Thiết Trượng (1999)
Ngày 2 tháng 8 năm 1999 là ngày lịch sử cho Thư viện Hungtington tại San Mario sau 71 năm thành lập vì số người đông đúc đến thăm nơi này. Họ chen chúc xếp hàng giữa cơn nóng mùa hè của Cali, chờ hai, ba tiếng đồng đồ để được chiêm ngưỡng một loại cây chỉ cao 6 foot, nhưng bông hoa thì to lớn, cao đến 5 foot và đặc biệt mùi hương thì... thối hoăng! Để “nhìn và ngửi” kỳ hoa dị thảo này người ta phải móc hầu bao $8.50 cho tiền vào cửa. Khoảng giữa trưa, ước lượng có 7,000 người đang “rồng rắn” để chờ đến phiên xem hoa. Có hai người đi coi bị ngất xỉu phải khiêng ra xe cứu thương. Phóng viên hỏi mấy người hiếu kỳ đi ra, cảm giác ra sao về “mùi thơm” đặc biệt này, người thì nói nó thối như chó bị cán chết trên đường, kẻ thì cho nó khắm như mùi thùng rác lâu ngày chưa đổ...
Loại cây này nguyên gốc từ Sumatra ở Nam Dương, dân địa phương nôm na gọi là cây hoa Tử Thi, tên khoa học của cây là Amorphophallus Titanum, có hoa thuộc loại to nhất và dễ tan rữa trên thế giới. Từ trước đến nay ở Hoa Kỳ, loại hoa này chỉ nở có 11 lần. Lần đầu tiên năm 1937, cây này nở hoa tại Vườn Bách Thảo Bronx cũng thu hút đông người xem. Vì hoa thuộc loại chóng tàn nên Thư viện Huntington ở Cali chỉ loan báo có hai ngày để coi hoa. Ông nhà báo của LA Times tường thuật vụ này không biết ngớ ngẩn hay giả vờ “ngây thơ cụ” khi đặt câu hỏi: tại sao người ta lại lũ lượt xếp hàng chầu chực đi xem một loại hoa hôi thối, đông hơn cả những lần vừa rồi khi triển lãm kỷ niệm của các vĩ nhân George Washington và Abraham Lincoln?
Một câu chuyện khác, đối với nhiều người trong chúng ta có lẽ cũng có mùi “thum thủm”, đó là việc tòa án ở Florida hôm đầu tháng 8 vừa rồi phải khẳng định chiếc ghế điện xử tử tội nhân không có gì khác thường hoặc gây đau đớn cho tử tù! Lý do khi dùng ghế điện để kết thúc cuộc đời tử tù gian ác Allen Lee Davis, cân nặng những 344 pound, lỗ mũi của tử thi đã chảy máu. Những kẻ “nhân đạo” chưa thỏa mãn với quyết định như trên của quan tòa địa phương. Thế là, ngày 24 tháng 8 này tại Tối cao pháp viện của tiểu bang có cuộc nghị án điều trần về chiếc ghế điện!
Nếu cứ lấy "chữ nghĩa” trong bộ luật của thành phố như là... “unlawful to use any equipment, device... on animals that is or could be injurious or cause unnecessary cruelty to any animal.” (bất hợp lệ khi sử dụng bất cứ khí cụ, bộ phận nào... với loài thú khiến gây thương tích hoặc tàn nhẫn vô cớ với loài vật) thì chết bỏ mẹ bà con. Trong mục “Orange County Voices”, có tiêu đề “Seeking a Moral in the Lobster Tale” của báo Los Angeles Times ngày thứ bảy 31-7-1999, David Ehrlich cư ngụ tại Coto de Caza, đã phạng đích danh viên chức cảnh sát Irvine, tên là Dennis Ruvado, kẻ đã hăm dọa phạt nhà hàng. Thường dân này cho rằng thực khách túm được tôm, có khác gì khi đầu bếp bắt nó lên chảo đâu, mà có khi nhẹ nhàng hơn nhân viên nhà hàng nhiều. Vị dân quèn còn hỏi, bộ chúng ta đang sống dưới chế độ cảnh sát trị hả?... Còn Jeffrey Deutsh sống tại Huntington Beach, có cảm tưởng bị cù lét khi phát ngôn viên Bruce Friedman của People for the Ethical Treatment of Animals (PETA) một cơ quan chúng ta hiểu theo nghĩa là đối xử nhân đạo với thú vật, nêu lên câu hỏi: “Chúng ta có đối xử tôm hùm khác với chó, mèo hay không?” Ông bạn vùng biển này trả lời ngay: “khác là cái chắc!”; vì chó, mèo không bị gắp bổng lên không trung bằng những cái kẹp và thả rơi đến bịch xuống cái giỏ, cũng không bị ép dồn cục lại một đống với nhau rồi bị bỏ vào đông lạnh để được phân tán đi các nơi trên địa cầu. Ông bạn này còn hỏi xỏ, sao không ai đề cập đến chuyện các con tôm này bị luộc khi còn sống nhăn ?...
Đại khái tóm tắt cho bà con biết cái chuyện tôm hùm mà một anh bạn tôi cho là còn khó ngửi hơn loài Hoa Tử Thi. Chủ nhật 8 tháng 8 năm 1999 vừa qua, tôi còn thấy thư độc giả gửi cho báo LA Times bàn về chuyện ứng xử Lobster cho nhân đạo hơn. Đúng là “phú quí sinh lễ nghĩa”, “con nhà giàu chảy máu đứt tay còn quan trọng hơn đứa ăn mày đổ ruột cầu ao”. Cái điệu này mà áp dụng triệt để thì đi câu cá là bạn làm một điều còn dã man, vô nhân đạo hơn lùa mấy con tôm ở nhà hàng! Chứ không đúng sao, khi bạn giật cần câu lên, con cá đang dẫy dụa chắc làm mấy ông bà nhiều lòng nhân xót xa lắm vì nó đau đớn thật, mép nó bị lưỡi câu móc vào chảy cả máu chứ bộ dỡn sao!
Ông bạn tôi bảo mấy người bênh súc vật quá đáng đó cứ bắt họ nhịn đói vài hôm, đến lúc mồ hôi vã ra như tắm, mắt hoa cả lên... sẽ thấy cái nhân đạo bị chính họ xử tử và rồi họ sẽ “đập đầu, vặt lông, chặt cẳng, móc ruột...” giết bất cứ sinh vật nào nhúc nhích trước mắt.
Thiết Trượng
Tuần báo Đất Nước số 3 - 10 Aug 99 )
Ngày 2 tháng 8 năm 1999 là ngày lịch sử cho Thư viện Hungtington tại San Mario sau 71 năm thành lập vì số người đông đúc đến thăm nơi này. Họ chen chúc xếp hàng giữa cơn nóng mùa hè của Cali, chờ hai, ba tiếng đồng đồ để được chiêm ngưỡng một loại cây chỉ cao 6 foot, nhưng bông hoa thì to lớn, cao đến 5 foot và đặc biệt mùi hương thì... thối hoăng! Để “nhìn và ngửi” kỳ hoa dị thảo này người ta phải móc hầu bao $8.50 cho tiền vào cửa. Khoảng giữa trưa, ước lượng có 7,000 người đang “rồng rắn” để chờ đến phiên xem hoa. Có hai người đi coi bị ngất xỉu phải khiêng ra xe cứu thương. Phóng viên hỏi mấy người hiếu kỳ đi ra, cảm giác ra sao về “mùi thơm” đặc biệt này, người thì nói nó thối như chó bị cán chết trên đường, kẻ thì cho nó khắm như mùi thùng rác lâu ngày chưa đổ...
Loại cây này nguyên gốc từ Sumatra ở Nam Dương, dân địa phương nôm na gọi là cây hoa Tử Thi, tên khoa học của cây là Amorphophallus Titanum, có hoa thuộc loại to nhất và dễ tan rữa trên thế giới. Từ trước đến nay ở Hoa Kỳ, loại hoa này chỉ nở có 11 lần. Lần đầu tiên năm 1937, cây này nở hoa tại Vườn Bách Thảo Bronx cũng thu hút đông người xem. Vì hoa thuộc loại chóng tàn nên Thư viện Huntington ở Cali chỉ loan báo có hai ngày để coi hoa. Ông nhà báo của LA Times tường thuật vụ này không biết ngớ ngẩn hay giả vờ “ngây thơ cụ” khi đặt câu hỏi: tại sao người ta lại lũ lượt xếp hàng chầu chực đi xem một loại hoa hôi thối, đông hơn cả những lần vừa rồi khi triển lãm kỷ niệm của các vĩ nhân George Washington và Abraham Lincoln?
Một câu chuyện khác, đối với nhiều người trong chúng ta có lẽ cũng có mùi “thum thủm”, đó là việc tòa án ở Florida hôm đầu tháng 8 vừa rồi phải khẳng định chiếc ghế điện xử tử tội nhân không có gì khác thường hoặc gây đau đớn cho tử tù! Lý do khi dùng ghế điện để kết thúc cuộc đời tử tù gian ác Allen Lee Davis, cân nặng những 344 pound, lỗ mũi của tử thi đã chảy máu. Những kẻ “nhân đạo” chưa thỏa mãn với quyết định như trên của quan tòa địa phương. Thế là, ngày 24 tháng 8 này tại Tối cao pháp viện của tiểu bang có cuộc nghị án điều trần về chiếc ghế điện!
Nhưng chuyện sau đây có người cho là Thối hơn cả chuyện cụ thể xem hoa, và chiếc ghế điện. Đó là vụ nhà hàng Sumo Sushi Seafood, một loại nhà hàng hải sản ăn thả dàn (All you can eat), ở tại Irvine, bị thành phố cấm sử dụng trò chơi “gắp tôm nào xào tôm nấy”, vì cho rằng tàn ác với loài có... mu cứng! (Xin quí vị độc giả đừng nghĩ là tôi bịa, vì tên này phải dò tự điển của ngài Trần văn Điền khi dịch cho sát nghĩa chữ “crustaceans")
Việc làm quá đáng của viên chức thành phố Irvine bị phản ứng của chủ nhân nhà hàng là lẽ dĩ nhiên, vì khách hàng giảm đi trông thấy, nên đã nhờ luật sư can thiệp. Ngay cả thực khách trước sự thọc lét vô duyên “thiếu hiểu biết” đã gửi bài lên báo chê bai sự diễu dở này của các công chức thành phố.
Bỏ ra 2 đồng, thực khách có thể dùng cái kẹp nhựa để lùa tôm hùm vào góc sao cho cái ngoàm phía sau chụp lấy. Thực khách bắt được con mồi nào, nhà hàng sẽ “nấu nướng” cho họ con tôm đó. Một viên chức thành phố “phục vụ thú vật” (dịch tạm chữ “A city animal services officer") chứng kiến trò chơi này dọa sẽ phạt nhà hàng, trước tiên là bắt ngưng xúc tiến trò chơi. Xin mở ngoặc ở đây, chủ nhân nhà hàng là một người Việt Nam.
Sau một tuần “ế độ” vì trò bắt tôm hùm bị cấm, ngày thứ sáu 30 tháng 7 năm 1999, trong một cuộc họp báo trước cơ quan truyền thông Hoa Kỳ, anh Đỗ Khang chủ nhân đã cắm điện trở lại cho trò chơi mà nhiều thực khách cho là hào hứng, thú vị. Dù City bây giờ không có quyền cấm (đúng ra trò chơi này đã có nhiều nơi trên nước Mỹ), chủ nhân nhà hàng cho biết anh sẽ yêu cầu thành phố phải có lời xin lỗi.
Nếu cứ lấy "chữ nghĩa” trong bộ luật của thành phố như là... “unlawful to use any equipment, device... on animals that is or could be injurious or cause unnecessary cruelty to any animal.” (bất hợp lệ khi sử dụng bất cứ khí cụ, bộ phận nào... với loài thú khiến gây thương tích hoặc tàn nhẫn vô cớ với loài vật) thì chết bỏ mẹ bà con. Trong mục “Orange County Voices”, có tiêu đề “Seeking a Moral in the Lobster Tale” của báo Los Angeles Times ngày thứ bảy 31-7-1999, David Ehrlich cư ngụ tại Coto de Caza, đã phạng đích danh viên chức cảnh sát Irvine, tên là Dennis Ruvado, kẻ đã hăm dọa phạt nhà hàng. Thường dân này cho rằng thực khách túm được tôm, có khác gì khi đầu bếp bắt nó lên chảo đâu, mà có khi nhẹ nhàng hơn nhân viên nhà hàng nhiều. Vị dân quèn còn hỏi, bộ chúng ta đang sống dưới chế độ cảnh sát trị hả?... Còn Jeffrey Deutsh sống tại Huntington Beach, có cảm tưởng bị cù lét khi phát ngôn viên Bruce Friedman của People for the Ethical Treatment of Animals (PETA) một cơ quan chúng ta hiểu theo nghĩa là đối xử nhân đạo với thú vật, nêu lên câu hỏi: “Chúng ta có đối xử tôm hùm khác với chó, mèo hay không?” Ông bạn vùng biển này trả lời ngay: “khác là cái chắc!”; vì chó, mèo không bị gắp bổng lên không trung bằng những cái kẹp và thả rơi đến bịch xuống cái giỏ, cũng không bị ép dồn cục lại một đống với nhau rồi bị bỏ vào đông lạnh để được phân tán đi các nơi trên địa cầu. Ông bạn này còn hỏi xỏ, sao không ai đề cập đến chuyện các con tôm này bị luộc khi còn sống nhăn ?...
Đại khái tóm tắt cho bà con biết cái chuyện tôm hùm mà một anh bạn tôi cho là còn khó ngửi hơn loài Hoa Tử Thi. Chủ nhật 8 tháng 8 năm 1999 vừa qua, tôi còn thấy thư độc giả gửi cho báo LA Times bàn về chuyện ứng xử Lobster cho nhân đạo hơn. Đúng là “phú quí sinh lễ nghĩa”, “con nhà giàu chảy máu đứt tay còn quan trọng hơn đứa ăn mày đổ ruột cầu ao”. Cái điệu này mà áp dụng triệt để thì đi câu cá là bạn làm một điều còn dã man, vô nhân đạo hơn lùa mấy con tôm ở nhà hàng! Chứ không đúng sao, khi bạn giật cần câu lên, con cá đang dẫy dụa chắc làm mấy ông bà nhiều lòng nhân xót xa lắm vì nó đau đớn thật, mép nó bị lưỡi câu móc vào chảy cả máu chứ bộ dỡn sao!
Ông bạn tôi bảo mấy người bênh súc vật quá đáng đó cứ bắt họ nhịn đói vài hôm, đến lúc mồ hôi vã ra như tắm, mắt hoa cả lên... sẽ thấy cái nhân đạo bị chính họ xử tử và rồi họ sẽ “đập đầu, vặt lông, chặt cẳng, móc ruột...” giết bất cứ sinh vật nào nhúc nhích trước mắt.
Tôi chỉ cười và hỏi ông bạn có tính kiện cô đào Brigitte Bardot, một thành viên Bảo Vệ Súc Vật hiện nay, nữ thần nhục thể ngày xưa khi tôi và ông bạn còn trong lứa tuổi thanh niên, hình ảnh với quần áo “kiểu con nhà nghèo” của cô ta đã hành hạ thể xác tâm trí bao trai tráng thời đó? Ông bạn thẫn người và trả lời, ừ nhỉ! mấy đứa làm phim bậy bạ, cho con người làm tình với súc vật, với con nít... sao các nhà đạo đức không gây nên phong trào phản kháng rộng lớn?... Cứ đi làm mấy chuyện thối hoăng: không được dùng thú vật làm thử nghiệm tại các phòng y khoa, không được giết thú để làm áo lông, làm ví bóp... Mấy nhà đạo đức đó không biết có uống sữa hằng ngày, ăn thịt gà, thịt bò, cua, tôm, cá, ghẹ... mà sao đầu óc nông cạn quá vậy?
Tôi chỉ nói với ông bạn, chúng mình đi hơi xa rồi, hôm nào có tiền tôi rủ ông ta lại Sumo để xem cái trò chơi Bắt tôm hùm xem sao. Vẫn nhớ ngài nào đó nhắc nhở rằng theo cơ thể học, hàm răng con người được cấu tạo không nhọn và bén sắc như loài động vật ăn thịt (hùm, beo, chó sói...) nên chỉ dùng để ăn ngũ cốc. Dùng ngũ cốc mà khỏe mạnh không còn thèm khát cá thịt thì có lẽ chúng ta cũng nên làm, nhưng phần đông đều ngã mặn cả. Chúng mình không phải là dân ăn chay trường, nên Phật có phạt đành chịu. Nếu mình công giáo, gặp tuần ăn chay đi lại tiệm Seafood là ngoan đạo lắm rồi. Chỉ tội bên Mỹ này ăn hải sản và đồ chay hơi... hao tì.
Thiết Trượng
Tuần báo Đất Nước số 3 - 10 Aug 99 )
No comments:
Post a Comment