Phạm ngọc Thảo bằng cậu, viết một bài có tựa là “A Family at War”, đã nhắc đến thời gian Phạm ngọc Thảo làm tỉnh trưởng Bến Tre sau thời gian đầu được Tổng Giám Mục Ngô đình Thục giới thiệu cho các ông Diệm và Nhu. Mẹ của Mark Trần gốc Nam kỳ theo đạo Công giáo, Phạm ngọc Thảo là người em thứ chín trong gia đình khá giả nhưng thiên Cộng. Vì gia đình sung túc nên các cô cậu dòng họ Phạm đều lấy tên Tây khi học trường Pháp. Người cậu khác theo bài viết của Mark có tên là Gaston đi theo Việt Minh và từng làm đại sứ ở Bá Linh. Riêng Mark, trước 1975, học ở Lycée St Exupery cho đến khi theo ông bố gốc Bắc nhưng cũng thiên Cộng dọn sang Anh vì làm việc cho hệ thống đài BBC. Mark viết rằng, không ngờ nguời cậu của mình đã kín đáo đóng vai trò điệp viên, và tiếc thương ông vì biến cố 1965 khiến ông ta phải bỏ mạng. Mark Tran ca tụng CSVN tuyên dương ông cậu xuất sắc trong truyện phim “Ván bài lật ngửa”, chưa kể đặt mộ phần của Phạm ngọc Thảo nơi nghĩa trang của những chiến sĩ CS xuất sắc.
(Hình: TT Diệm, Vũ ngọc Nhạ, Ngô đình Nhu)
Cái chết mới đây hồi tháng 8 năm 2002 của Vũ ngọc Nhạ mà báo chí Mỹ đăng tải là một điệp viên CS đã từng làm cố vấn cao cấp của hai trào Diệm và Thiệu và nhờ tình báo Mỹ khám phá năm 1969, nên mới ngồi nhà lao với tội chung thân. Vũ ngọc Nhạ đã được thả và giao lại cho Bắc Việt theo thỏa ước Ba Lê 1973. Trước khi chết, Vũ ngọc Nhạ có quân hàm Thiếu tướng CSVN. Năm 2001, trong cuộc phỏng vấn với Vietnam News Agency, Nhạ có huênh hoang (chứng nhân là ông Thiệu giờ này cũng chết rồi) thường họp bàn với Thiệu, cạnh nơi Thiệu làm việc “không chỉ về nội tình quan trọng quốc gia mà còn cả về những chuyện riêng tư của gia đình Thiệu. Thiệu còn đưa chìa khóa riêng phòng Thiệu cho tôi”. (!!!) CSVN cho ấn hành lần thứ hai cuốn sách “Ông Cố Vấn” có tích cách đề cao Vũ ngọc Nhạ, nhưng ở hải ngoại trên Website của Vietquoc.com/news2002 có tựa “Ông Cố Vấn: Fact or Fiction” (Thật hay Giả) đã phản bác với dẫn chứng cuốn sách cùng tựa xuất bản năm 1987 và ấn bản mới đã có hai chương được viết lại. Ngoài việc được Linh mục Hoàng Quỳnh và Giám mục Lê hữu Từ đề bạt giới thiệu, Vũ ngọc Nhạ đã có sẵn hồ sơ đen đi theo Việt Minh, nên ông Ngô đình Nhu giao cho tình báo của ông “Thái đen” luôn dòm chừng để tóm trọn ổ. Và cũng chính tình báo VNCH đã bắt giữ tổ gián điệp của Vũ ngọc Nhạ chứ không phải do người Mỹ giúp đỡ. Việc vẽ vời, thần tượng hóa của kẻ chiến thắng, nhất là đối với CS, người quốc gia luôn luôn đặt dấu hỏi là điều cẩn trọng phải có.
Ngoài một số tên được đề cập trong bài viết của Lâm Viên trong KBC Hải ngoại tháng 11 với tựa đề nói ở trên như Vũ ngọc Nhạ, Huỳnh văn Trọng, Vũ Hạnh,"Kiều nữ” Kim Cương, Hoàng phủ ngọc Tường... còn có một số theo CS được gài vào nhiều cơ quan của VNCH. Ngay trong Quốc Hội VNCH có cựu dân biểu Trung tá Đinh văn Đệ chẳng hạn. Đệ xuất thân khóa 6 Võ Bị Đàlạt, có thời từng là Tỉnh trưởng Tuyên Đức kiêm thị trưởng Đàlạt. Lúc thôi làm tỉnh trưởng Bình Thuận đã ra ứng cử thành công vai trò Dân Biểu trong liên danh Độc Lập... Chưa kể chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh cũng là điệp viên CS, chúng tôi xin dành bài cho người viết khác nói về tướng này và những nhân vật chưa đề cập chi tiết.
oOo
Sau biến cố tháng 4 năm 1975, lịch sử đã sang trang gần 30 năm cho người lính Quân lực VNCH, nhưng những người còn sống nếu là chứng nhân của các bội phản do Cộng Sản VN gây nên, không thể vẫn bịt tai, nhắm mắt làm ngơ trước những bôi xóa sự thực, vẽ vời giả tạo nhằm tô hồng lịch sử nhơ bẩn, đen tối của họ. Cá nhân tôi xin chân thành cầu chúc KBC Hải ngoại sẽ có những tư liệu quí giá về điệp báo qua sự hưởng ứng của các độc giả mọi nơi. Tôi vẫn tin vào uy dũng của người lính VNCH dù trước họng súng địch còn không e ngại cái chết, huống hồ chỉ sử dụng ngòi bút để trung thực ghi lại: “Cái gì của César hãy trả lại César”.
Thiết Trượng
(Nguyệt san KBC Hải Ngoại 12-2002)
-------------
(*) Chúng tôi đã có lúc tạt ngang, dừng lại xem chơi. Trường hợp anh NTL cũng chỉ tình cờ đứng coi, chẳng may biến cố xảy ra, bị tử nạn oan uổng.
(**) Sau bài này khoảng 10 năm tiếp theo, sách mới được dịch sang tiếng Việt.
Notes:
Bài đọc thêm (Feb 2017)
Các nữ điệp viên Bắc Hàn nổi tiếng
Ảnh chụp cựu điệp viên Bắc Hàn Kim Hyon-hui tại một cuộc
họp báo ở Busan, Nam Hàn tháng
3/2009
Bà Kim Hyon-hui, nữ điệp viên
Bắc Hàn làm nổ tung máy bay Nam Hàn năm 1987, thú tội trong một cuộc họp báo ở
Seoul, Nam Hàn tháng
1/1988.
Won
Jeong-hwa
Lee
Jin-man/AP PhotoImage caption
Bà Won Jeong-hwa lau nước mắt trong một cuộc
phỏng vấn tại căn phòng của bà ở Gunpo, Nam Hàn, tháng 4/2014
Đọc thêm:(2019)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/nu-nhan-vien-tinh-bao-nga-bi-toa-my-tuyen-an-18-thang-tu/
No comments:
Post a Comment