January 30, 2007

(6) MEN NỒNG TRONG THƠ VĂN (Updated)



Thiết Trượng (1998)
Xuân về, nhấp ly rượu đào, mấy ai nghĩ đến sự chuyển vận của đất trời, giao hòa của thời tiết để rồi bâng khuâng nhớ đến chất men nồng huyền diệu của người xưa đã khai sinh ra nó?

Lịch sử của rượu có lẽ cũng lâu đời và huyền hoặc không kém so với sự xuất hiện của thủy tổ con người.

Một nguồn tin lập đi lập lại hai năm nay từ các bậc “lương y như từ mẫu” phe Tây phương cho biết, nếu người ta muốn sống lâu hơn, có một cách mà bây giờ y học phải công nhận, là bà con cứ việc mỗi ngày... “vô một ly”! Nhưng thắc mắc của người viết là... “ly cỡ nào” mới được chứ? Một chung nhỏ, một ly cỡ lon bia, hay một ly cối cỡ một Pitcher của các bợm nhậu người Mẽo? Thôi thì, dù cỡ nào chăng nữa cuộc khảo cứu vừa qua của các nhà y học cũng làm mát lòng hả dạ con cháu Lưu Linh. Có thế mới công bằng cho một loại coi như “thánh dược” trong một số trường hợp.

Bản báo cáo được đăng tải trên New England Journal of Medecine cách đây một năm, tháng 1 năm 1998, dựa trên một sưu tầm gần 1/2 triệu người trong gần chục năm đã cho biết uống chừng mực một hay hai ly hằng ngày, 20 % các ông bà tuổi trung niên đã tránh được lưỡi hái tử thần so với những người không uống rượu. Nhưng tuổi thọ của các người uống rượu sẽ giảm sút nếu số lượng uống gia tăng trên mức đề cập. Mới nhất, gần đây ngày 6 tháng 1 năm 1999 trong báo cáo đăng tải của Journal of the American Medical Association cho biết uống điều độ một số lượng vừa đủ mỗi ngày, không cần biết là bia, vang hay rượu mạnh, sẽ giúp người ta giảm thiểu việc bị đứng tim (heart attacks), tránh bị “strokes” (ta hay cho là bị trúng gió khiến bị liệt bên người, méo miệng...). Hiệu ứng tốt này theo Bác sĩ Ralph L. Sacco của Columbia University College of Physicians and Surgeons, không áp dụng cho các người chưa quen dùng rượu.

  (Hình: Cắt máu rắn pha vào rượu)
Bên Đông y có lẽ khai thác phương diện lợi ích của rượu nhiều hơn và lâu đời hơn Tây y. Ở VN, vô bất cứ tiệm thuốc Bắc nào, ta thấy đủ các toa thuốc ngâm rượu tăng cường sinh lực, bồi dưỡng khí não cho nam nhân (trong đó nào là rắn hổ, bọ cạp, tắc kè, kỳ nhông...), chưa kể những toa thuốc thoa bóp cho xương cốt khi bị trật gân, sưng tay và dùng cho nhà luyện võ. Phương pháp chữa cảm cúm “đánh gió” rất hay và công hiệu của người mình, gồm gừng giã nhỏ, xào nóng lên với rượu rồi túm trong bọc vải có thêm dồng tiền bạc, một ít tóc rối... nghe đâu chúng ta bắt chước của người Mường, một dân tộc thiểu số thượng du Bắc Việt cho rằng chính họ mới là người Việt đúng gốc. Nếu quả như vậy, ông bà chúng ta đã biết dùng rượu trong y khoa rất lâu đời rồi.

(Hình: Rượu ngâm rắn)
Nói chung, ngày nay xét về phương diện Y học, Đông y hay Tây y đều công nhận khả năng giúp ích về sức khỏe cho con người của rượu trong điều kiện sử dụng thích ứng. Phía Tây Y, e ngại sự ràng buộc với luật pháp dù biết công hiệu tốt của rượu nhưng không dám công khai cổ vũ hay khuyến khích công chúng vì e ngại những kẻ lạm dụng nhất là giới thiếu niên sử dụng bừa bãi sẽ đi đến những hậu quả không hay khi họ mắc phải tình trạng ghiền. Uống rượu quá độ và thường xuyên, đệ tử Lưu Linh có thể mắc hai bệnh đáng ngại là cứng gan và loét bao tử. Tổng thống Yeltsin của Nga, theo tin mới nhất được đăng tải trên báo chí ngày 30-1-1999, vừa mới rời bệnh viện, sau khi kết quả kiểm nghiệm được các bác sĩ cho biết ông bị bệnh bao tử trên. Chúng ta hẳn còn nhớ, sau thời đế quốc CS ở Nga Xô sụp đổ năm 1989, một báo cáo cho biết 70% dân Nga mắc bệnh nghiện rượu. Tỉ lệ này bao gồm cả phái nữ, vì các bà ở Nga không chịu thua các ông trong khoản “tu.. Vodka”. Nguyên nhân dễ hiểu, có lẽ chả thấy đâu cái Thiên dường ảo tưởng mà người CS đã vẽ ra, dân Nga sau những giờ lao động cực nhọc theo chỉ tiêu, đã tìm quên qua thú dùng hơi men để giải sầu. Thời gian rượu khan hiếm, báo chí Tây phương loan một tin làm kinh ngạc và sửng sốt thế giới khi cho biết con cháu của Marx đã pha nước vào cả nước hoa (nồng độ rượu trong nước hoa có loại rất cao) để có chút “cay cay, nồng nồng” hầu thỏa mãn cơn ghiền!...


Trong Hán thư có câu: “Rượu là lộc hậu của trời ban. Bậc đế vương dùng rượu để di dưỡng thiên hạ, dùng vào việc cúng tế cầu phúc. Rượu còn để giúp người khí huyết suy vi điều dưỡng kẻ có tật bệnh. Tất cả các cơ thể giao thông được là nhờ ở rượu”. Cổ nhân cũng nói vua Nghiêu vua Thuấn uống ngàn chung, đức Khổng Tử uống trăm hộc. Thầy Tử Lộ uống liên miên.

Đa phần tôn giáo coi Rượu như một tế phẩm cần phải có khi dâng lên các đấng thần linh lúc cầu nguyện. Người Việt chúng ta, lúc cúng giỗ ông bà cũng lấy rượu là một vật phẩm dâng cúng.

Ngay Thiên chúa giáo, trong Buổi Tiệc Cuối Cùng (The Last Supper), Chúa Jesus như nhắn nhủ 13 tông đồ bằng ẩn dụ khi ám chỉ Rượu này là máu ta, Bánh này là thịt xương ta để ngày nay theo như Phúc Âm mỗi lần con cháu Chúa tiếp nhận Rượu thánh, Bánh thánh sẽ ngầm hiểu rằng Chúa đang hiện diện trong mình.


Văn học sử Trung Hoa và Việt Nam, cũng vì thú của “hơi men” nên đã lưu lại cho hậu thế nhiều chuyện truyền kỳ thích thú đôi khi đến khó tin.

Như chuyện sau đây về nhà thơ họ Lý chẳng hạn. Thi bá LÝ BẠCH của Tàu có thể là một anh say lãng mạng nhất trần đời. Dương Quí Phi, sau này hậu thế phong tặng là một trong Tứ Đại Mỹ Nhân của Trung Quốc (ba người kia là Tây Thi, Chiêu Quân, Điêu Thuyền), một người đẹp đương thời lúc ấy đã khiến Đường Minh Hoàng chết mê chết mệt, một giai nhân lúc chết nhan sắc còn diễm lệ đến mức khi quật mồ lên, anh giặc si tình Mai Lộc Sơn (chính sử tên là An Lộc Sơn) còn tiếc nuối ái ân một lần chót và sau này người ta cho rằng kẻ mắc bệnh phong tình Dương Mai (ghép họ của Dương quí Phi và Mai Lộc Sơn) là từ hậu quả căn bệnh giao hợp với xác chết đã có từ thời ông tướng giặc Hung Nô trên(?) Vậy mà cái ông “nhà thơ gàn” Lý Bạch được người đẹp Dương Quí Phi mê đắm lại tỏ ra hờ hững. Có thể ông sợ chết nếu loạng quạng với quí phi của nhà Vua, để rồi đi yêu vớ vẩn một giai nhân không có thực ở tận cung Quảng là Hằng Nga. Cho tới một ngày khi túy lúy càn khôn trên sông hồ lúc trăng thanh gió mát, thấy bóng nguyệt lung linh dưới làn nước như có dáng hình Hằng Nga ẩn hiện thật hữu tình thơ mộng, khiến nhà thơ chỉ biết làm theo cảm tính là nhoài người xuống để ôm ấp bóng hình mơ ước của đời mình. Lý Bạch ngã xuống lòng sông bị dòng nước cuốn đi trong đêm tối, không một ai có thể cấp cứu được nhà thơ tài hoa đời Đường.


(Hình: Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi, Vương Chiêu Quân)

Một truyền kỳ khác về cuộc đời nhà thơ này. Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch, hiệu Trường Canh, dòng dõi danh tướng Lý Quảng, còn có tên Thanh Liên Cư sĩ, Lý Trích Tiên, xứ Lũng Tây, thuở nhỏ học tại núi Hoa Sơn. Tánh hay quên, học đâu quên đó. Học mấy năm không thông nghĩa lý, buồn bỏ về, theo triền núi, gặp bà già đương ngồi mài một cái chày tay bằng sắt, không thèm ngó lại lúc Bạch ngang qua, cứ tiếp tục ngồi mài hoài. Bạch hỏi: “Xin lỗi bà, chớ bà mài chày sắt làm chi mà coi bộ chăm chỉ dữ vậy? - Ta ở chốn này, xa chợ búa, lại không có tiền mua kim. Ta mài cái chày này để làm kim, đặng quần áo có rách, chằm khíu mà bận”. Bà trả lời mà cũng không ngừng tay, mà cũng không ngó Bạch. Bạch thấy vậy mới hỏi nữa: “Cục sắt thì to, mà bà mài như vậy, biết chừng nào mới thành kim được? - Nay không rồi thì mai cũng rồi, mà như năm nay không thành thì sang năm cũng thành. Ta cứ mài hoài không thối chí, thì một ngày kia phải thành kim!” Bạch hội ý trở về trường, gia tâm học mãi, sau mới nên.

Bấy giờ ông làm thơ, nhưng mà thơ ông chưa được giỏi. Một hôm ông nằm chiêm bao thấy bút nở ra sen, từ đó ông làm thơ thiệt hay, mới thật có tiếng. Ông ưa rượu, mà càng say thì thơ lại càng giỏi, vì vậy thời ấy tặng ông là Tửu Trung Tiên. Rồi một đêm về Kinh, thuyền vừa tới sông Thái Thạch, đương say, thấy bóng trăng dưới nước đẹp quá, với tay bắt trăng để giỡn, trợt chân té chết đắm ở đó.

(Hình: Lý Bạch)
Theo Dương quảng Hàm, ông là một thi sĩ có thiên tài khác thường, nhưng vì thế mà có vẻ thần bí. Lý Bạch rất ưa rượu, uống rượu vào là thơ ra, nên đương thời cho ông là một thi sĩ ca tụng thần rượu. Ông là người yếm thế, nên trong thơ thường nói đến ba nông nỗi khiến cho ông chán đời: Đời người ngắn ngủi, người ta chóng già, cái chết sắp đến. Các cuộc vui thú không được lâu, cảnh phú quí không được bền. Người đời độc ác, xấu bụng.

Bài thơ lưu truyền nổi tiếng “Tương tiến tửu” của Lý Bạch được dịch trong Đường thi của Trần trọng Kim:

CÙNG UỐNG RƯỢU 

“Anh chẳng thấy Hoàng hà nước nọ,
“Tự trên trời chảy đổ ra khơi.
“Ra khơi thôi thế là thôi,
“Về nguồn trở lại có nguồn nào đâu.
“Anh chẳng thấy nhà cao gương sáng,
“Những buồn tênh vì mảng tóc thưa.
“Sớm còn xanh mượt như tơ,
“Tối đà như tuyết bạc phơ bời bời.
“Khi đắc ý cứ chơi cho phỉ,
“Dưới vầng trăng đừng để chén không.


“Có thân âu hẳn có dùng,
“Ngàn vàng tiêu hết lại hòng kiếm ra.
“Trâu dê mổ, tiệc hoa trần thiết.
“Ba trăm chung cạn hết một lần,
“Sầm phu-tử, Đan khâu-quân,
“Rượu kèo xin chớ ngại ngần uống ngay.
“Hát một khúc vi ai an ủy,
“Lắng tai nghe ý vị khôn cùng.
“Quý gì soạn ngọc cổ chung,
“Muốn say say mãi tỉnh không thú gì,
“Bao hiền thánh xưa kia lặng lẽ
“Chỉ anh say tiếng để đời đời,
“Trần-vương, Bình-lạc mua vui
“Mười ngàn đẩu rượu chơi bời thỏa thuê.
“Chủ ông hỡi, chớ e tiền ít.
“Mua rượu về chén tít cùng ta.
“Cừu thiên kim, ngựa ngũ hoa,
“Đem đi đổi rượu, khề khà uống chơi.
“Sầu đâu dằng dặc muôn đời. 



BẠCH CƯ DỊ cùng thời và nổi tiếng như Lý Bạch và Đỗ Phủ. Thi nhân họ Bạch (772-846) tự Lạc Thiên, quê ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Vốn con nhà nghèo, cha chỉ làm một chức tiểu lại ở phủ huyện; hồi nhỏ nhiều lúc đói rét, nhưng rất thông minh và hiếu học. Tương truyền hồi bảy tháng, mẹ chỉ 2 chữ, ông nhớ liền; chín tuổi biết làm thơ, 16 tuổi nổi tiếng, suốt đời không lúc nào rời quyển sách. Năm 18 tuổi đỗ tiến sĩ, làm chức Hiệu Thư lang. Có tư tưởng xã hội, muốn cải thiện đời sống nghèo, dùng nhân chính của cổ nhân, thường chủ trương: “lợi tại vu lợi vạn nhân, phú tại vu phú thiên hạ” (lợi ở chỗ lợi cho vạn người, giàu ở chỗ giàu cho cả thiên hạ), ghét sự tài sản bất quân, và ông hăng hái thực hành lý tưởng đó trong thời gian làm quan. Nhưng tính ông ngay thẳng quá (có lần giữa triều đình, bảo nhà vua: “Bệ hạ lầm rồi”) nên bị nhiều người ghét, mà vua tuy trọng, chứ cũng không ưa, thành thử hoạn đồ của ông cũng long đong, có lần bị biếm làm Giang châu Tư mã, về già tuy làm chức Hình bộ thượng thư, nhưng chẳng được giao cho trách nhiệm gì cả, và ông tự trào ông rằng: “Nguyệt bổng bách thiên, quan nhị phẩm, triều đình cố ngã tác nhàn nhân” (Lương tháng trăm ngàn, quan nhị phẩm; triều đình mướn tớ để ngồi không). Rốt cuộc trong hoạn đồ ông chỉ thực hiện được một phần nhỏ chí hướng, tức hồi ông làm thứ sử Hàng Châu, đắp được một con đê ngăn nước, thành hồ Tiền Đường rồi đưa nước vào ruộng giúp nông dân. Khi từ biệt Hàng Châu, ông làm hai câu thơ: “Duy lưu nhất hồ thủy, dữ nhữ cứu hung niên” (Chỉ còn lưu lại một hồ nước, để cứu các người năm hạn hán).


Vì không thực hiện được lý tưởng, nên về già ông sinh chán đời, nghiên cứu đạo Phật, giao du với một vị tăng ở Hương Sơn, tên là Như Mãn, tự xưng là Hương Sơn cư sĩ, suốt ngày ngâm thơ, uống rượu, lại tự hiệu là Túy ngâm tiên sinh. Văn thơ của ông đều tinh luyện mà bình dị, có khi cực kỳ huy hoàng (như những bài Trường hận ca và Tì bà hành) và luôn luôn cảm động. Ông nổi tiếng nhất là về thơ, sáng tác rất nhiều, có tới 3,800 bài vừa thơ vừa từ, không ai sánh kịp! Bạch Hương Sơn thi tuyển chép rằng: Khi ông làm xong một bài thơ, thường đọc cho một người vú già nghe, người đó không hiểu chỗ nào thì ông sửa lại chỗ đó, nhờ vậy thơ ông rất phổ biến, đàn bà trẻ con đều thích đọc. Đó là một đặc sắc của ông.

Duới đây là bài văn nói về thú vui uống rượu của ông: (Xem Phụ chú 1)

ĐỖ PHỦ, tự Tử Mỹ, hiệu Đỗ-lăng bố-y và lại xưng là Thiếu-lăng dã-lão, thi tiến sĩ không đỗ, làm quan thời Đường minh Hoàng. Sau cuộc loạn An Lộc Sơn, vua Túc Tôn cho làm chức Tả thập di, rồi bỏ quan về nhà. Sau theo Nghiêm Vũ sang đất Thục, làm chức Viên-ngoại-công. Trong ba người nổi tiếng thơ, hầu như Đỗ Phủ ít ca tụng rượu như Lý Bạch và Bạch Cư Dị, nhưng ông lại chết vì... say rượu.
(Hình: Đỗ Phủ)

Chỉ có vài bài thơ của ông đề cập đến chất men nồng, như trong “Ngày Xuân nhớ Lý Bạch”:

“Bao giờ rượu ngọc một bình,
“Cùng nhau ta uống, bàn rành văn thơ
“Có vò rượu cũ của nhà nấu thôi,
“Nếu cho tiếp rượu cùng vui,
“Gọi ông hàng xóm sang ngồi chén luôn.
“Uống xong một cuộc tan ngay nghìn sầu.

Bài thơ sau đây, chứng tỏ nhà thơ họ Đỗ không phải là một người mê rượu, hết mình cho rượu:

“Xuềnh xoàng mâm chén, chợ xa,
(Khách đến)

Chỉ trong bài “Lạc nhật”, có lẽ Đỗ Phủ mới thấm thía cái thần diệu “lãng quên đời” của thần ma men:

“Rượu kia ai chế ra mày

(Hình: Patrick Ricard một trùm rượu của thế giới, chủ hàng chục nhãn hiệu lừng danh như Chivas Regal, Jameson, Martell, Seagram Gin, Ricard, Dubonet, Ramazzotti, Havana Club, Austin Nichols...)

VƯƠNG BỘT, tự là Tử An, 6 tuổi đã biết làm văn, đỗ cao, tính rất kiêu ngạo. Qua thành Nam xương, uống rượu say tỉnh dậy làm một lèo bài tựa Đằng Vân Các, nổi tiếng là thiên tài. Đây có thể là kiểu mẫu một bài phú viết theo thể biền ngẫu, không có vần, nhưng rất trọng luật đối. Dùng chữ rất cầu kỳ và nhiều điển tích khiến những người thông cổ học cũng phát ngán. Có thể nói ba phần tư bài là điển tích. Hai câu tuyệt diệu:

“Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
“Thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc

nổi tiếng đến nỗi người sau có đặt chuyện rằng Vương Bột thích nó quá, hồi chết đuối ở Nam Hải khi đi thăm cha là Vương Đạt làm quan ở Giao chỉ (Việt Nam ngày nay) bị đắm thuyền, thỉnh thoảng những đêm trăng thanh gió mát, còn hiện hồn lên ngâm hoài nó, đến khi có một văn nhân đi thuyền qua, nghe thấy, chê câu trên thừa chữ “dữ”, câu dưới dư chữ “cộng”, thì tiếng ngâm mới tuyệt hẳn.

Sử sách Trung Hoa còn đề cập đến một nhân vật kỳ lạ tên là CHU BÁ NHÂN. Suốt cuộc đời, thời gian tỉnh rượu của người này là... ba ngày. Hán cao tổ Lưu Bang nhân lúc rượu say túy lúy chém rắn trắng khởi nghĩa lập nên được cơ nghiệp nhà Hán mấy trăm năm... Ngày hội yến ở Hồng-Môn, Phàn Khoái lấy giáo cắt thịt mà ăn, thi nhau vừa uống rượu vừa đấu gươm. Thời Thịnh Đường (713-765), Trương Húc tự Bá Cao, có tiếng viết chữ thảo tốt, mỗi khi say rượu, dúi đầu vào nghiên mực mà viết thành chữ cực tốt, người ta gọi là Trương-điên. Trong tuyển tập Đường thi của Trần trọng Kim có trích bài thơ của Trương Húc “Đào hoa khê” (Khe Đào hoa: đi tìm động tiên ở Khe Đào Hoa), không thấy có hơi hướm tí gì về rượu.

Còn Lưu Linh sống vào đời Tấn, tự Nguyễn Lãng, tên chữ là Bá Luân, một trong bảy ông hiền ở Trúc Lâm, một tay phóng lãng theo đạo Lão, rất thích rượu, vợ con can mà chẳng bao giờ nghe, được tặng là Túy Thánh. Có làm bài Tửu đức Tụng.
*
Người Việt chịu ảnh hưởng của Nho gia, nên kẻ có học ngày xưa được coi thuộc dân lịch lãm thời phải biết uống rượu, làm thơ, đánh đàn, chơi cờ (cầm, kỳ, thi, tửu)... Uống rượu nhiều được phong tặng là đệ tử Lưu Linh. Chính vì vậy mà các nhà văn, nhà thơ trước đây của chúng ta thường có những bài nhuốm mùi men rượu là thế.

Sử Việt đề cập chuyện vua Đinh tiên Hoàng vì say rượu bị Đỗ Thích ám sát lúc đang ngủ. Con trai lớn là Đinh Liễn cũng bị giết vào lúc đó. Chuyện xảy ra có nguyên cớ, vì một đêm Đỗ Thích nằm mơ thấy 2 ngôi sao rớt vào miệng, nghĩ mình có chân mạng Đế vương, nên sanh dã tâm giết cha con nhà Đinh.
(Hình: Bình gốm Gò Sành để đựng rượu Bàu Đá (Bình Định) trong bộ sưu tập của Vua dầu lửa John D.Rockerfeller . Nguồn: Askasia.org)

Phan Kế Bính tả “Phong cảnh Kiếp Bạc” nơi Hưng đạo vương Trần quốc Tuấn khi về trí sĩ, ngài danh tướng cũng thi tửu như mọi kẻ sĩ thời xưa:
“Theo sau một vài gã tiểu đồng.
“Khi đeo bầu rượu qua sườn núi,
“Lúc dạo cung đàn bơi giữa dòng”
“Người khôn, người đến chốn lao xao.
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
“Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
“Rượu đến gốc cây ta sẽ uống,
“Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.”
“Đại vương khi nhàn rê trượng trúc,
Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm như khuyên nhủ người đời khi ca tụng cảnh nhàn với hai câu kết đầy vẻ Lão Trang:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
(Cảnh nhàn)
Nguyễn Khuyến thì rất ỡm ờ khi mượn rượu nói dùm mình:

“Câu thơ được chửa, thưa rằng được.
“Chén rượu say rồi nói chửa say.
“Kẻ ở trên đời lo lắng cả,
“Nghĩ ra ông sợ cái ông này.”
“Mềm môi chén mãi tít cung thang.”
“Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.
“Hay ưa nên nỗi không chừa được,
“Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa.”
“Chữ dại đầu năm sổ túi ra.
“Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa
“Đàn Nha tình tính lúc lần dây
“Đem cờ vua Thích vui bè bạn
“Mượn chén ông Lưu học tỉnh say
“Khi buồn ngâm láo một câu thơ
“Co cóp làm sao được với trời
“Chép miệng lớn đầu to cái dại
“Phờ râu chịu đấm mất phần xôi
“Được thua hơn kém lưng hồ rượu
“Hay dở khen chê một trận cười
“Dựa gối bên mành toan hóa bướm
“Gió thu lạnh lẽo lá vông rơi
“Giọng tình mới nhắp chửa say sưa
“Cuộc tỉnh say say tỉnh một vài câu
“Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta,
“........................
“Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
“Chén quỳnh tương ôm ấp bầu xuân
“.......................
“Câu thơ nghĩ đắn đo chẳng viết,
“Viết đưa ai ai biết mà đưa
“Rượu ngon không có bạn hiền,
“Không mua không phải không tiền không mua”
“Hãy tung màn gượng dậy làm vui
“Tiện đây hỏi một đôi lời
“Lòng chiều khách đã xuôi xuôi thế chửa
“Đàn cầm sắt gẩy chơi lúc nữa
“Rượu hồng hoa còn chứa nữa hay không
“Nàng vâng xin cũng chiều lòng
“Có yến yến hường hường thời mới thú
“Ngồi rù uống rượu với cơm chơi
“Góp gió trăng làm bạn với non sông
(Cảm hứng 1)

“Hé miệng nói ra gàn bát sách,
(Tự trào)

“Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
(Chừa rượu)

“Rượu ngon đến bữa nghiêng bầu giốc
(Xuân hứng)

“Khi buồn chén rượu say không biết
(Túy cảm)

“Thơ Lý ngâm nga khi mở quyển
(Nhân sinh thích chí)

“Lúc hứng đánh thêm ba chén rượu
(Lão cảm)

“Nghĩ đời mà lại chán cho đời
(Ngẫu hứng)

“Mùi thế thử chơi không chếnh choáng
(Tặng bạn mở ty rượu)

“Chén chú chén anh chén tôi chén bác
(Hỏi ông phỗng đá)

Nhưng cảm động và rất chân tình là bài thơ Nguyễn Khuyến khóc người bạn đa tài, đa cảm, đa tình của mình là Dương Khuê.

“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta"

Đề cập tửu hứng trong thơ với Dương Khuê là điều không đúng chút nào. Thơ của nhà thi sĩ phong lưu tài tử này một số không nhỏ tặng hết cô ả đào này đến cô đào kia (cô Phẩm, cô Cúc, cô Ngọ, cô Cần, cô đào góa và cả khi cô đào ốm đau...). Người ta nhớ nhiều nhất bài thơ đa tình Hồng Tuyết của ông. (Hồng hồng, Tuyết tuyết. Mới ngày nào chả biết cái chi chi...). Hơi rượu trong thơ ông thoang thoảng trong vài nơi chứ không đậm nồng như ở các bài phong tình.

“Thức hay ngủ cớ sao nằm vậy
(Thăm cô đào ốm)

“Thú tiêu sầu rượu rót thơ đề
(Tài tình)

Ông thi sĩ đa tình này có một lúc tả cảnh tức cười là uống rượu với cơm:

“Nằm khểnh ngâm thơ cho vợ ngủ
(May rủi)

Nhưng khi phong cảnh hữu tình cũng biết thưởng thức men nồng để ca tụng nên thơ:

“Rượu một bầu thơ ngâm một túi
(Chơi trăng)
(Hình: Nậm rượu, sản phẩm sứ độc đáo Đại Việt - Gốm Chu Đậu)

Nói đến rượu mà quên đề cập đến Phạm Thái kể như là một thiếu sót đáng kể. Phạm Thái hiệu là Đan Phượng, thường gọi là Chiêu Lỳ, người mà Khái Hưng cảm khái viết ra truyện “Tiêu Sơn tráng sĩ”, một trang anh hùng có thể chết vì ánh mắt giai nhân Trương Quỳnh Như. Khi nhà Tây Sơn ra đánh Bắc Hà, Phạm Thái bỏ đi tu, lấy hiệu là Phổ Chiêu thiền sư. Phạm Thái sinh thời, rất thích rượu và sính thơ nhưng lại có tính ngông:

“Có ai muốn biết tuổi tên gì,
“Vừa chẵn ba mươi gọi chú Lỳ,
“Năm bảy bài thơ gầy gối hạc.
“Một vài đứa trẻ béo răng nghê.
“Tranh vờn sơn thủy màu nhem nhuốc,
“Bầu dốc kiền khôn giọng bét be,
“Miễn được ngày nào cho sướng kiếp,
“Sống thì nuôi lấy, chết chôn đi.
“Vài be rượu nhạt uống ra gì
“Thôi về tiên phật cho xong kiếp
“Đù ỏa trần gian sống mãi chi?
“Chết về âm phủ cắp kè kè
“Diêm vương phán hỏi mang gì đó:
“- Be! “
(Tự trào)

“Một tập thơ sầu ngâm đã chán
(Cảm thán)

Nhưng bài sau đây có lẽ biểu lộ tính ngông trần đời của Chiêu Lỳ hơn hết:
“Sống ở trần gian đánh chén nhè

Khi Quỳnh Như không còn ở cõi đời, Phạm Thái có làm bài thơ khóc giai nhân:
“Sầu châm chén ngọc rượu không hơi
“.................................
“Oanh ru bên trướng giấc hoa nồng
“Say tỉnh hồn mai nhớ lại mong”
“Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.”

"Ruợu say rồi cỡi trâu.
“Cỡi trâu thế mà vững,
“Có ngã cũng không đau.”
“Ai tỉnh cho ta chịu tiếng say.
“Buồn ruột cho nên men phải nhấp,
“Dở mồm nào biết giọng là cay.
“Bạn cùng quỉ dẫy chi cho bận,
“Vui với ma men thế cũng hay.
“Ngất ngưởng hai tay vơ đũa chén,
“Đố ai đã được cái say này.
“Rượu ba chung, tiêu sái cuộc yên hà
“Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.
“Dở duyên với rượu không từ chén,
“Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời.
“Cờ sẵn bàn sơn, xe ngựa đó,
“Đàn còn phím trúc, tính tình dây.
“Ai say, ai tỉnh, ai thua được,
“Ta mặc ta, mà ai, mặc ai.
“Một túi thơ vui hoa nguyệt nguyệt hoa
“Vui cùng phong nguyệt một bầu thơ
“Mặc kệ người chê, mặc kệ khen.
“Ngó lại hàng rào hương cúc lộn,
“Trông ra cửa sổ bóng trăng chen.
“Vào vòng cương tỏa chân không vướng,
“Tới cuộc trần ai, áo chẳng hoen.
“Cứ những ai hay tình thú ấy,
“Có chăng Bành trạch với Thanh Liên.
“Buồn đốt lò vàng hương nhạt khói

Nhà thơ họ Phạm cũng chẳng ở cõi đời lâu. Ông chết lúc 35 tuổi.

Còn TRẦN TẾ XƯƠNG, ông Tú đất Vị Xuyên, tôi yêu ở chỗ ông ví von những “tật xấu” của các anh đàn ông là những cái lăng nhăng “quấy phá” chúng ta.

“Một trà, một rượu, một đàn bà

để khi “Ngẫu hứng”:

“Được tiền thì mua rượu,
(Ngẫu hứng)

Tú Xương tự trào là kẻ “cao lâu thường ăn quịt, thổ đĩ lại chơi lường”, nhưng ta thấy cũng ngậm ngùi cho sự bất đắc chí của ông trong bài “Say rượu”:

“Đời này thực tỉnh những ai đây?

Nhưng dẹp nỗi buồn bất chí mà vẫn đeo đuổi mộng nam nhi, có lẽ không thi nhân nào sánh được với Nguyễn công Trứ (1778-1859). Cuộc đời “lên voi xuống chó” của nhà thơ và cái hùng tâm của Uy Viễn tướng công là một gương sáng cho hậu thế. Chữ nhàn như là một thú yêu thích của NGUYỄN CÔNG TRỨ, trong đó không thể nào thiếu chung rượu:

“Thơ một túi, phẩm đề câu nguyệt lộ
(Cầm kỳ thi tửu)

“Trời đất cho ta một cái tài,
(Cầm kỳ thi tửu)

“Lưng bầu rượu say cổ kim kim cổ
(Kiếp nhân sinh)

“Hẹn với lợi danh ba chén rượu
(Thoát vòng danh lợi)

“Trót đà khuya sớm với ma men,
(Uống rượu tự vịnh)

Còn thi tài Chu Thần CAO BÁ QUÁT đất Bắc Ninh, đỗ Cử nhân năm Minh Mệnh thứ 12, làm Giáo thụ ở Quốc Oai thuộc Sơn Tây. Nổi tiếng văn hay chữ tốt, đến Vua Tự Đức phải ca tụng “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán” song không được đắc dụng vì kiêu ngạo khác đời. Năm Tự Đức thứ 8 (1854) theo Lê duy Cự làm phản, bị bắt và xử tử. Sinh thời cũng vì bất mãn cuộc đời, yếm thế nên ông mượn thơ ca tụng cảnh nhàn như trong bài “Uống rượu tiêu sầu”: Nghĩ cho kỹ, ở trên đời chỉ có uống rượu và an nhàn là hơn cả.

“Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy,“Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười“Thôi công đâu chuốc lấy sự đời“Tiêu khiển một vài chung lếu láo.“Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,“Trầm tư bách kế bất như nhàn
Thành thử chỉ có “tay chơi” mới ngâm thơ, uống rượu:
“Thú nguyệt hoa là nợ sẵn với cầm thư“Cuộc thi tửu để riêng người phong nhã(Cuộc thi tửu)

Nhà thơ nữ nổi tiếng bạo dạn có một không hai trong văn thơ VN là HỒ XUÂN HƯƠNG cũng có lần đề cập đến chén rượu:

“Canh khuya văng vẳng trống canh dồn“Trơ cái hồng nhan với nước non“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn(Nên câu tuyệt diệu)


Sang đến thế kỷ 20, Việt Nam ta có một số thi sĩ nổi danh đã coi rượu như một người tình không thể thiếu, trong đó có Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu.

văn chương lẫn rượu nồng đến nỗi người bạn Tú Mỡ Hồ trọng Hiếu phải làm thơ nói về ông:
“Rượu thơ mình lại với mình,
“Khi vui quên cả cái hình phù du.
“Trăm năm thơ túi rượu vò.
“Nghìn năm thi sĩ tửu đồ là ai?
(Còn chơi)
“Công danh sự nghiệp mặc đời
“Bên thời be rượu, bên thời bài thơ.
(Tản Đà xuân sắc, 1953)
Nhà thơ núi Tản sông Đà yêu

“Từ khi Hiếu xuất thế,
“Vẫn nhớ cảnh thiên tiên:
“Bữa cơm thường phải rượu,
“Nhưng túi lại rỗng tiền.
*“Liền xoay nghề văn chương,
“Viết bừa bán phố phường.
“Thơ chạy tha hồ uống,
“Say khướt suốt đêm trường.
*“Rượu ngon thức nhắm ngon.
“Giọng văn lại càng giòn;
“Khối tình con, tình lớn,“Giấc (mộng) lớn, mộng con.
(Trời đày Nguyễn Khắc Hiếu - Giòng nước ngược I)
Nhưng để công bằng với bạn, Tú Mỡ cũng “nói xấu” về mình:
“Có một anh,
“Biếng lười như hủi.
“Cờ bạc như tinh,
“Rượu chè như quỉ.
“Trai gái như ranh.
(Xoay hòn đất)
“Tom chát quanh năm vài bốn bận,
“Say sưa mỗi tháng một đôi ngày
“Tính vui trò chuyện cười như phá,
“Lòng thẳng căm hờn nói toạc ngay
(Tự thuật)
Riêng Hàn Mặc Tử mô tả hơi rượu trong thơ rất khác đời, cho ta cái cảm giác của một khúc phim kinh dị quái đản:
“A ha hả! say sưa chê chán đã
“Ta là ta hay không phải là ta?
“Có gì đâu, cả thể với cao xa,
“Như cội rễ của trăm nguồn đạo hạnh.
“Hớp rượu mạnh, máu càng hăng sức mạnh.
“Ôi điên rồ! khoái lạc đến ngất ngư.
“Thương là thương lòng mình giận chưa nư
“Hồn vội thoát ra khỏi bờ trí tuệ.
(Siêu thoát)
(Hình: mộ Hàn Mạc Tử)
“Còn đây! còn đây! tiếng rượu hú ma
“Từ thuốc phiện thu nhập khí mồ hoa
“Ứ, tội chi ta không vào địa ngục
“Đặng xin nốt ngọc oan ương thề thốt,
“Giam chung thân mà sáng quá thiên đường
“Đặng ngủ nhờ một đêm với Xuân-Hương
"Baudelaire! Người là Vua Thi sĩ!
“Cho xin trụm bao nhiêu mùi thi vị
“Phà hơi lên, truyền nhiễm thấu trần ai
(Ăn mày)
“Rạng mai có kẻ đi về đấy!
“Ôi! Người say rượu chết nằm queo!
“Ngọc sương nức nở tan thành lệ!
“Hơi rượu say nồng vẫn quyện theo!
(Người say rượu)
Có thể nói tình bạn của người xưa đậm nồng trong chung trà chén rượu, nên Ưu Thiên Bùi Kỷ cũng chẳng khác gì Nguyễn Khuyến khi nhớ đến người bạn đã qui tiên:
“Ta cùng bác quen nhau đã lâu,
“Khi thơ lưng túi, rượu lưng bầu.
“Trời đất yêu ta, ta ở lại,
“Non sông nhớ bác, bác đi đâu?
(Viếng bạn)
Riêng nhà thơ Đỗ huy Nhiệm lại có một nỗi nhớ khác bên ly rượu:

“Buồn ở đâu theo tối xuống rồi,
“Đã tràn u ám cả hồn tôi
“Đang ngồi say khướt bên ao vắng
“Thơ thẩn nhớ người không nhớ tôi.
...
“Qua đã say rồi, nay lại say,
“Rượu vơi, buồn vẫn lẩn đâu đây.
“Nghiêng hồ tôi rót cho đầy chén
“Để giữ người yêu hết trọn ngày.
*
“Nàng chỉ thăm tôi những lúc buồn,
“Khi hồ đầy rượu, buổi hoàng hôn,
“Lúc hồn chuếnh choáng say say ấy
“Rồi lại quay về tận cuối thôn.
....

“Chiều nay nàng đến trong ly rượu
“Tôi uống vơi vơi hết cả nàng.
“Tôi uống dặt dè từng hớp một,
“Sợ mai nàng bận chẳng buồn sang.
*
“Trăng đã lên cao. Rượu cạn rồi,
“Cả nàng đã đẫm cả hồn tôi.
“Ngày mai rượu hết nghiêng hồ rỗng
“Vét chút hương còn ép sát môi.

(Say - Tiểu thuyết thứ 5)


Cũng là Say ta thấy trong Mê Hồn Ca của Đinh Hùng có một âm điệu quyến rũ lạ lùng:
“Ta bắt em cười, nói, bắt em say,
“Ta đòi lấy mảnh linh hồn bỡ ngỡ.
“Ôi! ly rượu em dâng toàn huyết đỏ,
“Ta uống cùng dòng lệ chảy đêm xưa
(Ác mộng - MHC)
“Ôi gác ca lâu, rèm buông, lửa đỏ!
“Ôi mộng xuân lả lướt những đêm tình!
“Cốc rượu hồng, hy vọng sáng rung rinh,
“Mùi son phấn khác gì hương trinh bạch?
(Hương trinh bạch - MHC)
Nhắc đến Đinh Hùng thế nào chúng ta cũng phải liên tưởng đến Vũ hoàng Chương, ông anh rể của Đinh Hùng. Các nhà phê bình văn học cho Vũ hoàng Chương là một thi sĩ tài hoa, một phù thủy của âm thanh, vần điệu. Đậu Tú tài Pháp, bỏ học Luật đi làm công chức hỏa xa rồi dạy học. Tuy tây học, nhưng ông lại uyên thâm về nho học và nhiều thi phẩm của nhà thơ đã được dịch ra ngoại quốc. Cái độc đáo về tác phẩm đầu tay của Vũ hoàng Chương là tập “THƠ SAY” (Xuất bản 1940) đã biểu lộ tài năng thiên phú của tác giả.

Đời ông là những cơn say. Ông say men tình, men rượu, say ánh đèn vũ trường và sau này say cả nàng Phù Dung. Trong “Đời Vắng Em Rồi” chỉ có hai câu đủ diễn tả hết mối tình, và người ta nhớ đến ông nhiều nhất qua hai câu nổi tiếng này:
“Em ơi lửa tắt, bình khô rượu
Đời vắng em rồi, vui với ai?
Bài “Chén Rượu Đôi Đường” thì đậm mùi cay đắng:
“Nhưng đêm nay dịu quá
“Không trăng có hề chi!
“Say sưa tràn miệng cốc
“Cùng nâng hãy uống đi
“Trùng lai đâu dễ hẹn kỳ
“Đò ngang một chuyến chắc gì mai sau
“.................................
“Giờ đây chia đôi ngả
“Sông nước càng tiêu sơ
“Hồn men cay như quế
“Hồn men đắng như mơ.
“Đắng cay này chén tiễn đưa
“Uống đi, uống để say sưa ngập lòng.
*
“Cạn đi và lại cạn
“Say rồi gắng thêm say 
“Bao nhiêu mơ mà đắng
“Bao nhiêu quế mà cay
Đắng cay trút xuống bàn tay
“Nắm tay lần trót, thuyền quay mũi rồi
*
“Thuyền anh đi thôi nhé
“Xa nhau dần xa nhau
“Tôi về trên lưng ruợu“Đến đâu thì đến đâu
“Có ai say để quên sầu
“Lòng ta lảo đảo càng sâu vết buồn.
Trong “Lá Thư Ngày Trước” là một tiếc nuối xa xưa:
“Rượu chẳng ấm, mưa hoài, chăn chiếu lạnh,
“Chút hơi tàn leo lét ngọn đèn khuya
“.................................
“Say đã gắng để khuây sầu lẻ gối,
“Mưa mưa hoài, rượu chẳng ấm lòng đau.
Thi sĩ hết than thở rượu chẳng ấm, lại còn chê bai đắng nghét để nỗi phải réo gọi đến tên nguời yêu:
“Trăng của nhà ai, trăng một phương,
“Nơi đây rượu đắng, mưa đêm trường.
“Ờ đêm tháng sáu, mười hai nhỉ
“Tố của Hoàng ơi hỡi nhớ thương
(Tháng sáu mười hai)

* *
Phải nói văn học VN chúng ta còn rất nhiều thi nhân mang rượu vào thơ. 
Riêng lãnh vực văn xuôi, người viết xin chọn hai truyện trong Cổ tích Thần thoại của Việt Nam. Một mô tả về sự việc vô tình bị đút lót mà thần thánh phải sửa đổi cả luật lệ. 
Trước tiên là chuyện Triệu Nhan được cải số:
“Triệu Nhan năm 19 tuổi, gặp Quản Lạc xin bói tương lai, Quản Lạc nói: “Nhà ngươi có sống lâu đâu mà phải bói cho vô ích”. Nhan xin Quản Lạc có kế nào sống lâu hơn, chỉ giùm. Năn nỉ mãi, Quản Lạc cầm lòng chẳng được, chỉ: “Mai vào giờ Ngọ, ngươi đem rượu và khô nai theo, vô rừng phía Đông, thấy hai ông già ngồi đánh cờ, ngươi cứ quỳ đó, dưng khô và hầu rượu cho hai ông ăn uống. Chừng hai ông đánh xong, ngươi lạy hai ông xin cứu, mà đừng nói ta chỉ”.
Triệu Nhan nghe lời, mai sáng đem rượu ngon, khô nướng vô rừng, đi tới phía đông, quả thấy hai ông già tóc râu đều bạc, đương ngồi bên gốc cây đánh cờ. Triệu Nhan không nói chi, bước lại quỳ, rót rượu, bày khô ra. Hai ông đánh cờ đang mê, thấy khô thấy rượu, ăn một miếng nhắm một ly, hết ly này tới ly khác, hết miếng nọ tới miếng kia. Chừng xong, sắp ra đi, thì Triệu Nhan sụp lạy xin cứu mạng. Hai ông già đó một ông là Nam Tào, giữ bộ sanh, còn một ông là Bắc Đẩu,giữ bộ tử. Hai ông giở sổ ra coi thì số Triệu Nhan sống tới mười chín tuổi thôi. Nhưng mà lỡ thọ rượu, khô của người, bèn lấy viết thêm cho chữ cửu ở trước, thành cửu thập cửu, chín mươi chín tuổi. Biết Quản Lạc chỉ, dặn Nhan về nói lại, lỡ một lần thì thôi, chớ sau còn lậu thiên cơ thì phải tội.”

Chuyện thứ hai là sự tích “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. (Một chuyện cổ tích VN mà tác giả quá cố Lưu quang Vũ đã phóng tác thành kịch. Một trong các vở kịch của họ Lưu có nội dung bài bác, đả phá chế độ CS. Cả gia đình Lưu quang Vũ đã chết trong một tai nạn xe cộ, mà thủ phạm của thảm kịch người ta cho là nhà cầm quyền CS... Mới đây, CS Hà nội mang vở kịch này ra trình diễn tại hải ngoại, đã gặp sự tẩy chay chống đối mãnh liệt của người Việt tị nạn CS, vì người ta cho rằng CSVN đã sửa đổi lại nội dung cho ứng hợp với sự tuyên truyền có lợi cho chế độ Hà nội:
(Hình Lưu Quang Vũ) 
“Hồn Trương Ba da hàng thịt” (Xem Phụ Chú 2)
(Bốn nàng Nam kỳ miền Tây "dzô! dzô!" đâu có thua thằng Tây... say nào đâu!)

Nhưng luận về Rượu tôi nghĩ không ai qua mặt được Kim Dung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ khi cho Tổ Thiên Thu dạy cho Lệnh Hồ Xung nghệ thuật uống rượu của một tửu đồ. Dưới đây là đoạn xuất hiện của Tổ Thiên Thu gặp gỡ Lệnh Hồ Xung: (Xem Phụ Chú 3)

* *
Để tạm kết, từ lâu tôi vẫn ngưỡng mộ bài thơ Hồ Trường của Nguyễn bá Trác, một bài thơ trước đây đã có nhiều ngộ nhận sai lạc về tên tác giả, cũng như một vài câu trong đó. Mới đây tháng 11-1998, Tạp chí Thế Kỷ 21, có nhận được một cuốn băng cassette do chính ái nữ của nhà thơ thực hiện, trong đó có bài Hồ Trường. Hy vọng đây là bài thơ đúng với nguyên tác nhất:
HỒ TRƯỜNG

Đại trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường
Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương
Trời nam nghìn dặm thẳm
Non nước một màu sương
Chí chưa thành, danh chưa đạt
Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc
Trăm năm thân thế bóng tà dương
Vỗ gươm mà hát
Nghiêng bầu mà hỏi
Trời đất mang mang ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường!
Ta biết rót về đâu
Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy xiết sinh cuồng loạn
Rót về Tây phương, mưa phương Tây từng trận chứa chan
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá giương
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như
cuồng.
Nào ai tỉnh, nào ai say
Lòng ta ta biết, chí ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây.


HoTruong. Tho:Nguyễn Bá Trác. Giong Ngam: Tôn Nữ Lệ Ba  (Xem bên dưới)



Sau bài này, có lẽ tôi cũng theo lời “xúi dại” của các ngài bác sĩ để ra chợ ôm về một chai rượu vang và mỗi buổi hoàng hôn trong mắt em “vô một ly” cho bữa cơm chiều, biết đâu tuổi già sẽ tránh nhiều bệnh tật.

Thiết Trượng
(Cuối năm con cọp, đầu năm 1999)

Phụ Chú:
(1)
Túy Ngâm Tiên Sinh
Ngâm tiên sinh là người quên cả họ và tên, quan tước, làng mạc, hồ đồ mình không biết là ai nữa.
Làm quan ba mươi năm, gần già, lui về ở đất Lạc Hà. Chỗ ở có năm, sáu mẫu ao, vài nghìn cây tre với vài chục gốc cây cối. Lầu gác sân tường đủ cả mà nhỏ. Tiên sinh an tâm mà ở đấy. Nhà tuy nghèo, không đến nỗi đói rét, tuổi tuy già chưa đến nỗi lẩm cẩm. Tính thích rượu, hay nghe đàn, hay ngâm thơ. Phàm những khách đàn, thơ rượu, chơi bời với nhau rất nhiều.
Ngoài sự chơi đó, đem lòng mộ đạo Phật, học thấu các phép tiểu thừa, trung thừa, đại thừa, cùng với nhà sư núi Trung Sơn làm bạn "không môn", với Vi Sở làm bạn sơn thủy, với Lưu Mộng Đắc làm bạn thơ, với Hoàng Phủ Minh làm bạn rượu. Mỗi khi gặp nhau thì vui vẻ mà quên về.
Gần Lạc thành trong ngoài sáu bảy mươi dặm, phàm chỗ nào có chùa chiền núi non, khe suối, hoa trúc, chẳng đâu chẳng đến, nhà ai có rượu ngon, đàn hay, chẳng đâu chẳng qua, ở đâu có sách vở múa hát, chẳng đâu là chẳng xem.
Tự khi ở Lạc Xuyên, có người mời đi ăn tiệc đâu, thường thường cũng đi. Mỗi khi mát trời, hoặc lúc có trăng, có tuyết, bạn bè đến chơi, tất cả là bạn hồ rượu, mở tủ sách, thơ rượu thích chí rồi vớ lấy đàn gảy một khúc "thu từ", nếu hứng nữa thì sai trẻ nhà hòa nhạc, cùng tấu một khúc "Nghê thường Võ y", nếu vui nữa thì sai con hát hát vài khúc "Dương Liễu Chi", phóng tình vui vẻ, kỳ đến say khướt mới thôi.
Đôi khi thừa hứng đi bộ sang láng giềng, hoặc chống gậy đi trong làng, hoặc cưỡi ngựa chơi chốn đô ấp, hoặc ngồi song loan chơi ngoài đồng nội. Trong song loan để một cái đàn, một cái gối, vài quyển thơ của ông Đào, ông Tạ, hai bên đầu tay song loan, treo hai hồ rượu, tìm nơi có sông núi, tùy tình dạo xem, ôm đàn dốc bầu, hết vui rồi trở về.
Như thế mười năm, trong khoảng đó ngâm thơ ước hơn nghìn bài, ngày nấu rượu ước trăm hộc, mà trước sau hơn mười mấy năm không kể. Vợ con thấy uống nhiều quá thì lo mà ngăn can hai ba lần. Tiên sinh nói: "Phàm tính người ta ít người được trung bình, tất có đam mê về một việc. Ta cũng không giữ được mực trung bình. Nếu chẳng may mà ta hám lợi, làm nên giàu có, của cải chứa nhiều, cửa nhà lộng lẫy, để mua lấy vạ làm hại cho thân mình thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta hám cờ bạc, trăm nghìn đổ đi một lúc, làm cho phá gia bại sản để đến nỗi vợ con đói rét thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta hám sự luyện thuốc, nấu cao luyện đan, để đến nỗi không thành thuật gì, có điều lầm lỡ thì làm thế nào? Nay ta không hám các sự ấy, mà chỉ thích chí ở trong cuộc rượu câu thơ, phóng túng thì phóng túng thực, nhưng có hại gì, chẳng còn hơn ba sự kia ư? Bởi thế Lưu Bá Luân thấy vợ nói mà không nghe, Vương Vô Công chơi ở làng say mà không về vậy". 
Nói đoạn, đem vợ con vào buồng nấu rượu, ngồi xổm, ngửng mặt lên hú dài một tiếng rồi than rằng: "Ta sinh ra ở trong trời đất, tài và hạnh kém cổ nhân xa, song giàu hơn Kiềm Lâu, thọ hơn Nhan Uyên, no hơn Bá Di, vui hơn Vịnh Khải Kỳ, khỏe hơn Vệ Thúc Bảo, may lắm may lắm, ta còn cầu gì nữa. Nếu bỏ cái thích của ta thì còn lấy gì mà vui lúc già!
Bèn ngâm lại một bài thơ "vịnh hoài", ngâm xong tủm tỉm cười, rồi nhắc vò rót rượu, uống vài chén cho say tít cú lỳ. Say rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại ngâm, ngâm rồi lại uống, uống rồi lại say, say với ngâm cứ lần lượt mà theo nhau.
Bởi thế mà coi cuộc đời như giấc mộng, coi phú quý như đám mây bay, màn trời chiếu đất, chớp mắt trăm năm, lúc nào cũng li bì mờ mịt, không biết cái già nó đã theo đến, chỗ mà người xưa gọi "hòa với rượu", nên tự đặt hiệu là "Tuý Ngâm tiên sinh".
Bấy giờ là năm Khai thành thứ ba, tiên sinh sáu mươi bảy tuổi, râu đã bạc, đầu hói một nửa, răng khuyết hai chiếc, mà cái vui trong thi tửu vẫn chưa suy. Ngoảnh lại bảo vợ con rằng:
"Mình ta từ nay về trước sướng rồi, còn cái mình ta từ nay về sau chưa biết vui như thế nào nữa!".
(PHAN KẾ BÍNH dịch - Việt Hán văn khảo - Nam Ký 1938)
(2)Hồn Trương Ba da hàng thịt
Năm thứ hai niên hiệu Long Thụy vua Thánh Tông nhà Lý, tại làng Cổ Liêu huyện Đường Hào, có người thuộc dòng dõi ba đời tu nhân tích đức là Trương Ba tính hay uống rượu đánh cờ.
Trương Ba đánh cờ rất cao, nổi tiếng là thiên hạ vô địch. Nghe đồn bên Trung Hoa có một cụ già Như Kỵ cũng nổi tiếng cao cờ, Trương Ba đi sang kết làm anh em rồi đem về cùng nhau ở trong một cái am bảy năm.
Một hôm Trương Ba bảo Như Kỵ:- Người hạ giới không ai dám đánh cờ với chúng ta, nghe nói trên trời có vua Đế Thích đánh cao cờ lắm. Phải chi được đánh với ông một bàn để xem thắng bại thế nào thì thú biết là bao.Nói đoạn hai người ngả bàn cờ ra đấu. Thấy Như Kỵ bị nước bí sắp thua, Trương Ba đắc ý vỗ đùi bôm bốp, tợp hai ba ngụm rượu rồi nói:- Ván này thì đến Đế Thích cũng không thể gỡ được.Như Kỵ đang suy nghĩ nát óc, bỗng có một ông già gầy yếu, mặc áo rách, đội nón gỗ, từ ngoài chống gậy vào, đứng xem, mách giùm cho mấy nước. Thế cờ chuyển ngay lại. Trương Ba bị thua, thất kinh tỉnh hẳn cơn chuếnh cháng hơi men, bụng bảo dạ:- Mình xưa nay chưa gặp địch thủ, thế mà ông già này lại có những nước xuất quỷ nhập thần quá mức, chắc ông không phải người trần, âu mình thử xin đấu một ván xem sao.Nghĩ rồi, Trương Ba cùng Như Kỵ khẩn khoản mời ông già ngồi đánh. Ông già đồng ý để Trương Ba và Như Kỵ một bên, lại chấp cả đôi xe và cho bọn Trương Ba đi trước.Bọn Trương Ba thấy vậy thất kinh rồi, và càng thất kinh hơn, bàn cờ mới đi mấy nước đã không sao thắng được. Trương Ba xin chịu thua và nhẩy xuống sụp lạy:- Tôn ông ở đâu mà cao cờ đến thế, xin cho được biết quý tính danh để làm học trò, nghe dạy bảo.Ông già cười đáp:- Lão đây là kẻ quê mùa ở thôn dã, sao các ông lại tưởng lầm như vậy.Trương Ba thưa:- Cứ như kẻ hèn này trộm nghĩ, tôn ông chẳng phải người phàm tục, xin tôn ông lượng thứ.Ông già dùng dằng hồi lâu nói:_ Trong lúc đánh cờ, các ông bỗng nhắc đến tên tôi, nên tôi mới lại đây. Thôi thì tôi cũng chẳng giấu làm gì, tôi chính là Đế Thích ở Thiên cung thứ 33 trên Thượng giới đây.Hai người nghe nói, sợ hãi, phục xuống lạy 5 lạy, đoạn dâng chuối ngọt, mía thơm lên.Đế Thích cảm lòng thành, lấy trong tay áo ra, tặng cho mỗi người hai nén hương trầm đàn và giáng châu, rồi bảo:- Các ông nên cất kỹ, phòng khi tai nạn, cứ đốt hương này lên, tức khắc tôi đến cứu.Nói rồi bay lên mây đi mất.Sau đó Như Kỵ trở về Trung Quốc.Còn Trương Ba khi bị bệnh nặng lại quên phứt lời ông già dặn, mãi sau khi chết một trăm ngày, vợ ông vào nhà quét dọn, thấy hai nén nhang mới đem ra đốt trước bàn thờ.Khói hương bốc lên một lúc đã thấy một ông già bước vào hỏi:- Ông Trương Ba đâu rồi?Vợ Trương Ba sụt sùi khóc, nói:- Thưa cụ nhà tôi đã mất ba tháng mười ngày rồi.Ông già dậm chân nói:- Sao lúc tắt thở không thắp nhang lên, lại để lâu thế này, bây giờ thì làm sao cứu được.Trầm ngâm một lúc ông già hỏi:- Gần đây có người nào mới chết không?Vợ Trương Ba đáp:- Có anh hàng bán thịt mới chôn cách đây năm ngày.Ông già nghe nói bảo vợ Trương Ba dẫn đến mả ông hàng thịt, bảo lén đào lên, mở nắp quan tài ra, để ông làm phép mời quan Ba Phủ thu hồn Trương Ba cho nhập vào xác anh hàng thịt.Giây lát anh hàng thịt ngồi nhỏm dậy, ông già biến mất. Hai người mừng rỡ dẫn nhau về.Sáng sau vợ Trương Ba và anh hàng thịt sống lại dẫn nhau ra chợ. Vợ anh hàng thịt ôm lấy anh khóc kể, vợ Trương Ba ngạc nhiên mắng bảo:- Khéo chứ, chồng gì của chị mà nhận càn thế?Chị hàng thịt cãi:- Anh ấy là chồng ta, cả xóm làng biết, sao chị dám cướp nhận?Hai chị giằng co nhau. Sau việc phải đưa lên quan xử. Quan thấy lạ quá, hỏi vợ anh hàng thịt:- Chồng chị lúc sống làm nghề gì?- Dạ bẩm, làm nghề thịt lợn.Và hỏi vợ Trương Ba:- Chồng chị lúc sống làm nghề gì?- Dạ bẩm chỉ uống rượu đánh cờ.Hỏi xong, quan bảo lính đem một con lợn và một bàn cờ để giữa sân, trước hết bảo anh nọ thử làm thịt lợn thì anh này ngơ ngác không biết thọc huyết làm sao, khi bảo đánh cờ thì anh đánh rất cao, càng uống rượu vào nước cờ càng xuất sắc, không một ai địch nổi. Thử xong quan xử cho vợ anh Trương Ba nhận chồng và cấm chị hàng thịt không được nhận láo.Vì cám ơn cho hồn được nhập vào xác anh hàng thịt sống lại, Trương Ba mới làm đền thờ vua Đế Thích và quan Ba Phủ. Hiện nay tại đền ấy vẫn có một pho tượng Đế Thích và phía tả có tượng Trương Ba, trước mặt có bày một bàn cờ rất lớn.Đền thờ này linh lắm. Tục truyền sau có hai cô gái cùng là chị em ruột, lúc còn nhỏ gặp cơn giặc giã chạy sang Ai Lao, lớn lên muốn về cố hương có khấn vua Đế Thích, nếu phù cho được về nước xin phụng sự trọn đời. Khi hai cô lên đường, lạ thay tự nhiên thấy mình bỗng đi nhanh vùn vụt như bay nên chỉ một ngày đã tới làng. Hai chị vào đền lễ tạ, nhưng vừa cúi đầu khấn, ông từ đã thấy biến mất, chỉ còn bỏ lại hai mớ tóc. Dân làng thấy lạ, lấy hai mớ tóc, bỏ vào hai cái hộp để thờ và gọi là mớ tóc Đế phi tức tóc vợ vua Đế Thích vậy.”

(3) Luận về Rượu
Lệnh Hồ Xung cười nói:
- Anh em bốn bể cũng trong một nhà. Nghe lời huynh đài, tiểu đệ biết ngay huynh đài là một bậc tiền bối ở “tửu quốc”. Tại hạ đang cần thỉnh giáo, mời huynh đài xuống thuyền, không nên khách sáo.
Thư sinh từ từ bước ra xá dài tận đất nói:
- Vãn sinh này họ Tô. Ngày trước Tô Địch nghe tiếng gà gáy là dậy múa gươm. Lão nhân gia là thủy tổ của vãn sinh đó. Tên vãn sinh là Thiên Thu, ý nói thiên thu vạn tuế. Chưa hiểu tôn tính đại huynh đài là gì?
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Tại hạ họ Lệnh Hồ tên Xung.
Tổ Thiên Thu nói:
- Cái họ đã hay, cái tên lại càng hay!
Y vừa nói vừa nhảy xuống thuyền.
Lệnh Hồ Xung tủm tỉm cười nghĩ bụng:
- Ta đã mời ngươi uống rượu thì cái gì của ta ngươi chẳng khen hay?
Lệnh Hồ Xung nói:
- Tôn giá cùng tại hạ vốn chưa quen biết, mới có duyên bèo nước một lần ngửi hơi rượu đã là quấy quá. Khi nào còn dám xuống đòi uống rượu ngon của huynh đài. Cái đó không được! Nhất định không được.
Hắn rót rượu ra bát đưa cho Tổ Thiên Thu mời uống.
Tổ Thiên Thu đã ngoài 50 tuổi, da mặt vàng khè, dưới cằm lún phún mấy sợi ruâ thưa thớt. Áo quần dây dầu mỡ. Y giơ hai bàn tay tay ra thì mười đầu ngón tay, ngón nào cũng cáu ghét đen sì rất là dơ bẩn.
Tổ Thiên Thu thấy Lệnh Hồ Xung đưa bát rượu tới, y không tiện đón lấy, liền nói:
- Lệnh Hồ huynh tuy có rượu ngon mà lại không có đồ dùng tốt. Đáng tiếc! Thật là đáng tiếc!
- Dọc đường chỉ có chén sành bát đàn, Tổ tiên sinh dùng tạm vậy.
Tổ Thiên Thu vẫn lắc đầu quầy quậy:
- Không được! Nhất định không được! Lệnh Hồ huynh dùng khí cụ này uống rượu không được. Thật là đầu Ngô mình Sở, chưa hiểu cách uống rượu. Uống rượu cần nghiên cứu về đồ dùng. Uống thứ rượu nào phải dùng chén nấy. Uống rượu đất Phần phải dùng chén ngọc. Người Đường có câu thơ: Ngọc uyển thình lai hổ-phách quang. (Chén ngọc long lanh màu hổ phách). Như vậy đủ tỏ chén ngọc làm cho sắc rượu thêm phần rực rỡ.
Lệnh Hồ Xung nói:
- Chính thế!
Tổ Thiên Thu lại nói:
- Rượu trắng ở ngoài quan ải uống rất ngon nhưng đáng tiếc mùi vị không đủ thơm tho. Hay hơn hết là lấy sừng tê giác làm chén để rót rượu vào mà uống. Có như thế thì rượu mới thuần mỹ phi thường. Ta nên nhớ chén ngọc làm cho rượu thêm màu sắc, sừng tê cho rượu thêm hương vị. Cổ nhân đã quả không lầm.
Lệnh Hồ Xung trước nay chỉ thích phẩm chất hơn là vỏ ngoài. Có điều hắn chỉ kết giao với khách hào kiệt giang hồ, họ chỉ biết phân biệt rượu ngon hay rượu nhạt, cũng là khó rồi, còn ai thảo luận đến chén ngọc chung tê?
Lệnh Hồ Xung lúc này nghe Tổ Thiên Thu nói thao thao bất tuyệt thì khác nào ở trong bóng tối nhìn ra ánh sáng.
Tổ Thiên Thu nói tiếp:
- Đến như rượu bồ đào thì dĩ nhiên phải dùng chén dạ quang. Cổ nhân có câu thơ: “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi...” (Bồ đào rót chén dạ quang, Tiếng đờn đã dục lên đường mau mau). Chén dạ quang là vật trân quý hiếm có ở đời. Rượu bồ đào đã có màu hồng mà bọn nam nhi chúng ta uống vào thì không đủ hào khí. Chén dạ quang phát ra ánh sáng mới là tuyệt diệu! Rượu bồ đào rót vào chén dạ quang, lập tức màu rượu đỏ như huyết. Uống rượu cũng như uống huyết. Trong bài từ của Nhạc ngũ Mục có câu: “Tráng chí cơ xan hồ lỗ nhục, Tiếu đàn khát ẩm Hung Hô huyết”, nghĩa là: Chí khí của người tráng sĩ lấy thịt của rợ Hồ làm cơn ăn, cười nói đến khi khát nước thì uống máu giặc Hung Nô. Như vậy có phải hùng tráng không?
Lệnh Hồ Xung gật đầu lia lịa, nhưng hắn đọc sách rất ít. Hắn nghe Tổ Thiên Thu dẫn chứng bằng những câu thơ mà hắn không hiểu rõ nghĩa, chỉ lập đi lập lại câu: “Tiếu đàn khát ẩm Hung Nô huyết” mà hào khí ngất trời, trong lòng khoan khoái.
Tổ Thiên Thu lại nói:
- Còn thứ rượu ngon này là rượu tối cổ ngẫu nhiên có người đem cho, ngẫu nhiên mà uống. Nó là rượu cao lương. Thứ rượu này phải dùng chén “tước” đúc bằng đồng xanh mới là có ý cổ kính. Thứ gạo làm rượu này cũng là thật tốt, nó vừa ngọt vừa thơm, nên dùng thứ đẩu lớn mà uống mới hợp ý rượu.
Lệnh Hồ Xung nói:
- Tại hạ là kẻ lỗ mãng đã không rõ chất rượu, cũng không hiểu đồ dùng. Nghiên cứu như huynh đài thật là hiếm có.
Tổ Thiên Thu trỏ vào hũ rượu đề bốn chữ “Bách thảo mỹ tửu” nói:
- Thứ bách thảo mỹ tửu này là hái trăm thứ hoa thơm cỏ lạ ngâm vào trong rượu, nên mùi thơm phảng phất như đi chơi ngoài nội ngày xuân, khiến người ta chưa uống đã say. Uống thứ bách thảo tửu nên dùng chén cổ đằng (làm bằng cây song cổ). Cây cổ đằng phải đủ trăm năm thì mới khoét thành chén được. Uống rượu bách thảo bằng chén cổ đằng mùi thơm càng tăng lên bội phần.
Lệnh Hồ Xung nói:
- Cây sống trăm năm khó mà tìm được.
Tổ Thiên Thu nghiêm sắc mặt nói:
- Lệnh Hồ huynh nói sai rồi! Rượu bách thảo mỹ tửu so với bách niên cổ đắng còn khó kiếm hơn nhiều.
Lệnh Hồ Xung vội chữa:
- Té ra là thế! Tại hạ không hiểu. Mong tiên sinh chỉ giáo.
Tổ Thiên Thu lại nói:
- Uống thứ rượu Thiệu Hưng trạng nguyên Hồng này cần phải dùng thứ chén sành cổ mà là chén sành đời Bắc Tống, Nếu không có thì dùng tạm thứ chén của Nam Tống vậy. Dùng chén Nam Tống đã là khí thế suy kém rồi. Còn dùng đồ sành đời Minh thì nhỏ mọn quá. Uống rượu Lê Hoa phải dùng chén Phí Thúy. Lệnh Hồ huynh thử nghĩ coi trước cửa quán rượu Lê Hoa ở Hàng Châu có treo cờ xanh để ánh vào rượu Lê Hoa cho thêm vẻ huyền ảo. Nên uống rượu Lê Hoa phải dùng chén Phí Thúy là vì lẽ đó. Uống thứ ngọc lộ tửu này phải dùng chén lưu ly. Rượu ngọc lộ sủi tăm như hạt châu rót vào chén lưu ly (pha lê) để trông rõ bên trong, cho phân biệt rượu ngọc lộ với thứ rượu khác...”

Chưa kể Kim Dung còn bàn một loại rượu cực độc mà Lam Phụng Hoàng cho Lệnh Hồ Xung uống khiến Nhạc Bất Quần và chúng đệ tử phái Hoa Sơn phải thất kinh hồn vía:

“Khi dùng đỉa chuyển máu cho Lệnh Hồ Xung đã hết, Lam Phụng Hoàng của Ngũ độc giáo thấy Lệnh Hồ Xung đã tỉnh, bèn cười hỏi:
- Đỉa nước dùng nhẵn hết cả rồi! Tối nay tiểu muội đi bắt thêm ít nữa đặng sáng mai chuyển máu sang cho đại ca. Đại ca!... đại ca muốn ăn gì không? Tiểu muội đi lấy chút thức ăn cho đại ca điểm tâm nhé?
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Điểm tâm thì tiểu huynh không cần đâu, mà chỉ thích uống rượu.
Lam Phụng Hoàng nói:
- Cái đó dễ lắm! Bọn tiểu muội cất lấy được thứ rượu kêu bằng “ngũ bảo hoa mật tửu”. Đại ca thử nếm coi!
Đoạn nàng líu lo mấy câu tiếng Miêu.
Bốn cô gái vâng lệnh đi ngay.
Chỉ trong khoảnh khắc các cô đã về thuyền nhỏ lấy sang tám bình rượu, các cô mở nút bình rót rượu ra bát. Lập tức một mùi hương thơm ngào ngạt tỏa ra khắp cả khoang thuyền.
Lệnh Hồ Xung nói:
- Hảo muội tử! Thứ rượu này của muội tử cất đấy ư? Mùi thơm nặng quá, có lẽ chuyên để cho đàn bà con gái uống?
Lam Phụng Hoàng đáp:
- Phải thơm thế mới át được mùi tanh.
Lệnh Hồ Xung hỏi:
- Trong rượu có rắn độc ư?
Lam Phụng Hoàng đáp:
- Đúng thế! Rượu kêu bằng Ngủ bảo hoa mật tửu, dĩ nhiên phải dùng ngũ bảo.
Lệnh Hồ Xung hỏi: “Ngũ bảo là gì?”
Lam Phụng Hoàng đáp:
- Ngũ bảo là 5 thứ bảo bối ở trong giáo phái bọn tiểu muội. Đại ca hãy coi đây!
Nàng nói xong lấy hai cái bát không, dốc bình lên cho rượu chảy hết ra. Bỗng nghe mấy tiếng lạch cạch nhỏ của vật gì rớt xuống bát.
Mấy tên đệ tử Hoa Sơn trong thuyền vừa trông thấy đã kinh hãi bật tiếng la hoảng.
Lam Phụng Hoàng cầm bát rượu đưa đến trước mặt Lệnh Hồ Xung, chàng thấy màu rượu trong trắng như nước suối. Trong rượu có ngâm năm con trùng độc là: một con rắn đen, một con rít, một con nhện, một con bọ cạp và một con trăn nhỏ bằng đầu ngón tay.
Lệnh Hồ Xung sợ giật bắn người, hỏi:
- Sao lại lấy những con trùng độc này... cho vào rượu?
Lam Phụng Hoàng bĩu môi đáp:
- Đó là ngũ bảo, sao lại nói là “trùng độc”? Đại ca! Đại ca có dám uống không?
Lệnh Hồ Xung gượng cười đáp:
- Cái... ngũ bảo này... tiểu huynh hơi sợ một chút.
Lam Phụng Hoàng bưng bát rượu lên uống một hụm lớn rồi cười nói:
- Theo luật lệ của người Miêu tộc bên tuổi muội, đã là bạn thì phải uống rượu ăn thịt. Bạn mà không ăn không uống thì chẳng còn gì là bạn nữa.
Lệnh Hồ Xung đón lấy bát rượu nốc ừng ực vào bụng. Chàng nuốt luôn năm con trùng độc xuống. Tuy chàng lớn mật mà cũng không dám nhai tóp tép.
Lam Phụng Hoàng cả mừng thò tay ra ôm chặt lấy đầu cổ chàng rối áp má kề vào bên. Son phấn ở môi miệng nàng in thành hai vết hồng trên mặt chàng. Nàng cười nói:
- Có thế mới là hảo ca ca!
Lệnh Hồ Xung bật cười, nhưng chàng vừa đưa mắt nhìn thấy vẻ mặt sư phụ cực kỳ nghiêm trọng thì trong lòng kinh hãi, nghĩ thầm:
- Hỏng bét, hỏng bét! Mình lớn mật làm nhộn ở ngay trước mặt sư phụ cùng sư nương, nhất định sẽ bị người thống mạ.
Lam Phụng Hoàng lại rót một bát lớn có cả năm con trùng độc bưng đến trước mặt Nhạc Bất Quần. Nàng cười nói:
- Nhạc tiên sinh! Tại hạ mời tiên sinh uống rượu.
Nhạc Bất Quần thấy rượu ngâm toàn trùng độc nào rắn, nào rết, nào nhện... đã buồn nôn lại ngửi thấy mùi hương hoa nồng nặc lẫn vào thành ra một mùi khê nằng nặc khó tả. Tiên sinh không nhịn được ọe lên, cơ hồ phải mửa ra.
Tiên sinh đưa tay trái về phía Lam Phụng Hoàng đang cầm chung rượu. Không ngờ nàng vẫn không rụt tay về. Khi ngón tay sắp chạm vào lưng bàn tay nàng, Tiên sinh chợt nhớ tới câu: “nam nữ thọ thọ bất tương thân”, đột nhiên dừng tay lại.
Lam Phụng Hoàng cười hỏi:
- Tiên sinh không lớn mật bằng đồ đệ thì làm sư phụ thế nào được? Các bạn hữu phái Hoa sơn! Có ai uống chung rượu này không?
Trong thuyền im phăng phắc, không ai lên tiếng.
Lam Phụng Hoàng thở dài nói:
- Trong phái Hoa Sơn, trừ Lệnh Hồ Xung ra, không còn một mặt anh hùng hảo hán nào khác.
Bỗng có một tiếng dõng dạc cất lên:
- Đưa đây cho tại hạ uống.
Người nói câu này chính là Lâm Bình Chi. Chân chàng bị điểm huyệt không nhúc nhích được.
Lam Phụng Hoàng giương cặp lông mày lên cười nói:
- Té ra là...
Nàng mới nói được hai tiếng, Nhạc Linh San đã ngắt lời:
- Tiểu Lâm Tử! Ngươi mà uống cái “rượu con khỉ” đó vào, thì dù không bị chất độc làm cho uổng mạng, từ đây ta cũng không thèm ngó mặt ngươi nữa!
Lam Phụng Hoàng bưng chung rượu đến trước mặt Lâm Bình Chi cười nói:
- Đây! Ngươi uống đi!
Lâm Bình Chi rụt rè nói:
- Tại hạ... không uống nữa.
Chàng thấy Lam Phụng Hoàng nổi lên tràng cười rộ không ngớt, tức quá, đỏ mặt lên, nói:
- Ta không uống rượu đó chẳng phải là ta sợ chết...
Lam Phụng Hoàng cả cười ngắt lời:
- Dĩ nhiên ta biết rồi! Ngươi sợ là sợ vị cô nương xinh đẹp kia không dòm ngó đến nữa. Ta có bảo ngươi là con quỷ nhát gan đâu, ngươi chính là một hán tử đa tình! Ha ha! Ha Ha!...
Nàng chạy đến bên Lệnh Hồ Xung nói:
- Đại ca sau này sẽ tái hội!
Nàng đặt chung rượu xuống bàn, vẫy tay một cái. Rồi cùng bốn cô gái Miêu ra khỏi khoang thuyền nhảy vọt về con thuyền nhỏ.
Bỗng nghe tiếng hát du dương nổi lên. Con thuyền nhỏ xuôi dòng đi về phía đông, vượt lên trước thuyền lớn của phái Hoa sơn lao đi mỗi lúc một xa.
Nhạc Bất Quần nói:
- Đem bao nhiêu bình rượu của chúng liệng cả xuống sông!
Lao dức Nặc dạ một tiếng chạy đến bên bàn. Tay lão vừa sờ vào bình, đột nhiên lảo đảo người đi, té xuống lòng thuyền. Bình rượu vỡ tan tành.
Nhạc Bất Quần giật mình kinh hãi hỏi:
- Sao vậy?
Lao Đức Nặc đáp:
- Đệ tử trúng độc.
Nhạc Bất Quần tỉnh ngộ nói:
- Bình rượu bên ngoài cũng có chất độc.
Tiên sinh phất tay áo một cái. Một luồng kình phong hất cả bình lẫn bát chén trên bàn tung qua cửa sổ rớt xuống sông hết.
Đột nhiên tiên sinh lại lợm giọng phải cố nhịn cho khỏi nôn ra.
Bỗng nghe ọe một tiếng, Lâm Bình Chi mửa thốc mửa tháo ra.
Tiếp theo chỗ này có người ho, chỗ kia có tiếng hắng giọng rồi ai nấy ôm bụng mửa ra ồng ộc. Cả Đào Cốc ngũ tiên ở bên ngoài khoang thuyền cho chí lão lái đò, thủy thủ, chẳng một ai không mửa.
Nhạc Linh San ôm bụng hỏi Lệnh Hồ Xung:
- Đại sư ca!.. Con yêu nữ đó cho... đại sư ca thuốc giải hay sao mà chỉ có một mình đại sư ca là không nôn mửa?
Trong thuyền này cả thảy mấy chục người, quả nhiên chỉ có một mình Lệnh Hồ Xung không mửa.
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Ta có uống thuốc giải độc gì đâu? Chẳng lẽ chén rượu độc đó lại là thuốc giải?...”









(Hình: Kim Dung và tài tử Ngọc Liên)
Blogger's note:
Hình tựa bài lấy từ phim "Cô Bạn Gia Sư"


Thêm (28 May 2019)

Chữa bệnh bằng rượu vang ở Pháp

No comments: