May 16, 2010

(73 Bis) Em gái "cuội" của "Thằng Hèn"

Phụ Lục 3
(Người viết đăng thêm một dẫn chứng về việc nói dối của người em NS TH khi được báo NV phỏng vấn [cách đây một năm]. Thời gian đó người viết không muốn "post" lên bất cứ web nào thông tin này, sau khi cô em gái của NS TH xác nhận chuyện người anh họ là có thật, vì không muốn quảng cáo không công cho gia đình "thằng Hèn", dù nội dung phỏng vấn có điều sai sự thực)
 
(Hình trái: Tô Ánh Tuyết, Hình phải: ĐQ Anh Thái)
Chiều ngày 6 tháng 8 năm 2009, tôi nhận được điện thoại của anh bạn cùng thời gian đời quân ngũ cho biết báo người Việt có đăng bài phỏng vấn em gái của “Thăng Hèn” Nhạc Sĩ Tô Hải. Vào Người Việt online đọc trong bài:
Em gái tác giả ‘Hồi Ký Của Một Thằng Hèn’: ‘Anh Tô Hải không đập vỡ bia mộ của cha mình’
Wednesday, August 05, 2009
Thực hiện: Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt
Sau khi coi xong, trong cùng ngày trên, người viết gọi lại cho bạn ta và cho biết sự “bố láo” của cô em “Thằng Hèn” rồi e-mail  cho bạn với dẫn chứng này (Trích trong phỏng vấn): 

April 29, 2010

(74) Big Minh đã hàng Cộng sản từ lâu


Bao năm nay nhiều bài viết đề cập đến tướng Dương Văn Minh, có lẽ chỉ nhân dịp 35 năm ngày 30-4, chúng ta mới biết rõ thêm khuynh hướng chính trị của vị tướng đầu hàng này. Tuần Việt Nam trên Net đã đăng bài “Nuôi lòng thù hận, cản trở hòa hợp hòa giải là có tội với tương lai.” phỏng vấn Võ văn Sung, cựu Đại sứ của Hà Nội tại Pháp, trong đó có phần đề cập đến vai trò của tướng Minh liên hệ đến CS như thế nào qua người em ruột và nhất là con trai ở Pháp.
Đúng ra nội dung chính của bài phỏng vấn (bên dưới sẽ có địa chỉ website cho toàn bài) nhấn mạnh đến chủ trương “hòa hợp hòa giải” mà Việt Cộng (xin gọi VNCS như vậy) đang gây thành phong trào “nóng” ở trong và ngoài nước nhưng ở đây xin giới hạn trích ra phần nói về tướng Dương Văn Minh.

July 30, 2009

(73) Cứ công kênh Thằng Hèn nhưng chớ chụp mũ

LỜI NGỎ:
Sau khi bài này đăng tải trên một số Website, có ý kiến cho là bài viết dùng quá nhiều chữ tắt làm gián đoạn ý tưởng người đọc, chưa kể các dẫn chứng xen kẽ (dù đã chỉnh lỗi chính tả rất nhiều từ Blog của Nhạc sĩ Tô Hải và người em gái) làm bài viết “lủng củng” và thiếu rõ ràng mạch lạc.

Trong tinh thần phục thiện, đáp ứng với các độc giả đã có những ý kiến xây dựng, chúng tôi edit lại bài này với một chút sửa đổi: Đánh số cho hai phần chính của bài (đã bị DCV Online tự động ngắt ra làm 2 kỳ), và tránh dùng chữ viết tắt.
Phần 1: Dẫn chứng sai lạc trong thư cật vấn của bà Tô Ánh Tuyết: được cô đọng còn một phần năm của số trang cũ. Nguyên bản trước được đăng lại y nguyên nơi phần dưới bài và có tiểu tựa là Phụ Bản.
Phần 2: Nhận xét về thâm ý của tác giả bài “Rã ngũ: mối lo tâm phúc của Hà Nội” được giữ y nguyên chỉ thêm tiểu tựa.
 
Một lần nữa cảm ơn những góp ý có tinh thần xây dựng của các độc giả.

Thiết Trượng
08 tháng 8 năm 2009* * *

Để trả lời cho các bài : 

April 16, 2008

(69) Vua Chuột của Xụi Lơ

Phiếm luận Ngoại sử đầu Xuân

Lão la to và lắc lia lịa cái cổ để tránh đám thú vật to bằng bắp chân với bộ lông xám cứng như rễ tre, lăng xăng tíu tít đang rỉa vào miệng. Lão rủa thầm, đôi tay ta mà không bị trói thì cả họ nhà mày cũng bị ông đập chết.

Nhưng thấy muốn chết lại là lão lúc này. Hàng trăm con chuột đồng này không phải loại chuột cơm bình thường to nhất chỉ bằng cườm tay. Riêng loại đang tấn công lão mỗi lần bị bắt, có tiếng kêu đặc biệt, không chí choé như chuột cơm mà khì khì cùng với bộ lông sù lên, gọi là chuột cống nhum hay chuột cống sù. Loại này thường ở bờ đìa, bờ kinh hay bờ trồng khoai mì, liếp trồng khóm. Tụi chuột này luôn luôn ăn cua, ăn ốc nên mùi thịt lão cũng tanh tanh vì… lười tắm chắc hợp với khẩu vị của chúng lắm. Và bất chợt lão cảm thấy như có một con đang chui tọt vào miệng. Muốn ngất đi vì sợ, lão dùng hết sức mạnh hất tung cái đầu lên, vừa quay mòng mòng vừa giận dữ hét to cố phun con quái vật ra khỏi cổ họng.

Tháp Chàm Po Klong Garai
Lão Xụi Lơ hối hận tại sao hồi nãy lại vào trốn trong Tháp Chàm Po Klong Garai ở Phan Rang này làm gì, rồi còn rúc vào cái hốc chật chội để bây giờ khốn khổ với đám chuột to kinh khủng hôi rình này. Đây là tháp thờ vị vua anh hùng của người Chàm mà vua Chế Mân tu bồi lần chót rất đẹp, vẫn là nơi hàng năm người Chàm tụ tập cúng giỗ làm Tết nguyên đán Katê của Chàm. Vua Chế Mân cũng được thờ tại đây. Nhà vua đa tình "luỵ ánh mắt giai nhân Việt" đã phải dâng hai châu Ô và Lý làm sính lễ. Rước nàng Huyền Trân về cung, hương lửa chỉ khoảng một năm, nhà vua ngoạ bệnh chết trong có vài ngày. Bệnh trạng của Chế Mân: Sốt có cơn, vật vã, vàng da, tiểu nước màu đen, có thể là triệu chứng của sốt rét đái huyết sắc tố. Bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao và chỉ xảy ra vài ngày sau khi khởi bệnh.

March 18, 2007

(61a) ĐÁNH NHAU THỜI ĐẠI MỚI

Thiết Trượng (8-8-2002)

Sau cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, kinh tế Hoa Kỳ bị chấn thương mạnh. Thị trường chứng khoán tuột dốc thê thảm, kéo theo hàng chuỗi dài báo cáo thất vọng, tiêu cực của các công ty "còn sống sót" từ to đến nhỏ. Ông già Alan Greenspan của Ngân hàng Dự trữ Liên Bang Mỹ, trước đây "phán" về kinh tế thị trường được "bốc thơm" là tiếng nói đầy uy quyền hơn cả Tổng thống Mỹ, hiện giờ có xuất hiện nói năng gì, cũng chỉ được người đời ngắm nhìn như một "con bò già" nhai lại những điều cũ rích, lỗi thời. Chính vì vậy, đã có lúc với lời tuyên bố lạc quan của ông, thị trường chứng khoán thường phải đi lên để giúp nền kinh tế được sáng sủa, thì kết quả lại đảo ngược "tối mò mò" khiến dân đầu tư mặt mũi cứ nghệt dài hơn.
 
Trong khi đó, hầu hết kinh tế mọi quốc gia trên thế giới đều bò lê, bò càng theo sự tuột dốc về kinh tế của Hoa Kỳ. Chỉ riêng Trung Cộng có lợi nhuận là nhờ bao lâu nay tư bản các nước trên thế giới, kể cả Đài Loan, đều nhảy bổ vào Hoa Lục đầu tư lập xưởng sản xuất vì nhân công quá rẻ của khối đông hơn tỷ người.

(42) AN NGHỈ NGÀN THU

Thiết Trượng

(9-1999)

Ai trong chúng ta đều thông cảm sự bực mình của những người bạn khi họ than phiền đã bị quấy rấy bởi một kẻ vô danh nào đó bằng điện thoại, nhất là nói bậy bạ về tình dục. Với khoa học hiện đại, các cơ quan điện thoại theo luật liên bang có thể truy tìm trở lại bất cứ sự liên lạc của một nghi can với một cá nhân nào đó hoặc ngược lại. Dĩ nhiên việc này đòi hỏi nhiều thời gian và tốn phí, nhất là những vụ án mà việc điều tra có tầm mức quan trọng. Riêng cá nhân khách hàng của cơ quan điện thoại, hiện nay có thể mua ID Caller và phải trả lệ phí, sẽ nhận biết tên và số điện thoại của kẻ gọi lại, với điều kiện người kia không chặn ID của họ. Một số sách nhiễu tình dục qua điện thoại đã “hổng cẳng” về ID Caller, nên người ta đã bớt bị quấy rầy trong đêm khuya về những lời rên rỉ thô bỉ hay kêu gọi bậy bạ.

Vậy mà còn có những kẻ đầu óc không được bình thường vẫn nghĩ rằng chủ nghĩa CS là chủ nghĩa vô địch và Hồ Chí Minh của họ là một thần tượng cần được xưng tụng để dùng điện thoại nhắn nhủ người khác đừng quên. 

March 11, 2007

(61) Quốc hận... Quốc nhục !

Thiết Trượng (7-2002)

Khi Cộng sản chưa chiếm được miền Nam VN, ngày 20 tháng 7 hằng năm được coi là ngày "Quốc hận", một nhắc nhở cho mọi người về ngày chia đôi đất nước. Từ ngữ này sau 1975 được một số tổ chức ở quốc ngoại đặt lại cho ngày 30 tháng 4 để nhớ đến một ngày đau thương, uất hận khi cả đất nước lọt vào tay Cộng sản.

Đã nhiều lần người ta cứ dùng một cách dễ dãi trong câu nói, lời văn là nước đã mất vào tay CS. Nghiêm chỉnh mà nói, "nước" chúng ta chưa mất, VN vẫn còn đó. Chỉ có điều là nước ta đang chịu sự thống trị của chế độ CS chuyên chính. Chúng ta chỉ thực sự mất đất, mất biển khi sự kiện phơi bày tỏ lộ là nhà cầm quyền Hà Nội mới đây đã ký kết các văn kiện dâng đất, hiến biển cho Trung Cộng. Chúng ta cũng mất cả Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Hồ chí Minh còn sống vì chính Thủ tướng CS là Phạm văn Đồng đã ký tên vào văn bản năm 1958 (Phóng ảnh bên dưới). Nếu miền Nam vẫn tồn tại, văn kiện trên của Phạm văn Đồng coi như vô hiệu lực vì đất nước VN vẫn còn qua phân và miền Nam không chấp nhận điều này.

March 10, 2007

(60) Nỗi buồn hoa phượng

Thiết Trượng (7-2002)

Hè về, nhất là lại nghe bản nhạc có đoạn khúc : "Mỗi năm đến hè, lòng man mác buồn...", trong giọng hát "chưa chịu già" của nữ ca sĩ Thanh Tuyền, như gợi nhớ nỗi đắng cay cho nhiều người về chiến sự mùa hè đỏ lửa 1972. Bình Long anh dũng, Kontum kiêu hùng, Trị Thiên vùng dậy... là những từ ngữ sử dụng trong thời điểm sôi đọng đó và được nhắc nhở mãi về sau này.

Chúng ta không dám quyết đoán những trận chiến của Mùa hè đỏ lửa có phải là đoạn gần cuối trong cuốn phim chiến tranh VN của đạo diễn Hoa Kỳ trước khi cho kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 không. Vì nhiều sự kiện và diễn tiến của nó sau này khi được giải mật có vẻ ăn khớp và theo một tiến trình đã được sắp đặt.
  

March 5, 2007

(59) Bất tuân Quân kỷ

Thiết Trượng (6, 2002)
Đã bao lâu nay mỗi lần đến ngày 19-6, những người từng khoác áo chiến y của Quân lực VNCH đều cảm thấy bùi ngùi khi nhớ lại lúc tan hàng rã ngũ của ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày Quân lực chỉ còn là dĩ vãng xa vời trong hoài niệm. 

Nhiều lần, nhiều người đã tiếc nuối than thở, giá thời đó ông Kỳ đừng nhường ông Thiệu để giữ chức Phó, hoặc Hoa Kỳ đừng bỏ rơi chúng ta, hoặc Tông Tông Thiệu đừng chơi bài tháu cáy, hoặc tướng Hưng hay tướng Nam đừng tuân lệnh đầu hàng của tướng Minh cứ cố thủ miền Tây thì... có lẽ tình hình đổi khác.

Trên thực tế, có lẽ quân đội nào cũng có những luật lệ khe khắt bắt thuộc cấp phải tuân hành lệnh của thượng cấp. "Thi hành trước, khiếu nại sau" là quân lệnh cần thiết và tuyệt đối tuân thủ khi đối diện với địch quân.
 
Áp dụng linh động luật này vào lãnh vực khác, sự phi lý hay lố bịch được phô bày một khi kẻ ban lệnh bất tài vô tướng. Đó là việc những người ra lệnh, hoặc thiếu sót kiến thức về tình hình hoặc lạm dụng quyền hành để trù ếm kẻ mình thù ghét. Chúng ta không trách cứ các đơn vị trưởng hay tướng lãnh quân lực VNCH "bỏ chạy" trong tình hình rối loạn vì nhiều nguyên cớ của một miền Nam tan nát năm 1975. 

Chúng ta chỉ tiếc không một vị tướng VN nào nhớ được lòng dũng cảm của hai vị tướng Hoa Kỳ dám cưỡng lệnh cấp trên để đối phó với tình hình quân cơ trước mắt. Hai người này sau đó được người Hoa kỳ coi là hai vị anh hùng của dân tộc. Đó là Mac Arthur (Hình trái) và Patton, hai Đại tướng Mỹ của thời đệ II Thế chiến. Đối với Mac Arthur, hầu hết chúng ta biết về ông này. Còn Đại tướng Patton (Hình bên phải), có một số chúng ta chưa biết ông; nếu cần tìm hiểu ông tướng cứng đầu này, quí vị có thể mượn ở thư viện hay thuê cuốn phim có tựa "Patton", một phim đã từng trình chiếu tại VN trước 75. 

March 4, 2007

(58) Binh thư Tôn Tử

Thiết Trượng (6-2002)

"Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng". Câu nói cổ xưa lấy từ Binh thư Tôn tử, chúng ta đã nghe quá nhiều đến mức gây nhàm chán. Thế nhưng gần đây cuốn sách cũ kỹ nói về đấu pháp chiến tranh này lại được người phương Tây nhắc nhở và xưng tụng kể cả câu nói bất hủ nổi tiếng ở trên, "Know your enemy and know yourself, and in one hundred battles you will never face defeat".

Mấy năm trước lúc chiến tranh vùng Vịnh còn nóng bỏng, thời gian mà ông Bush "bố" làm Tổng thống, báo chí có đề cập đến vụ một số tướng tá của Mỹ đang nghiên cứu binh pháp của Tôn Tử khi quân lực Hoa Kỳ được tung vào trận địa chiến để đối đầu với Saddam Hussein.

  
Gần đây, lúc đánh nhau với quân Taliban, người ta tưởng ngày lễ của Hồi giáo, quân đội Mỹ sẽ hưu chiến trong dịp này. Nhưng chiến thuật mà Mỹ đang theo đuổi là "đánh mau, đánh mạnh", không muốn lún sâu chân mình vào A phú Hãn, cho nên bà Rice, "người đẹp da đen" Cố vấn An ninh tối cao của TT Bush đã cho mọi người biết, quân Mỹ sẽ không hưu chiến trong ngày lễ Hồi giáo, vì theo bà, "với kẻ ác, chả có ngày nào là ngày thánh thiện cả"!...
   

Lời bà Rice nói hoàn toàn đúng, khi chúng ta nhìn lại cuộc chiến VN trước 1975. CSVN đã vi phạm lệnh hưu chiến nhiều lần trong những ngày lễ thiêng liêng. Biến cố thảm sát đẫm máu Tết Mậu Thân 1968 (Hình dưới: Xương, Sọ lấy lên từ mộ tập thể), qua chứng tích mồ chôn tập thể hơn 5000 nạn nhân tại Huế quá đủ để cho người ta một bài học đớn đau thật đắt giá khi sự lương thiện gặp phải những tráo trở của phường bất lương.
Mới đây, báo LA Times ngày 31 tháng 5 năm 2002, ngay trên trang 1, dưới tựa cột "Ancient Secrets to Success", tạm hiểu "Bí mật cổ xưa để thành công", đã nhắc đến cuốn sách được viết từ hơn 2000 năm trước của Tôn Tử và hiện nay được rất nhiều chủ tịch doanh gia, chưa kể nhiều ông bầu thể thao cùng các tay mại bản khác của Mỹ noi theo...