February 10, 2007

(44) NHẤT NHẬT TẠI TÙ

Thiết Trượng (9-1999)

Ngày rằm tháng 7 âm lịch, Phật giáo chọn cho mùa báo hiếu được gọi là lễ Vu Lan, để con cái trong dịp này nhớ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Năm nay, sau hơn hai tuần rằm tháng 7, ngày 14 tháng 9, một vụ thảm sát gây ra ba cái chết tại nhà thương West Anaheim Medical Center. Hung thủ là một người Á Đông nhỏ con (5'5), chắc là Việt Nam, vì có tên là Dung Trinh. Anh chàng 42 tuổi này, nhào vào bệnh viện, vừa bắn nhân viên nhà thương vừa la hét: “Chúng mày giết mẹ tao!”. Sau khi cảnh sát bắt giữ được hung thủ, theo một nhân viên nhà thương bà mẹ 72 tuổi trước đây đã được giải phẫu xương hông tại bệnh viện và không thấy hung thủ than phiền gì cả.

Được biết năm ngoái (1998), phòng khẩn cấp của bệnh viện đã cho thiết trí cửa kiếng chống đạn sau khi xảy ra vụ một bệnh nhân xả súng vào nơi này. Hai lần trong quá khứ, cũng chính bệnh viện đã bị khách hàng gởi thư khiếu nại với Phòng Y tế về cách đối xử cũng như chữa trị bệnh nhân.

Riêng vụ ông Trịnh Dũng (tạm gọi tên VN) uất hận vì mẹ chết rồi phán đoán chủ quan cho rằng ai đó ở bệnh viện gây ra sự tử vong của người thân mình để tìm đến trả thù, ông ta đã thiếu suy xét vì không nghĩ đến sự đau khổ gấp bội của những người khác sẽ gặp phải vì số nạn nhân do ông gây ra đông hơn, trong khi chỉ mình ông chịu đựng khi mất mẹ. Hơn nữa chưa chắc sự phán đoán của ông đã đúng đắn.

Ở đây, chúng tôi không phân tích về vụ ông Trịnh Dũng để bênh vực hay chỉ trích. Vấn đề là hôm ra tòa, khi nhìn mặt mày bầm tím của ông Trịnh Dũng, nhất là vết quầng to đen bên mắt phải, một phóng viên có thắc mắc với nhân viên công lực về tình trạng sức khỏe này, người trách nhiệm đã trả lời rất hồn nhiên: có thể mấy bạn tù đã “hỏi thăm sức khỏe” ông này. Không ai thắc mắc thêm gì cả! Ông Trịnh Dũng, theo hình chụp trên báo chúng ta thấy có xâm mình nơi cổ rất lớn, có thể suy đoán ông này cũng là một “tay chơi” hoặc “anh chị” một thời hay đang thời không rõ.
 
Thế giới TÙ NHÂN tại Hoa Kỳ có thể không khác chế độ lao tù của các quốc gia khác (ngoại trừ chế độ CS). Họ cũng có giai cấp, đàn anh đàn chị, phe này phái nọ, tù mới tù cũ. Ở Mỹ còn có vụ tù đen, tù trắng, tù “thiểu số”. 

Chúng tôi chỉ nghe kể, trước đây đầu thập niên 80, dân làm thương mại ở Little Saigon của chúng ta đã phải “nộp thuế” cho các tay anh chị người mình. Khi xảy ra một vụ bắn gây tử thương cho một thực khách tại nhà hàng đường Brookhurst, một tay anh chị bị “vớt” vào tù. Nghe đâu, vào đó, anh bị tụi tù Mỹ đen, to lớn cồng kềnh như dã nhân, hằng ngày đè ra thỏa mãn thú dâm bằng lỗ đít của anh. Sau này được thả ra, anh bị thương tật nơi hậu môn và không còn ý muốn tung hoành như trước. Một ông tướng ngày xưa, xếp lớn của anh hình như bỏ mặc đàn em, vì dại gì ra mặt, nhất là trong khi tiếng tăm ông cũng chẳng “tốt lành” gì cho lắm. Ngay cô ca sĩ người yêu cũng bỏ rơi anh ta để đi về một “thiên đường hạ giới” nào đó.

Đó là một góc cạnh “nghe lời đồn thổi”, nhưng nhiều vụ phanh phui chính thức trên báo chí, người ta mới biết sự thực còn gây nhiều ngạc nhiên cho đám dân lương thiện bên ngoài vòng lao lý. Như vụ mới nhất đăng trên báo địa phương The Orange County Register ngày Thứ hai 20 tháng 9 năm 1999, đề cập về vụ nhà tù của quận Orange không đủ chỗ chứa tội phạm phải đi thuê địa phương khác.

Trên toàn Cali hiện nay đang giữ 162,000 tù nhân. Có thể nói những tù nhân Cali đến nơi mới sẽ là những kẻ đầu tiên đi ở tù trong nhà giam đi thuê do tư nhân dựng lên. Cơ quan thầu xây cất nhà tù có tên rất kêu Tổ hợp Trừng Giới Mỹ quốc (Corrections Corp. of America). Một nơi nhà thầu xây cất xong đang trống chỗ thuộc Kern City và Orange County muốn thuê phải ký hợp đồng với quận hạt Kern. 
  
Trước đây khoảng một năm trên một tạp chí, tôi có đọc một bài về nhà tù tại Hoa Kỳ và con số chi phí ước lượng cho một tù nhân có thể khiến người ta “bất mãn”, vì ta phải đóng thuế cho việc phi lý đó. Để “trông nom, săn sóc” một tù nhân, chính quyền Mỹ phải tốn khoảng mỗi năm $25,000.00. “Lương bổng” của một ông bà tù nhân bằng công lao “cày bừa” chăm chỉ của một thằng lương thiện, lương giờ $12.00 với điều kiện ngày ngày phải lao động đủ 8 tiếng, tuần 5 ngày trong 52 tuần lễ. Nhưng thằng lương thiện đó còn phải đóng đủ thứ thuế, nên đâu có ôm trọn $25,000.00. Còn bài báo trên Register, cho biết ước tính mà Kern County và nhà thầu có thể phải tính giá biểu mà Orange County phải trả cho mỗi tù nhân đi ở bên ngoài là $60.00 một ngày, một giá biểu cao nhất mà Orange đang chi phí cho mỗi tù phạm. Tiền phòng này còn cao hơn tiền thuê phòng khách sạn cho những thằng dân trung trung, chưa nói đến dân nghèo. Bạn muốn tôi làm tính dùm bạn xem tiền phòng một năm chứa tù không? Vì các ông bà ở tù đâu có đi nghỉ hè, một năm có 365 ngày, quí vị không “off” ngày nào cả, nên số tiền sơ sơ cho chỗ ở không thôi là $21,900.00.
Trong bài báo nói trên có đề cập đến những bê bối trong nhà tù như cai tù tổ chức xúi dục hoặc khuyến khích những trò giác đấu, hiếp dâm tù hoặc xảy ra vụ nhân viên trừng giới bắn chết bảy tù nhân tại Corcoran State Prison.
   
Đó là những cái “khốn nạn” của hệ thống pháp lý ở xứ thiên đường này. Tại Hoa Kỳ, có những việc ta khâm phục người Mỹ khiến ta mở mắt và học được nhiều điều hay nhưng cũng có những cái ta phải “chửi thề” vì những cái ràng buộc trong hiến pháp và nguyên tắc tự do, dân chủ mà họ ôm ấp khiến đôi khi làm họ chết cứng trong những cái “vô lý” không tưởng tượng được. Như trong một bài trước tôi đã đề cập về Tu chính án thứ hai của họ về vấn đề súng, phe đòi kiểm soát súng bài bác nhóm kia diễn dịch sai ý nghĩa của Tu chính án này. Họ cãi nhau mấy chục năm nay và còn cò cưa dài dài.

Trong bài này, tôi muốn nói đến cái khía cạnh phi lý của luật pháp trong việc tù nhân. Với chỗ ở cho tù phạm mà thôi, bạn đọc đã thấy chi phí tốn kém bao nhiêu rồi, chưa kể tiền ăn, tiền người gác và hàng trăm thứ linh tinh khác. Mà đây là tiền lấy từ thuế của những thằng đi cày “tơi người” từ buổi sáng tờ mờ hay lúc khuya lơ khuya lắc. Ta nên nhớ, các tù nhân được cung cấp tiện nghi tối thiểu của một thường dân, nếu không các ông bà Hội Nhân Quyền chĩa mõm vào ngay để la lên là nhà tù vi phạm nhân quyền, bạc đãi tù nhân! Tù nhân tại Mỹ có sách báo, được đi nhà thờ, được học nghề và nhiều ông bà thích thẩm mỹ còn được cung cấp phòng tập thể dục. Có nơi tù nhân còn được coi Cable TV đàng hoàng! Sướng như vậy, thành ra báo chí có đăng một ông được thả ra, lười biếng quen không chịu đi làm hoặc vì “tay chơi thứ thiệt” không có nơi nào nhận vào làm hoặc chứa chấp nên phải cố làm một vụ “phi pháp” để cảnh sát có cớ tóm ông và ông lại được vào tù là nơi ông đang muốn trở lại. Ông hớn hở nói “tôi sung sướng ở nơi này vì... đếch phải lo gì cả”.
Thủ tục pháp lý “kéo dài” của một thằng tội phạm giết người trong nhiều vụ, cứ dây dưa từ vụ thứ nhất cho đến vụ chót, bao tiền án phí. Có khi bản án đầu tiên, đủ kết tội lên ghế điện hay vào phòng hơi ngạt, các ông bà tư pháp còn kéo dài đưa ra xử cho đủ mọi vụ. Sao không đưa béng ngay thủ phạm về hỏa ngục mà rắc rối mất thì giờ quá vậy? Tôi cũng đồng ý với người “muốn chửi bố” vụ các tử tội nằm trong danh sách chờ đợi để đến nỗi có tên “nằm phè cánh nhạn” mười năm sau mới bị hành hình. Lý do, sau khi bị án, tử tội có quyền xin ân xá, nhưng vì các ngài Tối Cao Pháp Viện còn tà tà đăng đàn cho từng vụ theo thứ tự ưu tiên, nên mới có cớ sự. Nên nhớ việc “săn sóc” quí vị tử tội này đặc biệt hơn thường phạm, dĩ nhiên tiền chi phải khẩm hơn!

Các cụ nhà ta cho rằng “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” có lẽ vì không nếm mùi nhà tù Mỹ nên mới than thở như vậy. Còn tù Mỹ không phải"đi cày bở hơi tai” có thể nằm khoèo ngâm nga “nhất nhật tại tù, tam niên cày ngoại”.
  
Thiết Trượng
(Tuần báo Đất Nước, số 9 ngày 21-9-1999)

Coi thêm:



No comments: