July 23, 2013

(31) Ý kiến về bài viết của ông Vũ Ánh (Updated Jul 21, 2013)

(VNCH có kiểm duyệt báo chí hay cấm nghe VOA, BBC không?)

Thiết Trượng (2004)
Tôi xin trích lại những đoạn sau cùng trong bài viết của ông Vũ Ánh (V.A) nơi mục Diễn Đàn trên báo Người Việt, số ra ngày thứ Sáu, 12 tháng 11 năm 2004 (in bằng chữ thường) và ý kiến thắc mắc của Thiết Trượng ( T.T, in bằng chữ nghiêng đậm):

(V.A) Nhưng vấn đề là nay chiến tranh đã kết thúc, Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, có gì húy kị mà phải tránh nói ra một sự thật là Miền Nam Việt Nam không có tự do báo chí đúng nghĩa của tự do, hoặc ít ra, tự do đó đang bị nhốt vào trong cái lồng lớn.
(T.T) Ông Vũ Ánh có thể có một ấn tượng hơi quá đáng khi nói số đông tị nạn húy kị việc chê bai, nói xấu chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và những nhân vật một thời của chế độ đó. Bên chiến thắng đang cố gắng viết lại lịch sử của phe thua trận là hai chế độ VNCH, thành ra sẽ thiếu công bình nếu không cho các người trong phe thảm bại nói lại, viết lại những gì không đúng sự thực. Mấy chục năm trước họ bị trói chân trói tay khi đối đầu với phe địch, giờ đây lại lấy băng keo bít miệng họ sao? Còn “đúng nghĩa của tự do”, ý tác giả của nó muốn đề cập là tự do tuyệt đối? Nếu suy luận kiểu đó thì tự do không được nhốt trong lồng này chỉ là một thứ hoang tưởng, chỉ có trên lý thuyết, không nơi nào trên thế giới dám áp dụng, trừ phi là thế giới của những người đã chết. Vì khi ấy, ý tưởng của một đứa con nít, của một kẻ đầu óc không bình thường, của một tên phá hoại hay của một thằng bất lương cũng phải được đối xử và trân trọng như mọi người lương thiện thì khó quá. Trần gian lúc đó chỉ còn là địa ngục. Bởi thế, nếu không bà Roland , một nữ lưu nhân quyền thời Cách mạng Pháp trước khi bước lên đoạn đầu đài (tháng 11-1793) đã chẳng phải cúi đầu chào kính bức tượng Tự Do được dựng tại Dinh Cách Mạng và lưu lại câu nói bất hủ cùng thế gian: “Ôi Tự Do!, nhân danh mi người ta đã làm bao nhiêu là tội ác!” (O Liberté, que de crimes on commet en ton nom!) 

March 8, 2013

Bảo Mật

Bài mới tìm thấy 8 March 2013 (Viễn Đông, số 1626, ngày 28 tháng 01 năm 2002. Nếu cần sẽ được typeset lại)



January 14, 2013

(82) Văn minh khoa học cổ tục


Thiết Trượng

Mấy năm gần đây vì nền kinh tế của Mỹ xuống dốc "không phanh", một số anh chị em chúng tôi làm việc tại các hãng điện tử được hân hạnh theo kịp trào lưu tiến hóa "ăn chơi bẩy nghề ". Đa phần thuộc vào hạng tuổi còn vớt vát chút đỉnh tiền hưu trước khi về chầu ông bà ông vải, nên khi hết nhận tiền lương Ô Bá Ma, (mấy năm trước đây, ông Tổng thống đen xì Obama cho dân Mỹ thất nghiệp được tối đa những 99 tuần vì biết tỏng tòng tong chả nơi nào mướn người) bèn thừa thắng lấy hưu non, hưu già cho nó rồi.

Nên khi có dịp gặp nhau hàng năm trước lễ Giáng Sinh, ci đám bị "ma chê, quỉ hờn" tụi tôi lúc nào cũng nói lung tung beng, ba hoa chích chòe trên trời dưới đất kể cả các chuyện cổ lỗ xĩ mà tụi nhỏ có ngồi nghe cũng chả hiểu mấy tên già đang nói cái gì. Vì vậy có lần trong một tiệc giỗ, một đứa cháu bảo với chủ nhà, để con ngồi chỗ mấy đứa nhỏ, chứ ở chỗ mấy người lớn họ nói chuyện "tầm bậy tầm bạ không hà". Tôi cũng không có dịp hỏi cháu thế chuyện tầm bậy tầm bạ thật sự thì cháu gọi là gì.

Vào Giáng Sinh họp mặt vừa rồi,  một ông xuýt xoa "Lạy Chúa tôi! Gần sáu tháng trước tưởng không còn dịp gặp các bác nữa chứ, may vào nhà thương... thông tim kịp."